Hợp đồng lao động là loại văn bản thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm, quy định nhiều điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng lao động.
Khi Hợp đồng lao động hết thời hạn hoặc trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, đôi khi tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp không được thuận lợi dẫn đến việc doanh nghiệp cần thu hẹp quy mô thì có thể thỏa thuận với NLĐ để chấm dứt hoặc có quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động khi đáp ứng các điều kiện của pháp luật.
- Luật sư tư vấn Các trường hợp chấm dứt Hợp đồng lao động
HĐLĐ sẽ bị chấm dứt khi rơi vào một trong các trường hợp sau đây:
- HĐLD hết hạn;
- Người LĐ đã hoàn thành công việc theo HĐLĐ;
- Các bên thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ;
- Người lao động đủ điều kiện về thời gian đóng BHXH và tuổi hường lương hưu;
- Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hay bị cấm làm công việc ghi trong HĐLĐ theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án;
- NLĐ chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết;
- NSDLĐ là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; hoặc NSDLĐ không phải là cá nhân bị chấm dứt hoạt động (giải thể);
- NLĐ bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy định của pháp luật lao động;
- NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ theo quy định của pháp luật lao động;
- NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ theo quy định của pháp luật lao động;
- NSDLĐ cho NLĐ thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ theo quy định của pháp luật lao động;
- NSDLĐ cho NLĐ thôi việc vì lý do kinh tế theo quy định của pháp luật lao động;
- NSDLĐ cho NLĐ thôi việc do chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật doanh nghiệp; hoặc
- NSDLĐ cho NLĐ thôi việc do sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp theo quy định của pháp luật doanh nghiệp.
Khi chấm dứt HĐLĐ với NLĐ, NSDLĐ cần đáp ứng đủ các điều kiện theo Luật định. Cụ thể: là quy định của pháp luật lao động có căn cứ cho phép NSDLĐ được quyền chấm dứt HĐLĐ với NLĐ; và NSDLĐ phải thực hiện đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật lao động quy định. Thiếu một trong hai điều kiện trên hay thiếu cả hai đều dẫn đến hệ quả là NSDLĐ đã chấm dứt HĐLĐ với NLĐ trái pháp luật và phải gánh chịu hậu quả do hành vi trái pháp luật do mình gây ra.
- Luật sư Tư vấn về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
Thứ nhất, NSDLĐ phải có một trong các căn cứ sau đây:
- NLĐ thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
- Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà khả năng lao động, đi làm lại chưa thể phục hồi trong thời gian xác định;
- Sự kiện bất khả kháng như: vì thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật bao gồm địch họa, dịch bệnh, di dời hoặc thu hẹp địa điểm sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà NSDLĐ đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc thì NSDLĐ cũng có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ với NLĐ.
- Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau khi đã hết thời hạn tạm hoãn thực hiện Hợp đồng đã được thỏa thuận xác lập trước đó.
Thứ hai, một trong những điều kiện quan trọng không kém mà NSDLĐ cần chú để tránh trường hợp đơn phương trái pháp luật là trong một số trường hợp đặc biệt, dù người có căn cứ theo quy định được nêu trên nhưng NSDLĐ vẫn không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ của mình, cụ thể:
- NLĐ bị ốm đau hoặc tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo quyết định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, trừ trường hợp NLĐ bị ốm đau, tai nạn lao động mà khả năng lao động chưa hồi phục trong một khoảng thời gian xác định được nêu ở trên;
- NLĐ đang nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng và những trường hợp nghỉ khác được NSDLĐ đồng ý;
- NLĐ nữ kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi; và
- NLĐ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.
Thứ ba, NSDLĐ phải tuân thủ thời gian báo trước, cụ thể: phải thông báo trước cho NLĐ việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ:
- ít nhất 45 ngày lịch đối với HĐLĐ không xác định thời hạn; hoặc
- ít nhất 30 ngày lịch đối với HĐLĐ xác định thời hạn; hoặc
- ít nhất 03 ngày làm việc đối với HĐLĐ theo mùa vụ hoặc HĐLĐ theo một công việc có thời hạn dưới 12 tháng hoặc trường hợp NLĐ bị ốm đau, tai nạn mà khả năng lao động chưa hồi phục trong một khoảng thời gian xác định.
- Luật sư Tư vấn về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động trong một số trường hợp ngoại lệ khác
Ngoài những căn cứ nếu trên để NSDLĐ có thể chấm dứt HĐLĐ với NLĐ thì:
- Trong trường hợp khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã thì NSDLĐ sau khi đã thực hiện phương án sử dụng lao động đúng quy định của pháp luật nhưng không thể sử dụng hết số lượng lao động trước đó, thì có quyền chấm dứt Hợp đồng lao động với NLĐ, hoặc
- Trong trường hợp Doanh nghiệp thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động (đối với BLLĐ 2019 thì chỉ cần ảnh hưởng việc làm của 01 lao động), sau khi thực hiện xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định pháp luật mà vẫn không thể giải quyết được việc làm mới cho NLĐ thì có quyền chấm dứt Hợp đồng lao động với NLĐ.
Để thực hiện đúng theo luật định và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, doanh nghiệp cần nắm rõ các quy định của Bộ luật Lao động nói riêng và các văn bản liên quan khác. Trường hợp doanh nghiệp của bạn phát sinh vấn đề pháp lý liên quan, bạn hãy liên hệ Luật Quốc tế Nguyễn và Cộng sự để được chúng tôi giải đáp và hướng dẫn các phương án cụ thể.