Thời gian gần tết nguyên đán, là thời gian xuất hiện nhiều vụ bắt giữ hàng giả hàng nhái nhiều nhất trong năm do nhu cầu tiêu dùng trong nước tăng cao. Ngoài vấn nạn hàng giả hàng nhái thì những sản phẩm gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng vẫn là mối lo lớn của các doanh nghiệp. Trong trường hợp này thì việc đăng ký bản quyền cho sản phẩm cũng là một giải pháp hữu hiệu để doanh nghiệp khảng định sản phẩm trên thị trường và tránh các hành vi sao chép ăn cắp bản quyền.
Một trong những yếu tố gây nhầm lẫn chính là kiểu dáng của sản phẩm, nên ngoài việc đăng ký nhãn hiệu thương hiệu thì doanh nghiệp nên lưu ý đăng ký độc quyền kiểu dáng công nghiệp là phần hình dáng bên ngoài của sản phẩm.
– Kiểu dáng công nghiệp và những chủ thể có quyền đăng ký
Những chủ thể là cá nhân và tổ chức dưới đây có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp như :
– Tác giả sáng tạo ra kiểu dáng công nghiệp đó với công sức và chi phí của chính mình
– Tổ chức hay cá nhân đã đầu tư kinh phí , phương tiện vật chất cho tác giả để tác giả tạo ra kiểu dáng công nghiệp theo quy định của pháp luật .
– Trong trường hợp nhiều tổ chức hay cá nhân điều đầu tư hay cùng nhau tạo ra kiểu dáng công nghiệp đó thì đều có quyền đăng ký và nếu được các bên đồng ý.
Những điều kiện cần trong bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
Điều kiện 1: kiểu dáng công nghiệp đó phải có tính mới. Để được công nhận là có tính mới thì kiểu dáng công nghiệp đó phải có khác biệt đáng kế với những kiểu dáng công nghiệp .
Điều kiện 2 : Kiểu dáng công nghiệp đó phải có tính sáng tạo có nghĩa là kiểu dáng công nghiệp đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng và so với những những kiểu dáng công nghiệp đã được công bố hoặc có đơn đăng ký sớm hơn.
Điều kiện 3 : mang tính áp dụng công nghiệp. Kiểu dáng công nghiệp đó có tính áp dụng công nghiệp khi người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng có thể dùng kiểu dáng công nghiệp đó làm mẫu để chế tạo bằng các phương pháp thủ công hoặc công nghiệp, sản phẩm có hình dáng bên ngoài trùng với kiểu dáng công nghiệp đó.
Kiểu dáng công nghiệp và những đối tượng không được bảo hộ
– Hình dáng bên ngoài của các sản phẩm do đặc tính của sản phẩm bắt buộc là phải có.
– Hình dáng của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp.
– Hình dáng của các sản phẩm không thể nhìn thấy trong quá trình sử dụng sản phẩm.
5. Hiệu lực của văn bằng bảo hộ
Bằng độc quyền về kiểu dáng công nghiệp sẽ có hiệu lực 5 năm kể từ ngày nộp đơn và có thể gia hạn hai lần liên tiếp, mỗi lần 5 năm.