Mục Lục
Kiểu dáng công nghiệp là gì?
Kiểu dáng công nghiệp được hiểu là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này (khoản 13 Điều 4 Luật SHTT 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 và 2019).
Sản phẩm được hiểu là đồ vật, dụng cụ, thiết bị, phương tiện, hoặc bộ phận dùng để lắp ráp, hợp thành các sản phẩm đó, được sản xuất bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp, có kết cấu và chức năng rõ ràng, được lưu thông độc lập.
Ví dụ: Kiểu dáng công nghiệp có thể là hình dáng của lon bia, là hình dáng của thùng đựng bia, hay sự thiết kế logo của sản phẩm bia
Đăng ký kiểu dáng công nghiệp là việc chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp thực hiện hoạt động nộp hồ sơ xin cấp bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam theo trình tự và thủ tục của pháp luật Việt Nam.
Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có thời hạn 05 (năm) năm kể từ ngày nộp đơn (nếu được cấp bằng) và được gia hạn tối đa 02 (hai) lần, mỗi lần 05 (năm) năm. Như vậy, tối đa bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp được sử dụng là 15 (mười lăm) năm.

nguôn: internet, bảo vệ kiểu dáng công nghiệp
-
Điều kiện để một kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ?
Một kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
– Có tính mới: Nghĩa là kiểu dáng công nghiệp đó phải có khác biệt đáng kể so với những kiểu dáng công nghiệp đã bị bộc lộ công khai trước đó. Vì vậy, chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp không nên bộc lộ kiểu dáng công nghiệp của mình dưới bất kỳ hình thức nào, như: giới thiệu sản phẩm, thử nghiệm sản phẩm, đưa sản phẩm vào hoạt động kinh doanh của mình.
– Có tính sáng tạo: Được hiểu rằng kiểu dáng công nghiệp đó phải không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng. Thẩm định viên của Cục sở hữu trí tuệ đối với đơn kiểu dáng công nghiệp được hiểu là người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng.
– Có khả năng áp dụng công nghiệp: Được hiểu là có thể dùng kiểu dáng công nghiệp đó làm mẫu để chế tạo ra hàng loạt sản phẩm đồng nhất bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công.
Lưu ý:
Văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho một chủ thể đối với một kiểu dáng công nghiệp, trường hợp có nhiều chủ đơn nộp đơn yêu cầu bảo hộ cùng một kiểu dáng thì Cục SHTT chỉ được cấp cho kiểu dáng công nghiệp có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp bằng độc quyền kiểu dáng cộng nghiệp. Trường hợp có cùng có ngày ưu tiên hoặc cùng ngày nộp đơn sớm nhất thì các chủ đơn phải thoả thuận xem ai là người được cấp; nếu không thoả thuận được thì các đối tượng tương ứng của các đơn đó đều bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
Chính ví vậy, cần phải thực hiện việc đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp sớm nhất có thể, để tránh mất quyền lợi của chủ sở hữu.

nguồn : internet, bảo vệ kiểu dáng công nghiệp
-
Trình tự, thủ tục đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
- Để đăng ký kiểu dáng công nghiệp, cần phải chuẩn bị:
-Tờ khai (đơn) yêu cầu cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp được soạn theo mẫu do Cục SHTT ban hành;
-Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp;
-Bộ ảnh chụp hoặc bộ ảnh vẽ của kiểu dáng công nghiệp đăng ký;
-Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác (Giấy chứng nhận quyền thừa kế, Giấy chứng nhận hoặc Thỏa thuận chuyển giao quyền nộp đơn, Hợp đồng giao việc, hoặc Hợp đồng lao động);
-Tài liệu xác nhận quyền sở hữu nhãn hiệu, nếu đăng ký kiểu dáng công nghiệp có chứa nhãn hiệu;
-Giấy ủy quyền (trường hợp nộp đơn thông qua ủy quyền)
-Bản sao đơn đăng ký đầu tiên hoặc tài liệu chứng nhận trưng bày tại triển lãm, nếu trong đơn có yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên theo Điều ước quốc tế;
-Tài liệu xác nhận quyền sở hữu kiểu dáng công nghiệp (nếu có);

nguồn : internet, bảo vệ kiểu dáng công nghiệp
3.2 Quy trình đăng ký
Bước 1: Xác định đối tượng đăng ký: Đầu tiên cần xác định đối tượng muốn đăng ký có thuộc phạm vi bảo hộ của kiểu dáng công nghiệp hay không?
Bước 2: Phân loại và tra cứu kiểu dáng công nghiệp: Việc phân loại và tra cứu sẽ giúp chủ đơn đánh giá được khả năng đăng ký trước khi quyết định nộp đơn đăng ký.
Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký: Sau khi tra cứu và kết luận KDCN có khả năng đăng ký, chủ đơn sẽ tiến hành chuẩn bị hồ sơ đăng ký theo thông tin bên dưới
Bước 4: Nộp đơn đăng ký KDCN: Việc nộp đơn đăng ký sẽ được ưu tiên sớm nhất để tránh việc kiểu dáng bị mất tính mới và có ngày ưu tiên sớm nhất
Bước 5: Theo dõi đơn đăng ký: Đơn đăng ký KDCN sẽ có các giai đoạn thẩm định khác nhau nên chủ đơn hoặc tổ chức đại diện cần chủ động theo dõi cho đến khi có được thông báo cuối cùng
Bước 6: Nhận quyết định cấp văn bằng hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ:
Bước 7: Nộp phí cấp văn bằng và nhận giấy chứng nhận đăng ký kiểu dáng công nghiệp
-
Lệ phí đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Để đăng ký kiểu dáng công nghiệp, người nộp đơn phai nộp các khoản phí và lệ phí quy định (tại Thông tư số 22/2009/TT-BTC ngày 04/02/2009 của Bộ Tài chính), bao gồm các khoản sau (chưa bao gồm phí dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp) gồm:
-
Quá trình xét duyệt đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp của Cục SHTT
Sau khi người nộp đơn tiến hành việc nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt nam, Cục SHTT sẽ tiếp nhận đơn và đơn này sẽ được trải qua các giai đoạn sau:
Giai đoạn thứ nhất: Thẩm định về mặt hình thức: Trong vòng 1 tháng kể từ ngày nộp đơn, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ đưa ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, hoặc quyết định từ chối đơn về mặt hình thức.
Giai đoạn thứ 2: Sau 02 tháng kể từ ngày có quyết định đơn hợp lệ, Cục SHTT sẽ công bố đơn kiểu dáng công nghiệp này trên công báo Sở hữu công nghiệp để bất kỳ 1 bên thứ 3 nào đều có thể nghiên cứu, xem xét, tiến hành phản đối cấp văn bằng bảo hộ nếu phát hiện quyền và lợi ích của mình bị ảnh hưởng nếu đơn được cấp bằng độc quyền.
Giai đoạn thứ 3: Thẩm định nội dung trong vòng 7 tháng kể từ ngày công bố đơn. Nếu đơn đáp ứng được những điều kiện bảo hộ: tính mới, tính sáng tạo, và có thể áp dụng sản xuất công nghiệp thì Cục SHTT quyết định cấp bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp.
Thời gian trên có thể kéo dài tùy thuộc vào đơn đăng ký có được chủ đơn hoặc bị Cục SHTT yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn hay không, có thuộc trường hợp cần thời gian để trả lời phản đối cấp của bên thứ ba hoặc dự định từ chối của Cục SHTT hay không. Thời gian thực tế có thể kéo dài lên tới 13 tháng
Quá trình thẩm định được mô tả ngắn gọn và cụ thể thông qua hình ảnh dưới đây:

nguồn : internet , bảo vệ kiểu dáng công nghiệp
-
Lệ phí đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Để đăng ký kiểu dáng công nghiệp, người nộp đơn phai nộp các khoản phí và lệ phí quy định (tại Thông tư số 22/2009/TT-BTC ngày 04/02/2009 của Bộ Tài chính), bao gồm các khoản sau (chưa bao gồm phí dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp) gồm:
STT | Các khoản phí, lệ phí | Lệ phí (VNĐ) |
1 | Lệ phí nộp đơn | 150.000VNĐ |
2 | Phí phân loại kiểu dáng công nghiệp | 100.000/01 phân loại |
3 | Phí thẩm định đơn | 700.000VNĐ/01 đối tượng |
4 | Phí công bố đơn | 120.000VNĐ |
5 | Phí công bố từ hình thứ 2 trở đi | 60.000VNĐ/01 hình |
6 | Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ quá trình thẩm định | 480.000VNĐ/01 đối tượng |
7 | Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (nếu có); | 600.000VNĐ/01 đơn ưu tiên. |
CÔNG TY TNHH LUẬT QUỐC TẾ NGUYỄN VÀ CỘNG SỰ
Địa chỉ: Lầu 1, 170-170bis Bùi Thị Xuân, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 73 012 456 (lines 30) Fax: (028) 62 91 67 95
Hotline: 0916 303 656
Email: luatsu@nvcs.vn
Website: nvcs.vn