Đóng

Tiếng Việt   /   English

Đóng
Tìm kiếm Menu

Những loại cơ sở phải xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy (PCCC)

  24/02/2021

  9,219 lượt xem

 

Cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy phải đáp ứng các điều kiện an toàn về phòng cháy chữa cháy phù hợp với quy mô.

Một số cơ sở có quy mô kinh doanh hoặc các ngành nghề kinh doanh sau đây có phương án phòng cháy chưa chay theo nghị đinh chính phủ yêu cầu như sau:

Doanh nghiệp có quy mô :

– Có quy mô 5 tầng trở lên hoặc khối tích trên 1500m3 thì sẽ thuộc sự quản lý của Cơ quan công an.

– Còn những cơ sở có khối tích nhỏ hơn tiêu chuẩn trên thì sẽ thuộc quản lý của Uỷ ban nhân dân cấp xã.

Nội dung phương án về phòng cháy chữa cháy.

Phương án chữa cháy phải có các yêu cầu và nội dung cơ bản sau:

– Phải nêu mức độ nguy hiểm của cháy nổ và các điều kiện có liên quan đến công tác chưa cháy.

– Dự trù tình huống xấu nhất có thể xảy ra hoặc một số tình huống thường gặp có thể xảy ra và khả năng phát triển  đám cháy có thể xả ra theo các mức độ khác nhau.

– Để ra chiến thuật huy động lực lượng chữa cháy hay các phương án tổ chức chỉ huy các biện pháp kỹ thuật, chiến thuật để chữa cháy.

– Các phương án chữa cháy phải được bổ sung, chỉnh sửa và phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt .

Xây dựng và phối hợp xây dựng các phương án chữa cháy.

Phương án chữa cháy gồm có 2 loại:

* phương án chữa cháy của cơ sở

– Chịu trách nhiệm tổ chức hay lên phương án chữa cháy đối với các cơ sở hoặc các khu dân cư là chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã  và người đứng đầu cơ sở phòng cháy chữa cháy.

* Phương án chữa cháy cấp cơ quan công an

Cơ sở thuộc diện xây dựng phương án chữa cháy cấp công an có nguy cơ cao về cháy nổ.

– Chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng phương án chữa cháy của cơ quan Công an là Trưởng Công an cấp huyện, đối với các cơ sở thuộc Danh mục có nguy hiểm về cháy nổ và khu dân cư nguy cơ cao về cháy, nổ  trên địa bàn được phân công thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy;

– Trưởng phòng Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy,Công an cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng phương án chữa cháy của cơ quan Công an đối với các cơ sở còn lại thuộc Danh mục có nguy hiểm về cháy nổ.

Như vậy, đối với cơ sở có nguy hiểm cháy nổ sẽ phải thực hiện các phương án chữa cháy của cơ sở và phương án chữa cháy của cơ quan Công an.

  1. Hồ sơ đề nghị phê duyệt và thẩm quyền phê duyệt phương án chữa cháy

* Thẩm quyền phê duyệt:

– Người đứng đầu cơ sở: phê duyệt Phương án chữa cháy của cơ sở do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý đối với cơ sở thuộc phạm vi quản lý.

– Trưởng phòng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh/ Trưởng Công an cấp huyện: phê duyệt Phương án chữa cháy của cơ sở và Phương án chữa cháy của cơ quan Công an đối với các cơ sở do Cơ quan Công an quản lý được phân cấp quản lý.

Giám đốc Công an cấp tỉnh sẽ quyết định phân cấp quản lý căn cứ theo bộ máy tổ chức, biên chế, địa bàn, số lượng cơ sở.

* Hồ sơ đề nghị phê duyệt:

Các cơ sở do Cơ quan Công an quản lý phải thực hiện gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền đề nghị phê duyệt Phương án chữa cháy của cơ sở. Hồ sơ đề nghị gồm có:

– Văn bản đề nghị phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở;

– 02 bản phương án chữa cháy của cơ sở đã được người có trách nhiệm tổ chức xây dựng phương án ký tên, đóng dấu (nếu có).

Lưu ý: Phương án chữa cháy của cơ quan Công an sau khi được phê duyệt theo quy định, đơn vị trực tiếp xây dựng phương án có trách nhiệm xây dựng Phiếu chiến thuật chữa cháy và sao gửi cho cơ quan Công an có lực lượng, phương tiện tham gia trong phương án.

Hình thức nộp hồ sơ:

– Trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan có thẩm quyền;

– Trực tuyến tại Cổng Dịch vụ công của cấp có thẩm quyền

– Thông qua dịch vụ bưu chính công ích, qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc qua ủy quyền theo quy định của pháp luật.

  1. Xử phạt hành chính về xây dựng phương án chữa cháy cơ sở

Tùy vào hành vi vi phạm mà mức phạt sẽ khác nhau, cụ thể:

– Phạt tiền từ năm trăm đồng đến một triệu đồng đối với hành vi xây dựng phương án chữa cháy không đảm bảo yêu cầu;

– Phạt tiền từ một triệu rưỡi đến ba triệu đồng đối với hành vi không trình phê duyệt phương án chữa cháy;

– Phạt tiền từ  hai triệu đồng đến  5 triệu đồng đối hành vi không xây dựng phương án chữa cháy;

Lưu ý: Mức phạt tiền nêu trên là mức phạt được áp dụng đối với phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng vi phạm, mức phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

KHÁCH HÀNG TIÊU BIỂU

 
  • Client 10
  • Client 9
  • Client 8
  • Client 7
  • Client 6
  • Client 5
  • Client 4
  • Client 3
  • Client 2
  • Client 1

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

 

Để lại địa chỉ email của bạn để nhận những tin tức cập nhật về luật mới nhất

Đóng

  ĐẶT HẸN TƯ VẤN

NVCS

© Copyright 2013 by NGUYEN VA CONG SU | All rights reserved.

BCT
  GỌI NGAY 09.16.30.36.56