
Họ tên: NGUYỄN THÀNH TỰU
Chức danh: Thạc sĩ - Luật sư - Trọng Tài Thương Mại - CEO
Điện thoại: +84 09.19.19.59.39
Email: tuulawyer@nvcs.vn
Lĩnh vực tư vấn: Đầu Tư Nước ngoài- Sở hữu Trí tuệ -M&A- Tranh chấp tại tòa.
Ngôn ngữ: Tiếng Việt - tiếng Anh
Hiện nay, thủ tục uỷ quyền về mặt pháp lý ngày càng mở rộng. Tuy nhiên, câu hỏi mà nhiều người thắc mắc rằng cá nhân uy quyền cho tổ chức, pháp nhân có hợp pháp hay không, thì trong bài viết dưới đây, NVCS sẽ giải đáp cho các bạn!
- 1. 1. Chủ thể trong quan hệ pháp luật đại diện theo ủy quyền
- 2. 2. Cá nhân uỷ quyền cho tổ chức, pháp nhân được không?
- 3. 3. Các trường hợp không được ủy quyền theo quy định pháp luật hiện hành trong quan hệ dân sự, hôn nhân gia đình
- 4. 4. Chấm dứt hoạt động đại diện theo ủy quyền
- 5. 5. Hưởng thù lao khi thực hiện việc cá nhân ủy quyền
1. Chủ thể trong quan hệ pháp luật đại diện theo ủy quyền
Chủ thể được phép tham gia với tư cách là người nhận ủy quyền chỉ có thể là cá nhân, con người cụ thể. Đây là điểm đặc biệt vì trong đời sống pháp luật có rất nhiều chủ thể khác nhau. Đó có thể là một cá nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình hoặc pháp nhân, tổ chức, nhưng người đại diện cho tất cả những chủ thể này phải là một con người có đầy đủ năng lực hành vi, năng lực pháp luật.
Người đại diện theo ủy quyền có các loại:
– Đại diện theo ủy quyền của cá nhân
– Đại diện theo ủy quyền của pháp nhân
– Đại diện theo ủy quyền của hộ gia đình, tổ hợp tác: có một điểm lưu ý là người đại diện theo ủy quyền chỉ có thể là người trong chính hộ gia đình hoặc tổ hợp tác đó.
Người được ủy quyền phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 138 Bộ Luật Dân sự 2015.
2. Cá nhân uỷ quyền cho tổ chức, pháp nhân được không?
Theo Bộ luật dân sự năm 2005, “đại diện là việc một người (sau đây gọi là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của người khác (sau đây gọi là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện” (Điều 139). Liên quan đến Người đại diện theo ủy quyền, khoản 1 Điều 143 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định “người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo uỷ quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện”.
Từ quy định này, thực tiễn ở Việt Nam theo hướng, trừ trường hợp pháp luật quy định khác, người đại diện theo ủy quyền không thể là tổ chức (pháp nhân) mà chỉ có thể là cá nhân. Vì vậy, cá nhân uỷ quyền cho tổ chức, pháp nhân là không được.
3. Các trường hợp không được ủy quyền theo quy định pháp luật hiện hành trong quan hệ dân sự, hôn nhân gia đình
Thứ nhất, đăng ký kết hôn. Theo quy định về thủ tục đăng ký kết hôn tại Quyết định 3814/QĐ-BTP thì khi đăng ký kết hôn, hai bên nam và nữ bắt buộc phải có mặt.
Thứ hai, ly hôn. Đối với yêu cầu xin ly hôn đương sự có thể nhờ luật sư hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình để làm một số thủ tục khi nộp đơn ly hôn. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 4 Điều 85 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì: Đối với việc ly hôn, đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng. Trường hợp cha, mẹ, người thân thích khác yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật hôn nhân và gia đình thì họ là người đại diện.
Thứ ba, đăng ký nhận cha, mẹ, con. Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt (khoản 1 điều 25 Luật Hộ tịch 2014).
Thứ tư, công chứng di chúc của bản thân. Theo quy định tại Điều 56 Luật công chứng 2014 thì: Người lập di chúc phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc và không được ủy quyền cho người khác yêu cầu công chứng di chúc.
Thứ năm, không được ủy quyền cho người có quyền, lợi ích đối lập với người ủy quyền tại cùng vụ việc theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 87 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015: Nếu người được ủy quyền cũng là đương sự trong cùng một vụ việc với người ủy quyền mà quyền, lợi ích hợp pháp của người được ủy quyền đối lập với quyền, lợi ích của người ủy quyền.
Thứ sáu, không được ủy quyền cho người đang được ủy quyền bởi một đương sự khác trong cùng vụ việc có quyền, lợi ích đối lập với người sẽ ủy quyền theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 87 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015: Nếu người được ủy quyền đang là đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự cho một người khác (người đã ủy quyền) mà quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự đó đối lập với quyền, lợi ích hợp pháp của người được đại diện trong cùng một vụ việc (người sắp ủy quyền).
4. Chấm dứt hoạt động đại diện theo ủy quyền
Hoạt động ủy quyền không tồn tại mãi mãi, nó chấm dứt khi xảy ra những sự kiện pháp lý nhất định. Hoạt động ủy quyền chấm dứt khi:
- Thời hạn ủy quyền đã hết hoặc công việc được ủy quyền đã được hoàn thành.
- Người ủy quyền hủy bỏ việc ủy quyền hoặc người được ủy quyền từ chối việc nhận ủy quyền. Trường hợp này quan hệ ủy quyền chấm dứt theo ý chí của các chủ thể khi xuất hiện điều kiện để các bên hủy bỏ ủy quyền hoặc từ chối việc nhận ủy quyền.
- Người ủy quyền hoặc người nhận ủy quyền chết (cá nhân), không còn tồn tại (pháp nhân); bị tòa án hạn chế năng lực hành vi dân sự; bị tòa án tuyên bố mất tích, tuyên bố chết. Khi hoạt động ủy quyền chấm dứt, mọi hậu quả pháp lý phát sinh do người được ủy quyền xác lập, thực hiện đều không có giá trị pháp lý đối với người đã ủy quyền.
5. Hưởng thù lao khi thực hiện việc cá nhân ủy quyền
Khoản 2, Điều 566 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về quyền của bên được ủy quyền: “Được thanh toán chi phí hợp lý mà mình đã bỏ ra để thực hiện công việc ủy quyền; hưởng thù lao, nếu có thỏa thuận.”
Khoản 3, Điều 567 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định: “Thanh toán chi phí hợp lý mà bên được ủy quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc được ủy quyền; trả thù lao cho bên được ủy quyền, nếu có thỏa thuận về việc trả thù lao.”
Như vậy nếu bên được ủy quyền sẽ hưởng thù lao từ bên ủy quyền sau khi kết thúc công việc ủy quyền nếu như hai bên có thỏa thuận trước.