-
Quyền tác giả là gì?
Quyền tác giả là quyền của cá nhân hay tổ chức đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu
nó (Khoản 2 điều 4 Luật Sỡ hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 và 2019).
[caption id="attachment_1746" align="alignnone" width="600"]
nguồn: internet[/caption]
-
Đối tượng bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan là những đối tượng nào?
- Đối tượng bảo hộ quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, cụ thể:
+ Tác phẩm khoa học, sách giáo khoa, văn học, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác
+ Bài giảng, bài phát biểu hoặc bài nói khác
+ Tác phẩm âm nhạc
+ Tác phẩm sân khấu
+ Tác phẩm báo chí
+ Tác phẩm điện
+ Tác phẩm tạo hình, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng.
+ Tác phẩm kiến trúc.
+ Tác phẩm nhiếp ảnh.
+ Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, sơ đồ, bản vẽ có liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình v.v.
+ Tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian
+ Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
(
Theo khoản 1 Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 và 2019)
- Đối tượng bảo hộ quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm:
+ Cuộc biểu diễn
+ Bản ghi âm, ghi hình
+ Chương trình phát sóng;
+ Tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá
(theo Điều 17 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 và 2019)
-
Căn cứ phát sinh quyền tác giả
- Quyền tác giả được xác định kể từ thời điểm tác phẩm được tạo ra và được thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định, không phân biệt chất lượng, nội dung, hình thức, ngôn ngữ, phương tiện, đã công bố hay chưa công bố, đã được đăng ký hay chưa đăng ký. (khoản 1 Điều 6 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 và 2019)
- Chính vì vậy, việc đăng ký quyền tác giả không phải là một hoạt đồng bắt buộc, ngay sau khi hoàn thành tác phẩm và mặc dù chưa tiến hành làm thủ tục đăng ký bản quyền, quyền tác giả vẫn sẽ phát sinh từ thời điểm đó.
- Tuy nhiên, việc đăng ký quyền tác giả là một hoạt động quan trọng, là bằng chứng rõ ràng, hiện hữu để thể hiện mình là chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm của mình, chống lại các hành vi sử dụng trái phép tác phẩm: sử dụng, sao chép tác phẩm đó vào mục đích thương mại
- Ngoài ra, theo Khoản 2 Điều 49 Luật sở hữu trí tuệ 2005 thì “Tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan thì không có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả, quyền liên quan thuộc về mình khi có tranh chấp, trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại.”
[caption id="attachment_1747" align="alignnone" width="600"]
nguồn: internet[/caption]
-
Đăng ký quyền tác giả là gì?
Là việc tác giả hay chủ sở hữu quyền tác giả nộp hồ sơ đăng ký tới cơ quan đăng ký để ghi nhận quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hay do mình sở hữu.
-
Thủ tục, trình tự đăng ký quyền tác giả
Căn cứ điều 49, 50 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 và 2019
Hồ sơ đang ký quyền sở hữu tác giả gồm:
- Tờ khai đăng ký quyền tác giả
b. Hai bản photo tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc hai bản photo bản định hình đăng ký quyền liên quan
- Văn bản ủy quyền của chủ sỡ hữu (nếu người nộp hồ sơ là người được ủy quyền);
- Tài liệu làm căn cứ chứng minh tư cách nộp hồ sơ (nếu người nộp hồ sơ thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa)
- Văn bản cho phép của các đồng tác giả nếu tác phẩm có đồng tác giả;
f. Văn bản cho phép của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu của các đồng sở hữu
-
Thời hạn giải quyết thủ tục đăng ký quyền tác giả
Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận hồ sơ hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả cấp Giấy chứng nhận đăng ký cho người nộp hồ sơ. Trong trường hợp hồ sơ từ chối thì Cục Bản quyền tác giả sẽ phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ
theo Điều 52 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009.
-
Lệ phí đăng ký quyền tác giả
Theo Quy định Thông tư 211/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả hay Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan có quy đinh như sau:
a. Phí nhà nước đăng ký quyền tác giả là 100.000 VND đối với các đối tượng sau:
+ Tác phẩm văn học, sách giáo khoa, giáo trình khoa học và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
+ Bài phát biểu, bài giảng và bài nói khác
+ Tác phẩm báo chí;
+ Tác phẩm âm nhạc;
+ Tác phẩm nhiếp ảnh.
b. Phí nhà nước đăng ký quyền tác giả là 300.000 VND đối với các đối tượng sau:
+ Tác phẩm kiến trúc;
+ Bản hoạ đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học.
c. Phí nhà nước đăng ký quyền tác giả là 400.000 VND đối với các đối tượng sau:
+ Tác phẩm tạo hình;
+ Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng.
d. Phí đăng ký quyền tác giả là 500.000 VND đối với các đối tượng sau:
+ Tác phẩm điện ảnh;
+ Tác phẩm sân khấu được định hình trên băng, đĩa.
[caption id="attachment_1748" align="alignnone" width="600"]
nguồn: internet[/caption]
e. Phí nhà nước đăng ký quyền tác giả là 600.000 VND đối với các đối tượng sau:
+ Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu hoặc các chương trình chạy trên máy tính
Chủ sở hữu quyền tác giả hay tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan đến quyền tác giả có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho cá nhân hoặc tổ chức khác nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan. Hồ sơ có thể được nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến trụ sở Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại TP. Hồ Chí Minh, TP. Đà Nẵng hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu liên quan cư trú hoặc có trụ sở.