Đóng

Tiếng Việt   /   English

Đóng
Tìm kiếm Menu

Phân biệt dấu hiệu trùng và tương tự khi đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

  22/12/2020

  2,078 lượt xem

Phân biệt dấu hiệu trùng và tương tự khi đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Điều kiện tiên quyết khi một nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ thành công đó là nhãn hiệu hay sản phẩm đó không được trung lặp hay có những dấu hiệu gây nhầm lẫn với sản phẩm khác. Dưới đây là một số dấu hiệu gây trùng hay tương tự khi đánh giá một đối tượng trước khi đăng ký sở hữu trí tuệ.

Đối với các yếu tố sau:

– Tên thương mại :

+ Dấu hiệu gây trùng lặp như tên sản phẩm được đọc và viết bằng tiếng việt giống hoàn toàn với tên của sản phẩm đã được đăng ký bảo hộ trước đó .

+Dấu hiệu tương tự xuất hiện khi tên thương mại của sản phẩm gây nhầm lẫn với tên thương mại của sản phẩm khác đã được bảo hộ từ trước .

– Chỉ dẫn địa lý:

+ Dấu hiệu gây trùng lặp khi chỉ dẫn địa lý của sản phẩm giống với chỉ dẫn địa lý của sản phẩm khác đã đươc bảo hộ về từ ngữ, cách phát âm, phiên âm đối với chữ cái, hình ảnh hoặc ý nghĩa của biểu tượng thuọc phạm vi được bảo hộ.

+ Dấu hiệu gây nhầm lẫn khi chỉ dẫn địa lý gần giông với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ gây nhầm lẫn về nguồn gốc của sản phẩm đã được bảo hộ về chỉ dẫn địa lý.

– Kiểu dáng công nghiệp:

+ Dấu hiệu gây trùng lặp: Khi cùng dùng cho 1 loại sản phẩm, có cùng các đặc điểm tạo kiểu dáng cơ bản (được hiểu là đặc điểm tạo kiểu dáng dễ nhận biết hay ghi nhớ, được dùng để phân biệt  kiểu dáng công nghiệp này với các loại kiểu dáng công nghiệp khác. Tập hợp các đặc điểm tạo kiểu dáng cơ bản có thể bao gồm  đường nét, hình khối , sự tương quan giữa các đặc điểm hình khối hoặc đường nét,  màu sắc được xác định trên cơ sở bộ ảnh chụp/bản vẽ) và không cơ bản.

+ Dấu hiệu trùng lặp : khi kiểu dáng công nghiệp đó có ít nhất một đặc điểm cơ bản giống hoặc không khác biệt đáng kể so với kiểu dáng công nghiệp đã được bảo hộ trước đó với cùng một loại sản phẩm.

– Nhãn hiệu:

+ Dấu hiệu gây trùng lặp: Khi sử dụng dấu hiệu giống hoặc không có khác biệt đáng kể về tổng thể cấu tạo và cách trình bày của nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ tương tự hay liên quan về bản chất, tính năng, công dụng, phương thức thực hiện chức năng hay phương thức lưu thông trên thị trường  gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ.

+ Dấu hiệu gây nhầm lẫn khi sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu về cấu tạo và cách trình bày cho hàng hóa, dịch vụ tương tự hoặc liên quan với hàng hóa, dịch vụ đăng kí kèm theo nhãn hiệu về bản chất, chức năng, cách thức thực hiện chức năng, công dụng và phương thức lưu thông.

– Nhãn hiệu nổi tiếng:

+Dấu hiệu gây trùng lặp : Cách phân biệt cũng giống với dấu hiệu phân biệt của nhãn hiệu.

 

Tuy nhiên phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu nổi tiếng rộng hơn, nhiều người biết hơn nên chỉ cần có một yếu tố nhỏ có thể gây nhầm lẫn thì nhãn hiệu đăng kí đó sẽ không được bảo hộ.

+Dấu hiệu gây nhầm lẫn : Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng về tổng thể và cấu trúc và cách trình bày cho các hàng hóa, dịch vụ cùng loại.

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

KHÁCH HÀNG TIÊU BIỂU

 
  • Client 10
  • Client 9
  • Client 8
  • Client 7
  • Client 6
  • Client 5
  • Client 4
  • Client 3
  • Client 2
  • Client 1

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

 

Để lại địa chỉ email của bạn để nhận những tin tức cập nhật về luật mới nhất

Đóng

  ĐẶT HẸN TƯ VẤN

NVCS

© Copyright 2013 by NGUYEN VA CONG SU | All rights reserved.

BCT
  GỌI NGAY 09.16.30.36.56