Khiếu nại là một trong các quyền cơ bản của công dân được quy đinh trong Hiến pháp. Khiếu nại hành chính là một phương pháp hợp pháp để cá nhân, tổ chức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi chịu tác động của các Quyết định hành chính, Hành vi hành chính và một số đối tượng khác. Nhu cầu này ngày càng trở nên phổ biến trong xu thế dân chủ hóa.
Theo quy định của Luật Khiếu nại năm 2011, khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật Khiếu nại quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền quyền xem xét QĐHC, HVHC của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong các cơ quan hành chính, nhà nước hay quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng Quyết định hoặc Hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích của mình.
Tuy nhiên, việc khiếu nại nói dễ mà khó bởi lẽ chúng ta cần phải xác định rõ được người bị khiếu nại là ai, là cơ quan nào để nộp đơn cho đúng thẩm quyền.
Luật sư tư vấn khiếu nại hành chính tư vấn thẩm quyền giải quyết khiếu nai như sau:
- Đối với các Quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước
- Chủ tịch UBND xã phường, thị trấn (gọi chung là cấp xā), thủ trưởng cơ quan thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có thẩm quyền giải quyết khiếu nai đối với quyết định hành chính, HVHC của mình, người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp;
- Chủ tịch UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với QĐHC, hành vi hành chính của mình, giải quyết khiếu nại mà Chủ tịch UBND cấp xã, thủ trưởng cơ quan thuộc UBND cấp huyện đã giải quyết nhưng còn có khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết;
- Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính,của mình, của cán bộ hay công chức do mình quản lý trực tiếp;
- Giám đốc sở và cấp tương đương thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với QĐHC, HVHC của mình hay của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp; giải quyết khiếu nại mà Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương đã giải quyết nhưng còn có khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết;
- Chủ tịch UBND cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với QĐHC, HVHC của mình; giải quyết khiếu nại lần hai đối với QĐHC, HVHC của Chủ tịch UBND cấp huyện, Giám đốc sở và cấp tương đương đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.;
- Thủ trưởng cơ quan thuộc bộ, thuộc cơ quan ngang bộ, thuộc cơ quan thuộc Chính phủ có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với QĐHC, HVHC của mình hay của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp;
- Bộ trưởng có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với QĐHC, HVHC của mình hay của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp, giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết đinh HC, hành vi HC của Thủ trưởng cơ quan ngang bộ giải quyết nhưng còn có khiếu nại hoặc đã hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu mà khiếu nại chưa được giải quyết; giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định HC, hành vi HC của Chủ tịch UBND cấp tỉnh có nội dung thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của bộ hay ngành đã giải quyết khiếu nại lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết;
- Các chức danh Chánh thanh tra các cấp hay Tổng thanh tra Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ không có thẩm quyền giải quyết trực tiếp các khiếu nại hành chính.
- Đối với QĐHC, HVHC trong đơn vị sự nghiệp công lập
Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu các quyết định HC, hành vi HC của mình, của công chức, viên chức, người lao động do minh quản lý trực tiếp. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập cấp trên trực tiếp có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai đối với QĐHC, HVHC mà người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập cấp đưới đã giải quyết mà còn khiếu nại; đổi với đơn vị sự nghiệp công lập không có đơn vị sự nghiệp công lập cấp trên trực tiếp thì người đứng đầu cơ quan nhà nước quân lý đơn vị sự nghiệp công lập đó có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai. Khiếu nại đối với quyết định HC, hành vi HC của đơn vị sự nghiệp công lập do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập thi Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực là người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.
- Đối với các QĐHC, HVHC của doanh nghiệp nhà nước
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu các QDHC, HVHC của minh, của công chức, viên chức, người lao động do minh quản lý trực tiếp. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp nhà nước cấp trên trực tiếp có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai đối với QĐHC, HVHC mà người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp nhà nước cấp dưới đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại;
- Đối với doanh nghiệp nhà nước do Bộ trưởng, Chủ tịch UBND cấp tỉnh thành lập thì Bộ trưởng, Chủ tịch UBND cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai;
- Đối với doanh nghiệp nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quản lý nhà nước về Lĩnh vực kinh doanh chính của DN đó có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.
- Đối với khiếu nại quyết định kỷ luật của công chức, viên chức cơ quan nhà nước, trong đơn vị sự nghiệp công lập, người lao động trong doanh nghiệp nhà nước: thẩm quyền giải quyết khiếu nại theo quy định tại Chương IV của Luật Khiếu nại và Nghị định số 75/2012/NĐ-CP. Khiếu nại quyết định kỷ luật đối với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp nhà nước do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm thì Bộ trưởng Bộ Nội vụ là người có thẩm quyền giải quyết.
Việc khiếu nại và xác định cơ quan, cá nhân có thẩm quyền để nộp đơn khiếu nại là hết sức khó khăn. Đa số các trường hợp không được giải quyết khiếu nại bởi người nộp đơn đã gửi sai chủ thể có thẩm quyền giải quyết khiếu nại. Chính vì lẽ đó, cần phải có một Luật sư có nhiều kinh nghiệm trong việc soạn thảo và nộp đơn khiếu nại cũng như tiếp tục xử lý các vấn đề phát sinh sau này .