Đóng

Tiếng Việt   /   English

Đóng
Tìm kiếm Menu

ĐÒI TIỀN CẤP DƯỠNG NUÔI CON – HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA VIỆC KHÔNG THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM CẤP DƯỠNG

  30/07/2020

  2,940 lượt xem

 

  1. Cấp dưỡng là gì?

Cấp dưỡng nuôi con là trách nhiệm của người có nghĩa vụ cấp dưỡng (có thể là cha, hoặc mẹ,..) với người được cấp dưỡng ( là con cái dưới 18 tuổi) bằng việc đóng góp một khoản tiền hoặc tài sản của mình để người được cấp dưỡng có thể đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày hoặc hàng tháng. Người có nghĩa vụ cấp dưỡng có thể là cha hoặc mẹ, người mà không trực tiếp thực hiện nghĩa chăm sóc người được cấp dưỡng (con cái) hàng ngày.

Người được cấp dưỡng bao gồm: người dưới mười tám tuổi, người trên mười tám tuổi nhưng không có khả năng lao động (ví dụ như người bị khuyết tật) hoặc người bị khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi của mình (ví dụ người tâm thần). Các đối tượng trên đều không có khả năng về kinh tế để tự nuôi bản thân mình, cần người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật dạy dỗ và chăm sóc. Như vậy, cha, mẹ đều là người đại diện theo pháp luật của con nên việc cấp dưỡng là đương nhiên theo quy định Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.

  1. Mức cấp dưỡng

Cấp dưỡng nuôi có sau khi ly hôn là nghĩa vụ đương nhiên của cha hoặc mẹ; pháp luật  không phân biệt người trực tiếp nuôi con có khả năng kinh tế hay không, người có nguồn kinh tế cao hoặc thấp đều phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Căn cứ Điều 116 và Điều 117 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định cụ thể về mức cấp dưỡng như sau:

  • Theo quy đinh luật hiện hành, chưa có bất kỳ một văn bản quy định pháp luật nào có quy định cụ thể về mức tiền cấp dưỡng nuôi con là bao nhiêu. Mức cấp dưỡng khác nhau do mỗi hoàn cảnh, môi trường và điều kiện cũng như mức thu nhập của người không trực tiếp nuôi con và do các bên thỏa thuận, trên cơ sở tự nguyện. Mức cấp dưỡng cũng không được quá cao, bởi lẽ theo nguyên tắc, tiền cấp dưỡng là để người được cấp dưỡng có thể đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày hoặc hàng tháng, nên không thể quá lớn. Trên thực thế, mức cấp dưỡng thường giao động từ 01 – 03 triệu đồng/ tháng.
  • Trong trường hợp, các bên không đạt tự nguyện thỏa thuận (xung đột, tranh chấp) về mức cấp dưỡng thì có thể yêu cầu tòa án xem xét và giải quyết về mức cấp dưỡng sao cho hợp lý và hợp tình. Tòa án xét xử phải dựa theo nhu cầu thiết yếu hàng ngày hoặc hàng tháng của người được cấp dưỡng và mức thu nhập của người có nghĩa vụ cấp dưỡng.
  • Khi có lý do chính đáng để thay đổi mức cấp dưỡng để nuôi con thì các bên thỏa thuận lại mức cấp dưỡng. Lý do hợp lý để thay đổi ví dụ tăng khoản tiền sinh hoạt như: ăn, ở, mặc, học, khám chữa bệnh và các chi phí thông thường cần thiết khác. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận lại, trường hợp không đạt thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
  1. Thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng – đòi tiền cấp dưỡng khi người cấp dưỡng không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng

Theo quy định của pháp luật, cụ thể tại Khoản 2 Điều 482 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì đối với Phần bản án tuyên về “nghĩa vụ cấp dưỡng” thì  phải được thi hành ngay dù được kháng cáo, khiếu nại, kháng nghị, kiến nghị theo quy định của pháp luật. Việc thi hành nghĩa vụ cấp dưỡng được khuyến khích tự nguyện thực hiện. Trường hợp người có nghĩa vụ không tự nguyện thực hiện, thì bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật.

  • Làm sao để có thể đòi tiền cấp dưỡng trong trường hợp người cấp dưỡng không thực hiện nghĩa vụ của mình?

Trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ của mình thì có thể yêu cầu thi hành án.

Để yêu cầu thi hành án, người trực tiếp nuôi con hoặc người giám hộ cho con phải nộp hồ sơ yêu cầu cấp dưỡng cho con và nộp tại Chi cục thi hành án huyện hoặc Cục thi hành án tỉnh có trụ sở cùng địa bàn với Tòa án ra bản án, quyết định về cấp dưỡng.

Hồ sơ yêu cầu cấp dưỡng bao gồm:

  1. Bản án hoặc quyết định của Tòa án có ghi nhận về cấp dưỡng
  2. Đơn yêu cầu thi hành án dân sự. Hoặc có thể trình bày bằng lời nói trực tiếp để cơ quan thi hành án lập biên bản.
  3. Tài liệu chứng minh người có nghĩa vụ cấp dưỡng đang có tài sản để thi hành như: bảng lương; tài sản hiện hữu như nhà cửa hoặc xe hoặc tiền trong ngân hàng.
  • Lưu ý: 
  • Thời hiệu yêu cầu thi hành án là 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.
  • Nếu bản án, quyết định Tòa án ấn định thời hạn thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cụ thể thì thời hiệu yêu cầu thi hành án là 05 năm tính từ ngày nghĩa vụ cấp dưỡng đến hạn.
  • Nếu bản án, quyết định ghi nhận việc cấp dưỡng thực hiện định kỳ (theo tháng, quý, năm,…) thì thời hiệu 05 năm được áp dụng cho từng định kỳ, kể từ ngày đến hạn thực hiện cấp dưỡng.
  • Quá thời hạn nêu trên thì không còn quyền yêu cầu thi hành án cấp dưỡng.
  1. Cưỡng chế thi hành án

Người có nghĩa vụ cấp dưỡng có thời gian 10 ngày tính từ ngày nhận được quyết định thi hành án, để tự nguyện thi hành cấp dưỡng.

Nếu hết thời gian trên mà không tự nguyện thi hành hoặc theo yêu cầu của người có quyền thì người có nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ bị cưỡng chế thi hành án theo cách thức sau đây:

Chấp hành viên thực hiện cưỡng chế thi hành án cấp dưỡng bằng cách trừ vào thu nhập của người phải thi hành án (như tiền lương, tiền công,..v.v). Mức cao nhất được trừ vào tiền lương, tiền công, lương hưu, trợ cấp là 30% tổng số tiền được nhận hàng tháng, trừ trường hợp đương sự có thỏa thuận khác. Đối với các thu nhập khác thì căn cứ vào thu nhập thực tế của người phải thi hành án, nhưng phải đảm bảo điều kiện sinh hoạt tối thiểu của người đó và người con theo quy định của pháp luật. Thời gian thực hiện cưỡng chế thi hành án phụ thuộc vào phương thức cấp dưỡng (định kỳ hay một lần) và thu nhập của người có nghĩa vụ cấp dưỡng.

  1. Hậu quả pháp lý của việc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng

Nếu người có nghĩa vụ từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng thì sẽ bị xử phạt hành chính như sau:

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi: Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật;

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp đã có bản án, quyết định của Tòa án nhưng trì hoãn thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng trong trường hợp có điều kiện thi hành án.

Ngoài ra, người có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi trên mà còn vi phạm, thì có thể bị phạt tù đến 02 năm.

Nếu đã có bản án hoặc quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật và đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định mà vẫn không chấp hành dù có điều kiện thi hành hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì có thể bị phạt tù đến 05 năm.

Khoản tiền cấp dưỡng là vô cùng quan trọng, nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng. Chính vì vậy, trường hợp người có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình sẽ gây ra hậu quả vô cùng to lớn. Thủ tục đòi tiền cấp dưỡng là một thủ tục khá phức tạp, bởi việc chứng minh tài sản và nguồn thu nhập của người có nghĩa vụ là một điều rất khó khăn. Trường hợp bạn đọc gặp vấn đề liên quan, nên nhờ Luật sư có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này để được tư vấn.

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

KHÁCH HÀNG TIÊU BIỂU

 
  • Client 10
  • Client 9
  • Client 8
  • Client 7
  • Client 6
  • Client 5
  • Client 4
  • Client 3
  • Client 2
  • Client 1

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

 

Để lại địa chỉ email của bạn để nhận những tin tức cập nhật về luật mới nhất

Đóng

  ĐẶT HẸN TƯ VẤN

NVCS

© Copyright 2013 by NGUYEN VA CONG SU | All rights reserved.

BCT
  GỌI NGAY 09.16.30.36.56