Đóng

Tiếng Việt   /   English

Đóng
Tìm kiếm Menu

THỎA THUẬN THANH TOÁN HỢP ĐỒNG BẰNG TIỀN ĐÔ

 

I/Pháp luật Việt Nam quy định gì về việc thanh toán Hợp đồng bằng tiền đô?

  1. Thanh toán Hợp đồng bằng tiền đô theo pháp luật Việt Nam (H3)

Theo quy định của Pháp luật Việt Nam, việc sử dụng ngoại hối trong Hợp đồng nói chung và thoả thuận thanh toán Hợp đồng bằng tiền đô nói riêng là việc làm không được phép đối với hầu hết các giao dịch. Pháp lệnh ngoại hối 2005 hay Thông tư 32/2013/TT-NHNN ngày 26/12/2013 Hướng dẫn thực hiện quy định hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam đều có quy định liên quan đến việc thoả thuận thanh toán Hợp đồng bằng tiền đô.

Cụ thể, căn cứ theo Điều 3 Thông tư 32/2013/TT-NHNN có quy định mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thoả thuận,… của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối. Trừ các trường hợp tại Điều 4 Thông tư này.

Theo đó, việc thoả thuận thanh toán Hợp đồng bằng tiền đô đối với hầu hết các giao dịch là không được phép.

Thoả thuận thanh toán tiền đô có làm hợp đồng vô hiệu?

  1. Việc thoả thuận thanh toán Hợp đồng bằng tiền đô có làm Hợp đồng vô hiệu?

Căn cứ theo Bộ luật dân sự năm 2005 quy định, việc thoả thuận thanh toán Hợp đồng bằng tiền đô sẽ vô hiệu do nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật.

Song, theo Bộ luật dân sự 2015 (luật hiện hành) đã có sự thay đổi. Căn cứ theo Điều 122 và Điều 117 Bộ luật này việc thảo thuận thanh toán Hợp đồng bằng tiền đô sẽ vô hiệu khi nội dung vi phạm điều cấm của Luật.

Theo đó, cả Pháp lệnh ngoại hối hay Thông tư 32/2013/TT-NHNN là văn bản pháp luật nhưng không phải là Luật. Các văn bản luật Việt Nam hiện tại vẫn chưa có quy định cấm nào liên quan đến việc thoả thuận thanh toán hợp đồng bằng tiền đô. Do đó, việc thoả thuận sử dụng tiền đô trong Hợp đồng sẽ không làm Hợp đồng vô hiệu theo Điểm c Điều 117 Bộ luật dân sự 2015.

Theo Nghị quyết 04/2003/NQ-HĐTP Hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong việc giải quyết các vụ án kinh tế có hướng dẫn liên quan về việc thoả thuận thanh toán Hợp đồng bằng tiền đô như sau:

Nếu trong nội dung Hợp đồng các bên đã thoả thuận giá cả, thanh toán bằng tiền đô khi một hoặc các bên không được phép thanh toán bằng tiền đô (ngoại tệ) thì Hợp đồng sẽ bị coi là vô hiệu toàn bộ do chủ thể có năng lực pháp luật, năng lực hành vi không phủ hợp với giao dịch được xác lập.

Tuy nhiên, nếu việc thoả thuận thanh toán Hợp đồng bằng tiền đô nhưng sau đó các bên có thoả thuận thanh toán bằng tiền Việt Nam hoặc việc thanh toán thực tế là bằng tiền Việt Nam thì Hợp đồng sẽ không bị xem là vô hiệu.

Về mặt thực tiễn, việc Hợp đồng vô hiệu do các bên thoả thuận thanh toán bằng tiền đô là việc rất ít xảy ra. Tuy nhiên, đó không đồng nghĩa với việc các bên sẽ không chịu bất kỳ rủi ro nào khi thoả thuận thanh toán Hợp đồng bằng tiền đô.

THAM KHẢO: CÁC TRƯỜNG HỢP HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU

II/Rủi ro khi thanh toán Hợp đồng bằng tiền đô

  1. Phạt vi phạm hành chính do thanh toán hợp đồng bằng tiền đô

Căn cứ theo Điều 23 Nghị định 88/2019/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng và Nghị định 143/2021/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung nghị định 88/2019/NĐ-CP, có quy định tuỳ theo từng trường hợp mà việc thanh toán hay thoả thuận thanh toán Hợp đồng bằng tiền đô có thể bị xử phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng – 100.000.000 đồng tuỳ theo giá trị thanh toán.

Mức xử phạt theo hai nghị định trên là mức phạt áp dụng cho cá nhân vi phạm. Đối với tổ chức vi phạm, cùng hành vi sẽ bị xử phạt mức phạt gấp hai lần, tức mức phạt đối với các doanh nghiệp vi phạm thanh toán hợp đồng bằng tiền đô có thể lên đến 200.000.000 đồng.

  1. Công chứng, chứng thực Hợp đồng thoả thuận thanh toán bằng tiền đô

Bởi pháp luật Việt Nam không cho phép thoả thuận thanh toán hợp đồng bằng tiền đô, đối với các giao dịch không được phép thực hiện bằng tiền đô nếu các bên vẫn thảo thuận thanh toán trong Hợp đồng thì Hợp đồng đó sẽ bị từ chối công chứng, chứng thực.

THAM KHẢO: HỢP ĐỒNG CẦN PHẢI CÔNG CHỨNG, CHỨNG THỰC

 

Bình luận đã bị đóng.

KHÁCH HÀNG TIÊU BIỂU

 
  • Client 10
  • Client 9
  • Client 8
  • Client 7
  • Client 6
  • Client 5
  • Client 4
  • Client 3
  • Client 2
  • Client 1

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

 

Để lại địa chỉ email của bạn để nhận những tin tức cập nhật về luật mới nhất

Đóng

  ĐẶT HẸN TƯ VẤN

NVCS

© Copyright 2013 by NGUYEN VA CONG SU | All rights reserved.

BCT
  GỌI NGAY 09.16.30.36.56