ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM

+84 09.19.19.59.39

Họ tên: NGUYỄN THÀNH TỰU

Chức danh: Thạc sĩ - Luật sư - Trọng Tài Thương Mại - CEO

Điện thoại: +84 09.19.19.59.39

Email: tuulawyer@nvcs.vn

Lĩnh vực tư vấn: Đầu Tư Nước ngoài- Sở hữu Trí tuệ -M&A- Tranh chấp tại tòa.

Ngôn ngữ: Tiếng Việt - tiếng Anh

Hình thức nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế (đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài) 

Có 3 cách để chủ đơn Việt Nam đăng ký nhãn hiệu quốc tế từ Việt Nam ra quốc tế: 

  • Thực hiện đăng ký trực tiếp tại quốc gia muốn đăng ký nhãn hiệu
  • Thực hiện đăng ký thông qua hệ thống Madrid (các quốc gia thành viên của hệ thống Madrid)
  • Đăng ký nhãn hiệu Việt Nam ra nước ngoài theo vùng lãnh thổ

Các lợi ích khi đăng ký nhãn hiệu quốc tế (đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài) 

Những ưu điểm của việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu quốc tế:

  • Chủ sở hữu nhãn hiệu có thể kinh doanh, buôn bán các sản phẩm, dịch vụ của mình trên các kênh thương mại của quốc gia khác. Ví dụ: Để kinh doanh sản phẩm trên Amazon thì cần phải đăng ký nhãn hiệu tại Hoa Kỳ
  • Tránh được hành vi xâm phạm quyền, làm giả sản phẩm được đăng ký nhãn hiệu tại nước sở tại. Doanh nghiệp khi đăng ký nhãn hiệu trên các quốc gia khác trên thế giới sẽ được độc quyền sử dụng tại quốc gia mình đăng ký.
  • Có được lợi thế cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh vực
  • Có thể thu lại chi phí sử dụng nhãn hiệu thông qua việc chuyển nhượng
  • Tránh được hành vi chiếm đoạt nhãn hiệu ở các quốc gia khác. Hạn chế được các chi phí phát sinh khi giải quyết tranh chấp nhãn hiệu tại các quốc gia khác

Đăng ký nhãn hiệu quốc tế trực tiếp tại các quốc gia (nước ngoài) 

Từng quốc gia sẽ có những điều kiện riêng liên quan đến việc đăng ký nhãn hiệu cho chủ đơn là người nước ngoài tại quốc gia của họ. Nhưng về cơ bản, chủ đơn Việt Nam khi đăng ký nhãn hiệu ở nước ngoài sẽ có các điểm chung sau:

Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu quốc tế trực tiếp tại quốc gia đó (nước ngoài)

Các hồ sơ cơ bản cần chuẩn bị bao gồm:

  • Mẫu nhãn hiệu cần đăng ký bảo hộ
  • Danh mục các sản phẩm/dịch vụ sử dụng nhãn hiệu (bằng tiếng Việt và tiếng Anh)
  • Giấy xin hưởng quyền ưu tiên (nếu có)
  • Giấy ủy quyền

Một số quốc gia xây dựng các quy định pháp luật theo nguyên tắc first to use (lần đầu sử dụng) trong việc bảo hộ nhãn hiệu. Nên cần lưu ý quyền ưu tiên trong việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, quyền sở hữu và đăng ký nhãn hiệu tại các nước này sẽ được ưu tiên cho người dùng nhãn hiệu đầu tiên chứ không phải người nộp đơn đăng ký đầu tiên như Việt Nam. Vì lý do đó, khi nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại các quốc gia như vậy cần chuẩn bị thêm các loại giấy tờ sau:

  • Các nhãn hiệu đã được sử dụng (use in commerce)
  • Có dự định sử dụng nhãn hiệu (intent to use)
  • Có dự định sử dụng nhãn hiệu trên đăng ký  nhãn hiệu tại nước ngoài (intent to use based on existing foreign registration)
  • Có dự định sử dụng nhãn hiệu trên cơ sở đơn đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài (intent to use based on pending foreign registration)

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại các quốc gia riêng lẻ 

Việc nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu về cơ bản đều trải qua các giai đoạn: Thực hiện nộp đơn – Thẩm định hình thức đơn – Công bố đơn – Thẩm định nội dung đơn – Cấp văn bằng bảo hộ hoặc thông báo từ chối

Thời hạn xử lý đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

- Khoảng 12 đến 24 tháng tùy thuộc vào quốc gia đăng ký

Phân loại nhãn hiệu:

  • Tất cả các quốc gia đề sử dụng bảng phân loại quốc tế Ni – xơ làm cơ sở phân nhóm xác định phạm vi đăng ký và cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu.
  • Một số quốc gia áp dụng cách thức đăng ký nhãn hiệu 1 đơn đăng ký chỉ dành riêng cho một nhóm hàng hóa hoặc dịch vụ, ví dụ như Myama,…
  • Còn đa số các quốc gia khác trên thế giới đều chấp nhận 1 đơn có thể đăng ký cho nhiều nhóm hàng hóa dịch vụ sử dụng nhãn hiệu

Thời hạn nhãn hiệu được bảo hộ:

- Hầu hết các nước đều bảo hộ nhãn hiệu với thời hạn văn bằng bảo hộ có hiệu lực trong 10 năm và được phép gia hạn

Đăng ký nhãn hiệu quốc tế thông qua hệ thống Madrid 

  • Đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo hệ thống Madrid đang ngày càng được lựa chọn nhiều hơn vì dễ dàng trong việc thực hiện thủ tục, tiết kiệm nhiều thời gian và chi phí cho người nộp đơn…
  • Hệ thống Madrid là hệ thống đăng ký nhãn hiệu quốc tế thuộc Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), được văn phòng quốc tế quản lý. Hệ thống Madrid tạo điều kiện thuận lợi cho việc đăng ký nhãn hiệu đa quốc gia cùng lúc. Hệ thống này được điều chỉnh theo 2 văn bản pháp luật là: Thỏa ước Madrid và Nghị định thư Madrid.

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu theo hệ thống Madrid: 

  • Bản sao tờ khai yêu cầu cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (trong trường hợp nộp đơn theo Nghị định thư Madrid)
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (đối với tổ chức đăng ký)
  • Hộ chiếu bản sao công chứng (đối với cá nhân)
  • Mẫu nhãn hiệu đăng ký (đã đăng ký tại Việt Nam)
  • Danh mục hàng hóa, dịch vụ sử dụng nhãnh hiệu
  • Giấy ủy quyền (nếu có)
  • Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó từ người khác
  • Giấy tờ chứng minh quyền ưu tiên (nếu có yêu cầu)
  • Giấy cam kết sẽ sử dụng nhãn hiệu tại các quốc gia (với các nước Ireland, singapore, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ)

Các bước đăng ký nhãn hiệu quốc tế dựa trên đơn cơ sở tại Việt Nam:

B1: Kiểm tra khả năng đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

- Cá nhân, tổ chức muốn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu quốc tế dưới hình thức này thì nên thực hiện tra cứu khả năng đăng ký nhãn hiệu trước. Để tránh rủi ro nhãn hiệu bị từ chối vì lý do gây nhầm lẫn với đơn đăng ký hoặc nhãn hiệu được bảo hộ trước đó.

- Sau khi đảm bảo nhãn hiệu không gây nhầm lẫn. Chủ đơn có thể thực hiện nộp đơn đăng ký nhãn hiệu của mình tại Văn phòng quốc tế của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) thông qua Cục sở hữu trí tuệ tại Việt Nam.

B2: Chuẩn bị giấy tờ nộp đơn sau khi có kết quả tra cứu nhãn hiệu khả thi

Thời gian từ ba đến năm ngày làm việc kể từ khi nhận đủ thông tin và tài liệu do chủ đơn cung cấp

B3: Thực hiện nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế

Đơn đăng ký sẽ được nộp thông qua Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam đến Văn phòng quốc tế. Cục SHTT có trách nhiệm thẩm định và chuyển đơn đến cho văn phòng quốc tế trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn hợp lệ

B4: Theo dõi tiến trình đơn đăng ký nhãn hiệu

- Nếu trong thời hạn không quá 2 tháng kể từ ngày nộp đơn, tổ chức WIPO nhận được đơn đăng ký thì ngày nộp đơn quốc tế được tính là ngày nộp đơn tại Việt Nam. Trường hợp quá thời hạn 2 tháng thì ngày nhận đơn tại văn phòng quốc tế sẽ được chọn là ngày nộp đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu.

WIPO sẽ tiến hành thẩm định đơn về mặt hình thức, sau đó sẽ phiên dịch sang ngôn ngữ khác, đồng thơi công bố trên công báo sở hữu công nghiệp. Đơn này sau đó sẽ được gửi cho cơ quan đăng ký nhãn hiệu của các quốc gia thành viên được chủ đơn đăng ký bảo hộ. Thời hạn thẩm định nội dung là 12 – 18 tháng để các quốc gia xem xét đơn đăng ký. Nếu quá thời hạn quy định mà các quốc gia không phản hồi thì nhãn hiệu sẽ đương nhiên được bảo hộ tại các quốc gia đó.

B5: Nhận kết quả nộp đơn đăng ký nhãn hiệu

Chủ đơn hoặc đại diện ủy quyền của chủ đơn nhận thông báo và kết quả từ WIPO và bàn giao lại cho chủ đơn

5) Đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo vùng lãnh thổ

Ở một số địa điểm, khu vực cụ thể có mối liên hệ về một trong các mặt kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội. Các quốc gia trong khu vực này hình thành các khối liên minh để hợp lực phát triển. Vì vậy người nộp đơn ở các quốc gia khác có thể đăng ký nhãn hiệu tại các vùng lãnh thổ này để được bảo hộ tại các nước thành viên của tổ chức đó. Ví dụ: Liên minh châu Âu, các tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất,…

Cách thức đăng ký nhãn hiệu tại Liên minh Châu Âu

Cơ quan tiếp nhận đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu: Văn phòng sở hữu trí tuệ của liên minh châu Âu, trụ sở được đặt tại Tây Ban Nha

Điều kiện về chủ thể nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại liên minh châu Âu:

  • Cá nhân, tổ chức là thành viên hoặc cư trú hoặc có trụ sở tại một trong các quốc gia trong Liên minh châu Âu
  • Cá nhân, tổ chức là thành viên, cư trú hoặc có trụ sở tại một trong các quốc gia là thành viên trong công ước Paris hoặc hiệp định TRIPs
  • Việt Nam la thành viên của Công ước Paris và Hiệp định TRIPs vì vậy mà các cá nhân, tổ chức Việt Nam nếu có mong muốn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Liên minh châu Âu thì có thể thực hiện nộp đơn tại EUIPO

Đăng ký nhãn hiệu tại liên minh Châu Âu cần chuẩn bị hồ sơ gì?

  • Đơn đăng ký nhãn hiệu
  • Thông tin của người nộp đơn
  • Mẫu nhãn hiệu
  • Hàng hóa, dịch vụ cần đăng ký
  • Giấy ủy quyền
  • Phí và lệ phí

*Lưu ý:

- Đơn đăng ký nhãn hiệu tại liên minh châu Âu có thể được thể hiện bằng một trong 23 ngôn ngữ chính thức của cộng đồng (được coi là ngôn ngữ thứ nhất)

- Trong đơn người nộp phải tuyên bố chọn một trong năm ngôn ngữ: Ý, Pháp, Anh, Đức, Tây Ban Nha (được coi là ngôn ngữ thứ 2)

- Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu tại Liên minh châu Âu: mười năm kể từ ngày nộp đơn và được phép gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn mười năm

Các câu hỏi thường gặp

Chi phí đăng ký nhãn hiệu quốc tế có nhiều không?

-> Chi phí đăng ký nhãn hiệu mỗi nước là khác nhau và thường không cố định chung. Chủ đơn đăng ký sẽ phải trả lệ phí riêng theo mức của từng quốc gia quy định, và chi phí đăng ký quốc tế thường sẽ cao hơn nhiều lần so với Việt Nam.

Khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu quốc tế thì nhãn hiệu sẽ được bảo hộ trên toàn quốc gia có đúng không?

Nhãn hiệu khi đăng ký bảo hộ chỉ có hiệu lực trong phạm vi quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đăng ký bảo hộ chứ không được bảo hộ trên phạm vị toàn bộ các quốc gia trên thế giới.

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu quốc tế mất bao lâu?

Thông thường việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sẽ kéo dài trong khoảng từ 12 tháng đến 24 tháng tùy vào thủ tục thẩm định của

LIÊN HỆ

Hotline: 0916.303.656 (Gọi​ ngay đ​ể​ đ​ư​ợc​ tư​ vấ​n miễn​ phí)

Email: luatsu@nvcs.vn 

Website: https://nvcs.vn/

 https://www.linkedin.com/company/nvcs-firm/

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY
DỊCH VỤ LIÊN QUAN
ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM

ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM

có 3 cách để chủ đơn Việt Nam đăng ký nhãn hiệu quốc tế từ Việt Nam ra quốc tế: Thực hiện đăng ký trực tiếp tại quốc gia muốn đăng ký nhãn hiệu
QUY ĐỊNH VỀ NHÃN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU

QUY ĐỊNH VỀ NHÃN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU

Trường hợp thể hiện xuất xứ hàng hóa trên nhãn hàng hóa xuất khẩu, nội dung ghi xuất xứ hàng hóa tuân thủ quy định: Tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu tự xác định và ghi xuất xứ hàng hóa của mình bảo đảm trung thực, chính xác, tuân thủ các quy định pháp luật về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu,
KHÁCH HÀNG TIÊU BIỂU
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Để lại địa chỉ email của bạn để nhận những tin tức cập nhật về luật mới nhất

Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay cho chúng tôi