Đóng

Tiếng Việt   /   English

Đóng
Tìm kiếm Menu

Thủ tục xin giấy phép thành lập phòng khám đa khoa

Nguyễn Thành Tựu
0916.303.656

Họ tên: NGUYỄN THÀNH TỰU

Chức danh: Giám đốc – Luật sư – Trọng Tài Viên Thương mại

Điện thoại: +84 9.19.19.59.39

Email: tuulawyer@nvcs.vn

Lĩnh vực tư vấn:  Đầu Tư Nước ngoài- Sở hữu Trí tuệ -M&A- Tranh chấp tại tòa.

Ngôn ngữ: Tiếng Việt- Tiếng Anh

THỦ TỤC XIN GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG PHÒNG KHÁM ĐA KHOA

phòng khám tư nhân

Thủ tục, điều kiện, trình tự mở phòng khám đa khoa

Điều kiện Nội dung
Quy mô phòng khám đa khoa
  • Có 02 trong 04 chuyên khoa nội, ngoại, sản, nhi;
  • Phòng cấp cứu;
  • Buồng tiểu phẫu;
  • Phòng lưu người bệnh;
  • Cận lâm sàng: Có hai bộ phận xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh;
Cơ sở vật chất
– Có nơi tiếp đón, phòng cấp cứu, phòng lưu người bệnh, phòng khám chuyên khoa và buồng tiểu phẫu. Các phòng khám trong phòng khám đa khoa phải đáp ứng các yêu cầu ít nhất về diện tích như sau:
  • Phòng cấp cứu có diện tích ít nhất 12m2;
  • Phòng lưu người bệnh có diện tích ít nhất 15m2; có ít nhất từ 02 giường lưu trở lên, nếu có từ 03 giường lưu trở lên thì diện tích mỗi giường ít nhất là 05m2;
  • Các phòng khám chuyên khoa và buồng tiểu phẫu có diện tích ít nhất 10m2;
  • Có buồng thăm dò chức năng với diện tích ít nhất là 10 m2 nếu có thực hiện thăm dò chức năng
– Bảo đảm các điều kiện về an toàn bức xạ, quản lý chất thải y tế, phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật;
– Xây dựng chắc chắn, đủ ánh sáng, có trần chống bụi, tường và nền nhà  phải sử dụng các chất liệu dễ tẩy rửa làm vệ sinh;
– Bảo đảm có đủ điện, nước và các điều kiện khác để phục vụ chăm sóc người bệnh.
– Phòng chẩn đoán hình ảnh:
  • Phòng X quang, chụp cắt lớp vi tính (CT scanner), cộng hưởng từ (MRI) phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật về an toàn bức xạ;
  • Phòng siêu âm, phòng nội soi chẩn đoán được thiết kế độc lập, mỗi phòng có diện tích ít nhất là 10m2; riêng đối với nội soi tiêu hóa nếu thực hiện cả hai kỹ thuật nội soi tiêu hóa trên và nội soi tiêu hóa dưới thì phải có 02 buồng riêng biệt;
– Phòng xét nghiệm:
  • Phòng xét nghiệm phải đáp ứng các yêu cầu về giải pháp thiết kế kiến trúc và giải pháp kỹ thuật theo quy định (cơ sở trình bày các điều kiện thực tế trong hoạt động xét nghiệm: loại xét nghiệm thực hiện, điều kiện cơ sở vật chất để thực hiện xét nghiệm.. để được tư vấn cụ thể)
Thiết bị y tế
  • Có đủ thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà phòng khám đa khoa đăng ký;
  • Có thiết bị phòng hộ cá nhân theo quy định của pháp luật về an toàn bức xạ (đối với phòng chuẩn đoán hình ảnh);
  • Có đủ thiết bị xét nghiệm, dụng cụ y tế để thực hiện được ít nhất 01 trong 06 loại xét nghiệm vi sinh, hóa sinh, huyết học, miễn dịch, giải phẫu bệnh, di truyền y học.
Tổ chức
nhân sự
– Số lượng nhân viên hành nghề làm việc toàn thời gian (cơ hữu) trong phòng khám đa khoa phải đạt tỷ lệ ít nhất là 50% trên tổng số nhân viên hành nghề của phòng khám đa khoa;
– Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám đa khoa phải đáp ứng các điều kiện sau:
  • Là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề phù hợp với ít nhất một trong các chuyên khoa mà phòng khám đa khoa đăng ký;
  • Có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng. Việc phân công, bổ nhiệm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám đa khoa phải được thể hiện bằng văn bản;
  • Là người làm việc toàn thời gian tại phòng khám đa khoa;
– Người hành nghề tại phòng khám đa khoa thực hiện khám bệnh, chữa bệnh theo sự phân công của người đứng đầu phòng khám đa khoa. Việc phân công phải phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề.
– Các lưu ý:
  • Bác sỹ trực tiếp thực hiện các kỹ thuật điện tim, điện não đồ, điện cơ, lưu huyết não, siêu âm:  phải có giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của bệnh viện tuyến tỉnh trở lên;
  • Bác sỹ trực tiếp thực hiện kỹ thuật nội soi tiêu hóa: phải có giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của bệnh viện tuyến tỉnh trở lên và phải có thêm giấy xác nhận đã qua thực hành về chuyên khoa từ 18 tháng trở lên tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
  • Đối tượng thực hiện các kỹ thuật chuyên môn về chẩn đoán hình ảnh thì phải có chứng chỉ hành nghề;
  • Cử nhân X.Quang (tốt nghiệp đại học) không được kết luận chẩn đoán;
Phạm vi hoạt động chuyên môn
(mà các chuyên khoa trong phòng khám đa khoa được thực hiện)
  1. Khoa nội tổng hợp:
  • Sơ cứu, khám bệnh, chữa bệnh đối với các bệnh nội khoa thông thường, không làm các thủ thuật chuyên khoa;
  • Thực hiện kỹ thuật điện tim, điện não đồ, điện cơ, lưu huyết não, siêu âm, nội soi tiêu hóa.
  1. Khoa thuộc hệ nội (tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, nhi và chuyên khoa khác thuộc hệ nội):
  • Sơ cứu, khám bệnh, chữa bệnh đối với các bệnh chuyên khoa thuộc hệ nội;
  1. Khoa ngoại:
  • Sơ cứu, cấp cứu ban đầu về ngoại khoa;
  • Khám và xử trí các vết thương thông thường;
  • Bó bột, tháo bột gẫy xương nhỏ;
  • Mổ u nang bã đậu, u nông nhỏ;
  • Không chích các ổ mủ lan tỏa lớn.
  1. Khoa da liễu:
  • Khám bệnh, chữa bệnh các bệnh về da, bệnh phong và các bệnh lây truyền qua đường tình dục;
  1. Phòng khám chẩn đoán hình ảnh
  • Chẩn đoán X.Quang, chụp cắt lớp, cộng hưởng từ;
  • Chẩn đoán siêu âm doppler, siêu âm thường, nội soi chẩn đoán;
  • Không sử dụng thuốc cản quang tĩnh mạch tại phòng khám chẩn đoán hình ảnh;
  • Không chọc dò dưới hướng dẫn của siêu âm, không làm phẫu thuật nội soi, không soi phế quản, không làm các can thiệp X.Quang chảy máu;
  • Cử nhân X.Quang (tốt nghiệp đại học) không được kết luận chẩn đoán;
  1. Phòng xét nghiệm
  • Chỉ được thực hiện các xét nghiệm phù hợp với thiết bị xét nghiệm hiện có và năng lực thực tế của người hành nghề tại phòng xét nghiệm.
  • Các kỹ thuật chuyên môn khác do Giám đốc Sở Y tế tỉnh phê duyệt trên cơ sở năng lực thực tế của người hành nghề và điều kiện thiết bị y tế, cơ sở vật chất của phòng khám.
Điều kiện
hành nghề
1. Một người hành nghề chỉ được đăng ký chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, không được đồng thời làm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật từ hai cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trở lên.
2. Một người hành nghề chỉ được đăng ký làm người phụ trách một khoa của một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (không được đồng thời làm người phụ trách từ hai khoa trở lên trong cùng một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc đồng thời làm người phụ trách khoa của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác).
3. Người hành nghề chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thể kiêm nhiệm phụ trách khoa trong cùng một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng chỉ được phụ trách một khoa và phải phù hợp với văn bằng chuyên môn được đào tạo của người đó.
4. Người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được đăng ký làm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ngoài giờ.
5. Người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước không được đăng ký làm người đứng đầu của bệnh viện tư nhân hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp và Luật hợp tác xã, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử tham gia quản lý, điều hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có phần vốn của Nhà nước.
6. Người hành nghề đã đăng ký làm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được đăng ký làm việc ngoài giờ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác trên cùng địa bàn tỉnh nhưng tổng thời gian làm ngoài giờ không quá 200 giờ theo quy định của Bộ luật Lao động.
7. Người hành nghề đã đăng ký hành nghề tại một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì không được đăng ký làm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh khác với nơi mình đang hành nghề để bảo đảm tính liên tục, ổn định trong cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.
8. Người hành nghề đã đăng ký hành nghề ở một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh theo chế độ luân phiên cán bộ từ tuyến trên xuống tuyến dưới, khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo hoặc thực hiện kỹ thuật chuyên môn (ví dụ: hội chẩn, mổ phiên) theo hợp đồng giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì không phải đăng ký hành nghề.
Thời gian khám bệnh, chữa bệnh
(K 3 Điều 1 TT41/2015/TT-BYT)
Thời gian khám bệnh, chữa bệnh để làm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật hoặc người phụ trách khoa, phòng, bộ phận chuyên môn (sau đây gọi tắt là khoa) là thời gian trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh kể từ ngày người đó được cấp văn bằng chuyên môn (xác định từ thời điểm ký kết hợp đồng lao động hoặc có quyết định tuyển dụng) đến ngày được phân công, bổ nhiệm làm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật hoặc người phụ trách khoa, bao gồm cả thời gian học định hướng chuyên khoa hoặc sau đại học (bác sĩ nội trú, chuyên khoa cấp I, chuyên khoa cấp II) theo đúng chuyên khoa mà người đó được phân công, bổ nhiệm.
Lệ phí 6.050.000 đ/giấy phép, trong đó:
– Phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động: Phòng khám đa khoa: 5.700.000đ/lần.
– Lệ phí cấp, cấp lại giấy phép hoạt động cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: 350.000 đ/giấy
Cơ quan có thẩm quyền Giám đốc Sở Y tế địa phương
Hồ sơ Hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại hoặc điều chỉnh giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động;
b) Bản sao quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài;
c) Bản sao chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật, người phụ trách bộ phận chuyên môn và danh sách ghi rõ họ tên, số chứng chỉ, phạm vi hoạt động chuyên môn của từng người hành nghề đối với bệnh viện; bản sao chứng chỉ hành nghề của từng người hành nghề đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác;
d) Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, bản mô tả mô hình tổ chức và hồ sơ nhân sự;
đ) Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 43 của Luật này;
e) Đối với bệnh viện, ngoài các điều kiện quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản này còn phải có Điều lệ tổ chức và hoạt động, phương án hoạt động ban đầu.
Thời hạn giải quyết hồ sơ 90 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ

Cơ sở pháp lý:

LIÊN HỆ

Hotline: 0916 303 656  (Gọi​ ngay cho Ls đ​ể​ đ​ư​ợc​ tư​ vấ​n miễn​ phí)

Email: Luatsu@nvcs.vn (Chỉ​ cầ​n CLICK và​o Email và​ đ​ể​ lại​ thô​ng tin cá​ nhâ​n,  quý​ khách sẽ hoàn thành tòan bộ thủ tục pháp lý thành lập công ty trong vòng 3 ngày)

website: https://nvcs.vn/

 0919 19 59 39

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

KHÁCH HÀNG TIÊU BIỂU

 
  • Client 10
  • Client 9
  • Client 8
  • Client 7
  • Client 6
  • Client 5
  • Client 4
  • Client 3
  • Client 2
  • Client 1

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

 

Để lại địa chỉ email của bạn để nhận những tin tức cập nhật về luật mới nhất

Đóng

  ĐẶT HẸN TƯ VẤN

NVCS

© Copyright 2013 by NGUYEN VA CONG SU | All rights reserved.

BCT
  GỌI NGAY 09.16.30.36.56