Đóng

Tiếng Việt   /   English

Đóng
Tìm kiếm Menu

VAI TRÒ CỦA KIỂU DÁNG SẢN PHẨM ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VÀ CÁCH THỨC ĐỂ BẢO VỆ HIỆU QUẢ

  18/08/2020

  2,387 lượt xem

1.Kiểu dáng sản phẩm là gì?

Nền kinh tế đang phát triển liên tục, bên cạnh việc nâng cao về chất lượng, giảm giá thành thì kiểu dáng bên ngoài của sản phẩm cũng rất quan trọng. Đặc điểm chung của kiểu dáng sản phẩm là tính dễ thay đổi theo thời gian xuất phát từ mục đích tạo cảm giác mới mẻ, gây thu hút, kích thích người tiêu dùng nên các doanh nghiệp không ngừng cải tiến, sáng tạo ra những sản phẩm có kiểu dáng mới lạ, đẹp mắt trong quá trình kinh doanh. Bởi lẽ, kiểu dáng sáng phẩm là yếu tố đầu tiên để thu hút người tiêu dùng (nhìn thấy và chạm được), sản phẩm có kiểu dáng bắt mắt, độc đáo sẽ càng thu hút khách hàng hơn.

Kiểu dáng sản phẩm hay còn gọi là kiêu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm, được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc hay sự kết hợp những yếu tố đó. Xây dựng và bảo hộ Kiểu dáng công nghiệp càng thành công thì càng có giá trị đối với doanh nghiệp trong việc tiếp thị thành công một loạt sản phẩm, nâng cao hình ảnh thương hiệu của công ty. Việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp bảo đảm sự độc quyền đối với việc sử dụng chúng và là nhân tố chính trong chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp. Đồng thời, kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ có thể tạo ra nguồn thu nhập bổ sung cho doanh nghiệp thông qua việc thu phí chuyển quyền sử dụng (li-xăng) kiểu dáng cho người khác hoặc thông qua chuyển nhượng sở hữu kiểu dáng.

Để hình thành một kiểu dáng sản phẩm đặc trưng cho sản phẩm của mình, trước tiên, kiểu dáng đó phải độc đáo để tạo ấn tượng sâu sắc (cảm nhận và liên tưởng) cho người tiêu dùng. Tùy vào uy tín và mức độ lan tỏa của thương hiệu/KDCN mà sẽ định hướng người tiêu dùng chọn mua sản phẩm nào.

  1. Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Việc bảo hộ kiểu dáng sản phẩm và việc phát hiện, xử lý các hành vi xâm phạm là vô cùng quan trọng. Theo thống kê, mỗi năm Cục Quản lý Thị trường phát hiện và xử lý hàng ngàn vụ việc liên quan đến việc sản xuất và tiêu thụ hàng hóa có kiểu dáng “tương tự” của các kiểu dáng đã được đăng ký bảo hộ KDCN. Hành vi vi phạm của những đối tượng này không chỉ ảnh hương đến các doanh nghiệp làm ăn chân chính mà còn trực tiếp gây thiệt hại đến quyền lợi người tiêu dùng khi lựa chọn nhầm sản phẩm. Do đó, các doanh nghiệp cũng dần ý thức được tầm quan trọng của việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp do mình sáng tạo ra.

  1. Quy định của pháp luật Việt Nam về bảo hộ kiểu dáng sản phẩm:

Kiểu dáng công nghiệp của sản phẩm là tạo dáng bên ngoài của sản phẩm, có thể là bao góihộp đựngchai, thùng… Pháp luật SHTT Việt Nam quy định KDCN được bảo hộ nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

  • Tính mới:KDCN đó phải khác biệt đáng kể với những KDCN đã bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài. Việc xem xét tính mới của KDCN rất quan trọng, ngoài là điều kiện bảo hộ còn là tiêu chí đánh giá có sự vi phạm quyền sở hữu KDCN đã được bảo hộ hay không.
  • Tính sáng tạo:KDCN được coi là có tính sáng tạo nếu căn cứ vào KDCN đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác thì KDCN đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng. KDCN không phải là sản phẩm sao chép, bắt chước KDCN đã có mà đó phải là kết quả của sự “lao động trí óc”
  • Khả năng áp dụng công nghiệp:có thể dùng làm mẫu để sản xuất, chế tạo hàng loạt theo phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp

Quyền SHCN đối với KDCN chỉ được xác lập khi tác giả/chủ sở hữu KDCN đó thực hiện thủ tục đăng ký và được cấp văn bằng bảo hộ. Kể từ ngày có quyết định cấp văn bằng bảo hộ, chủ sở hữu KDCN có quyền ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp.

Hiện nay, đa phần các doanh nghiệp thường tiếp thị sản phẩm ra thị trường sau đó mới tiến hành làm thủ tục đăng ký KDCN, một khi đã công bố sản phẩm ra thị trường thì tình trạng bắt chước, sao chép rất dễ diễn diễn ra, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc chứng minh tính mới của KDCN. Thậm chí ở các doanh nghiệp lớn luôn chú trọng việc bảo mật các sản phẩm sở hữu trí tuệ trước khi đăng ký nhưng vẫn có khả năng bị rò rỉ thông tin, xảy ra tình trạng sao chép tràn lan và thậm chí chính doanh nghiệp có thể bị tố ngược vì bị cho rằng có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Do vậy, các doanh nghiệp phải chú trọng việc đăng ký KDCN và lưu ý vấn đề bảo mật thông tin trước khi đăng ký nhằm bảo vệ tài sản trí tuệ của mình.

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

KHÁCH HÀNG TIÊU BIỂU

 
  • Client 10
  • Client 9
  • Client 8
  • Client 7
  • Client 6
  • Client 5
  • Client 4
  • Client 3
  • Client 2
  • Client 1

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

 

Để lại địa chỉ email của bạn để nhận những tin tức cập nhật về luật mới nhất

Đóng

  ĐẶT HẸN TƯ VẤN

NVCS

© Copyright 2013 by NGUYEN VA CONG SU | All rights reserved.

BCT
  GỌI NGAY 09.16.30.36.56