Tư Vấn đăng ký bảo hộ quyền tác giả - tác phẩm (năm 2024)

+84 09.19.19.59.39

Họ tên: NGUYỄN THÀNH TỰU

Chức danh: Thạc sĩ - Luật sư - Trọng Tài Thương Mại - CEO

Điện thoại: +84 09.19.19.59.39

Email: tuulawyer@nvcs.vn

Lĩnh vực tư vấn: Đầu Tư Nước ngoài- Sở hữu Trí tuệ -M&A- Tranh chấp tại tòa.

Ngôn ngữ: Tiếng Việt - tiếng Anh

BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ - QUYỀN LIÊN QUAN

Dịch Vụ Tư Vấn Đăng Ký Quyền Bảo Hộ Quyền Tác Giả - Tác Phẩm Tại NVCS 

CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ NGUYỄN VÀ CỘNG SỰ (NVCS), với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn thủ tục pháp lý về quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam và quốc tế.

Với đội ngủ hơn 60 nhân sự bao gồm: Luật sư, chuyên viên pháp lý, được đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ tư vấn pháp lý lĩnh vực bảo hộ thương hiệu sẽ giúp quý khách tư vấn hồ sơ, tra cứu, tư vấn đăng ký xác lập quyền bảo hộ nhãn hiệu, bảo hộ quyền tác giả - tác phẩm , ước  tính lệ phí cho quý khách khi tiến hành đăng ký nhãn hiệu độc quyền tại Việt Nam và quốc tế.

LIÊN HỆ

Hotline: 0916.303.656 (Gọi​ ngay đ​ể​ đ​ư​ợc​ tư​ vấ​n miễn​ phí)

Email: luatsu@nvcs.vn 

Website: https://nvcs.vn

CÁC ĐỊNH NGHĨA LIÊN QUAN

  •  Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
  • Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
  • Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phư¬ơng tiện hay hình thức nào.
  • Tác phẩm phái sinh là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn.
  • Tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình đã công bố là tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình đã được phát hành với sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan để phổ biến đến công chúng với một số lượng bản sao hợp lý.

quyền bảo hộ tác giả tác phảm

 

Hướng dẫn đăng ký quyền bảo hộ quyền tác giả - tác phẩm

CÁC LOẠI HÌNH TÁC PHẨM ĐƯỢC BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ

1.   Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:

a)   Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác.

b)   Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác.

c)   Tác phẩm báo chí.

d)   Tác phẩm âm nhạc.

đ)   Tác phẩm sân khấu.

e)   Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh).

g)   Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng.

h)   Tác phẩm nhiếp ảnh.

i)   Tác phẩm kiến trúc.

k)   Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học.

l)   Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian.

m)   Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.

2.   Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ theo quy định tại khoản 1 Điều này nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.

3.   Tác phẩm được bảo hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.

4.   Chính phủ hướng dẫn cụ thể về các loại hình tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này.

QUYỀN NHÂN THÂN

Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây:

1.   Đặt tên cho tác phẩm.

2.   Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng.

3.   Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm.

4.   Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

QUYỀN TÀI SẢN

1.   Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây:

a)   Làm tác phẩm phái sinh.

b)   Biểu diễn tác phẩm trước công chúng.

c)   Sao chép tác phẩm.

d)   Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm.

đ)   Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác.

e)   Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

2.   Các quyền quy định tại khoản 1 Điều này do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện theo quy định của Luật này.

3.   Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 3 Điều 19 của Luật này phải xin phép.

CHỦ SỞ HỮU QUYỀN TÁC GIẢ

Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân nắm giữ một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật này.

CHỦ SỞ HỮU QUYỀN TÁC GIẢ LÀ TÁC GIẢ

Tác giả sử dụng thời gian, tài chính, cơ sở vật chất - kỹ thuật của mình để sáng tạo ra tác phẩm có các quyền nhân thân quy định tại Điều 19 và các quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật này.

CHỦ SỞ HỮU QUYỀN TÁC  GIẢ LÀ CỘNG ĐỒNG TÁC GIẢ

1.   Các đồng tác giả sử dụng thời gian, tài chính, cơ sở vật chất - kỹ thuật của mình để cùng sáng tạo ra tác phẩm có chung các quyền quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Luật này đối với tác phẩm đó.

2.   Các đồng tác giả sáng tạo ra tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập mà không làm phương hại đến phần của các đồng tác giả khác thì có các quyền quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Luật này đối với phần riêng biệt đó.

ĐĂNG KÝ QUYỀN TÁC GIẢ, QUYỀN LIÊN QUAN

1.   Đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan là việc tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan nộp đơn và hồ sơ kèm theo (sau đây gọi chung là đơn) cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ghi nhận các thông tin về tác giả, tác phẩm, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan.

2.   Việc nộp đơn để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định của Luật này.

3.   Tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan không có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả, quyền liên quan thuộc về mình khi có tranh chấp, trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại.

ĐƠN ĐĂNG KÝ QUYỀN TÁC GIẢ, QUYỀN LIÊN QUAN

1.   Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.

2.   Đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan bao gồm:

a)   Tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.

Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan hoặc người được ủy quyền nộp đơn ký tên và ghi đầy đủ thông tin về người nộp đơn, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc chủ sở hữu quyền liên quan; tóm tắt nội dung tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình hoặc chương trình phát sóng; tên tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn.

Bộ Văn hóa - Thông tin quy định mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan.

b)   Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc hai bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan.

c)   Giấy uỷ quyền, nếu người nộp đơn là người được ủy quyền.

d)   Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa.

e)   Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả.

h)   Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.

3.   Các tài liệu quy định tại các điểm c, d, e và h khoản 2 Điều này phải được làm bằng tiếng Việt; trường hợp làm bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt.

THẨM QUYỀN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ QUYỀN TÁC GIẢ

GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ QUYỀN LIÊN QUAN

1.   Cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan có quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.

2.   Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng k‎ý quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng k‎ý quyền liên quan có quyền cấp lại, đổi, huỷ bỏ giấy chứng nhận đó.

3.   Chính phủ quy định cụ thể điều kiện, trình tự, thủ tục cấp lại, đổi, huỷ bỏ Giấy chứng nhận đăng k‎ý quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng k‎ý quyền liên quan.

4.   Bộ Văn hóa - Thông tin quy định mẫu Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.

HIỆU LỰC GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ QUYỀN TÁC GIẢ

GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ QUYỀN LIÊN QUAN

1.   Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

2.   Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan do cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan cấp trước ngày Luật này có hiệu lực tiếp tục được duy trì hiệu lực.

HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ

1.   Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.

2.   Mạo danh tác giả.

3.   Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.

4.   Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó.

5.   Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

6.   Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật này.

7.   Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 của Luật này.

8.   Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật này.

9.   Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.

10.   Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

11.   Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

12.   Cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.

13.   Cố ý xoá, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm.

14.   Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.

15.   Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo.

16.   Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

 

CÁC ĐỐI TƯỢNG LIÊN QUAN ĐƯỢC BẢO HỘ

1.   Cuộc biểu diễn được bảo hộ nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a)   Cuộc biểu diễn do công dân Việt Nam thực hiện tại Việt Nam hoặc nước ngoài.

b)   Cuộc biểu diễn do người nước ngoài thực hiện tại Việt Nam.

c)   Cuộc biểu diễn được định hình trên bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ theo quy định tại Điều 30 của Luật này.

d)   Cuộc biểu diễn chưa được định hình trên bản ghi âm, ghi hình mà đã phát sóng được bảo hộ theo quy định tại Điều 31 của Luật này.

đ)   Cuộc biểu diễn được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

2.   Bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a)   Bản ghi âm, ghi hình của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình có quốc tịch Việt Nam.

b)   Bản ghi âm, ghi hình của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

3.   Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá được bảo hộ nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a)   Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá của tổ chức phát sóng có quốc tịch Việt Nam.

b)   Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá của tổ chức phát sóng được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

4.   Cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá chỉ được bảo hộ theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này với điều kiện không gây ph¬ương hại đến quyền tác giả.

TỔ CHỨC CÁ NHÂN ĐƯỢC ĐĂNG KÝ BẢO HỘ QUYỀN LIÊN QUAN

1.   Diễn viên, ca sĩ, nhạc công, vũ công và những người khác trình bày tác phẩm văn học, nghệ thuật (sau đây gọi chung là người biểu diễn).

2.   Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu cuộc biểu diễn quy định tại khoản 1 Điều 44 của Luật này.

3.   Tổ chức, cá nhân định hình lần đầu âm thanh, hình ảnh của cuộc biểu diễn hoặc các âm thanh, hình ảnh khác (sau đây gọi là nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình).

4.   Tổ chức khởi xướng và thực hiện việc phát sóng (sau đây gọi là tổ chức phát sóng).

 

CHỦ SỞ HỮU QUYỀN LIÊN QUAN

1.   Tổ chức, cá nhân sử dụng thời gian, đầu tư tài chính và cơ sở vật chất – kỹ thuật của mình để thực hiện cuộc biểu diễn là chủ sở hữu đối với cuộc biểu diễn đó, trừ trường hợp có thoả thuận khác với bên liên quan.

2.   Tổ chức, cá nhân sử dụng thời gian, đầu tư tài chính và cơ sở vật chất - kỹ thuật của mình để sản xuất bản ghi âm, ghi hình là chủ sở hữu đối với bản ghi âm, ghi hình đó, trừ trường hợp có thoả thuận khác với bên liên quan.

3.  Tổ chức phát sóng là chủ sở hữu đối với chương trình phát sóng của mình, trừ trường hợp có thoả thuận khác với bên liên quan.

QUY ĐỊNH CHUNG VỀ CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN TÁC GIẢ, QUYỀN LIÊN QUAN

1.   Chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan là việc chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan chuyển giao quyền sở hữu đối với các quyền quy định tại khoản 3 Điều 19, Điều 20, khoản 3 Điều 29, Điều 30 và Điều 31 của Luật này cho tổ chức, cá nhân khác theo hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan.

2.   Tác giả không được chuyển nhượng các quyền nhân thân quy định tại Điều 19, trừ quyền công bố tác phẩm; người biểu diễn không được chuyển nhượng các quyền nhân thân quy định tại khoản 2 Điều 29 của Luật này.

3.   Trong trường hợp tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có đồng chủ sở hữu thì việc chuyển nhượng phải có sự thoả thuận của tất cả các đồng chủ sở hữu; trong trường hợp có đồng chủ sở hữu nhưng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có các phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập thì chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có quyền chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan đối với phần riêng biệt của mình cho tổ chức, cá nhân khác.

CÁC TRƯỜNG HỢP SỬ DỤNG QUYỀN LIÊN QUAN KHÔNG PHẢI XIN PHÉP NHƯNG PHẢI TRẢ TIỀN NHUẬN BÚT, THÙ LAO

1.   Tổ chức, cá nhân sử dụng quyền liên quan trong các trường hợp sau đây không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo thoả thuận cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng:

a)   Sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp bản ghi âm, ghi hình đã được công bố nhằm mục đích thương mại để thực hiện chương trình phát sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào.

b)   Sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã được công bố trong hoạt động kinh doanh, thương mại.

2.   Tổ chức, cá nhân sử dụng quyền quy định tại khoản 1 Điều này không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng và không gây phương hại đến quyền của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.

HÀNH VI XÂM PHẠM CÁC QUYỀN LIÊN QUAN

1.   Chiếm đoạt quyền của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.

2.   Mạo danh người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.

3.   Công bố, sản xuất và phân phối cuộc biểu diễn đã được định hình, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng mà không được phép của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.

4.   Sửa chữa, cắt xén, xuyên tạc dưới bất kỳ hình thức nào đối với cuộc biểu diễn gây phương hại đến danh dự và uy tín của người biểu diễn.

5.   Sao chép, trích ghép đối với cuộc biểu diễn đã được định hình, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng mà không được phép của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.

6.   Dỡ bỏ hoặc thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử mà không được phép của chủ sở hữu quyền liên quan.

7.   Cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền liên quan thực hiện để bảo vệ quyền liên quan của mình.

8.   Phát sóng, phân phối, nhập khẩu để phân phối đến công chúng cuộc biểu diễn, bản sao cuộc biểu diễn đã được định hình hoặc bản ghi âm, ghi hình khi biết hoặc có cơ sở để biết thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử đã bị dỡ bỏ hoặc đã bị thay đổi mà không được phép của chủ sở hữu quyền liên quan.

9.   Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó giải mã trái phép một tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá.

10.   Cố ý thu hoặc tiếp tục phân phối một tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá khi tín hiệu đã được giải mã mà không được phép của người phân phối hợp pháp.

THỜI HẠN BẢO HỘ QUYỀN LIÊN QUAN

1.   Quyền của người biểu diễn được bảo hộ năm mươi năm tính từ năm tiếp theo năm cuộc biểu diễn được định hình.

2.   Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ năm mươi năm tính từ năm tiếp theo năm công bố hoặc năm mươi năm kể từ năm tiếp theo năm bản ghi âm, ghi hình được định hình nếu bản ghi âm, ghi hình chưa được công bố.

3.   Quyền của tổ chức phát sóng được bảo hộ năm mươi năm tính từ năm tiếp theo năm chương trình phát sóng được thực hiện.

4.   Thời hạn bảo hộ quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ các quyền liên quan.

CẤP LẠI, ĐỔI, HỦY BỎ HIỆU LỰC GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ QUYỀN TÁC GIẢ

GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ QUYỀN LIÊN QUAN

1.   Trong trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan bị mất, hư hỏng hoặc thay đổi chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan thì cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này tiến hành cấp lại hoặc đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.

2.   Trong trường hợp người được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan không phải là tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan hoặc tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đã đăng ký không thuộc đối tượng bảo hộ thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này huỷ bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.

3.   Tổ chức, cá nhân phát hiện việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan trái với quy định của Luật này thì có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan huỷ bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.

THỜI HẠN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ QUYỀN TÁC GIẢ

GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ QUYỀN LIÊN QUAN

Trong thời hạn mười lăm ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan cho người nộp đơn. Trong trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn.

HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN TÁC GIẢ, QUYỀN LIÊN QUAN

1.   Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan phải được lập thành văn bản gồm những nội dung chủ yếu sau đây:

a)   Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng.

b)   Căn cứ chuyển nhượng.

c)   Giá, phương thức thanh toán.

d)   Quyền và nghĩa vụ của các bên.

e)   Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.

2.   Việc thực hiện, sửa đổi, chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan được áp dụng theo quy định của Bộ luật dân sự.

HỢP ĐỒNG SỬ DỤNG QUYỀN TÁC GIẢ, QUYỀN LIÊN QUAN

1.   Hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan phải được lập thành văn bản gồm những nội dung chủ yếu sau đây:

a)   Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền.

b)   Căn cứ chuyển quyền.

c)   Phạm vi chuyển giao quyền.

d)   Giá, phương thức thanh toán.

đ)   Quyền và nghĩa vụ của các bên.

e)   Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.

2.   Việc thực hiện, sửa đổi, chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan được áp dụng theo quy định của Bộ luật dân sự.

 

TÁC PHẨM THUỘC VỀ CÔNG CHÚNG

1.   Tác phẩm đã kết thúc thời hạn bảo hộ theo quy định tại Điều 27 của Luật này thì thuộc về công chúng.

2.   Mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền sử dụng tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này nhưng phải tôn trọng các quyền nhân thân của tác giả quy định tại Điều 19 của Luật này.

3.   Chính phủ quy định cụ thể việc sử dụng tác phẩm thuộc về công chúng.

 

CHỦ SỞ HỮU QUYỀN TÁC GIẢ LÀ NHÀ NƯỚC

1.   Nhà nước là chủ sở hữu quyền tác giả đối với các tác phẩm sau đây:

a)   Tác phẩm khuyết danh.

b)   Tác phẩm còn trong thời hạn bảo hộ mà chủ sở hữu quyền tác giả chết không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận di sản hoặc không được quyền hưởng di sản;.

c)   Tác phẩm được chủ sở hữu quyền tác giả chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước.

2.   Chính phủ quy định cụ thể việc sử dụng tác phẩm thuộc sở hữu nhà nước.

 

LIÊN HỆ

Hotline: 0916.303.656 (Gọi​ ngay đ​ể​ đ​ư​ợc​ tư​ vấ​n miễn​ phí)

Email: luatsu@nvcs.vn 

Website: https://nvcs.vn/

0916.303.656

 
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY
DỊCH VỤ LIÊN QUAN
Các loại nhãn hiệu được bảo hộ tổng thể

Các loại nhãn hiệu được bảo hộ tổng thể

Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá các loại nhãn hiệu có thể được bảo hộ tổng thể tại Việt Nam, bao gồm nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận và nhãn hiệu liên kết.
Quy định bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với sáng chế

Quy định bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với sáng chế

Việc bảo hộ này không chỉ bảo đảm quyền lợi của người sáng tạo mà còn thúc đẩy sự tiến bộ khoa học và công nghệ, góp phần vào sự phát triển kinh tế bền vững.
Quy định bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với giống cây trồng

Quy định bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với giống cây trồng

Bài viết này sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan về các quy định bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với giống cây trồng, tầm quan trọng của chúng, cũng như các thách thức và cơ hội mà chúng mang lại cho nông nghiệp hiện đại
Quy định bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với kiểu dáng công nghiệp

Quy định bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với kiểu dáng công nghiệp

Quy định bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với kiểu dáng công nghiệp không chỉ bảo đảm quyền lợi hợp pháp cho các nhà thiết kế và doanh nghiệp, mà còn thúc đẩy sự sáng tạo và đổi mới.
Quy định bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm giải trí

Quy định bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm giải trí

Việc bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với các tác phẩm giải trí không chỉ bảo vệ quyền lợi của các tác giả và nhà sản xuất mà còn thúc đẩy sự sáng tạo và đổi mới trong ngành công nghiệp giải trí.
Quyền nhân thân được bảo hộ như thế nào?

Quyền nhân thân được bảo hộ như thế nào?

Trong bối cảnh xã hội hiện đại, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và truyền thông, việc bảo vệ quyền nhân thân càng trở nên cấp thiết. Bài viết này sẽ khám phá cách thức mà quyền nhân thân được bảo hộ theo quy định pháp luật, từ các nguyên tắc cơ bản, các biện pháp bảo vệ, đến các trường hợp vi phạm và cách xử lý.
KHÁCH HÀNG TIÊU BIỂU
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Để lại địa chỉ email của bạn để nhận những tin tức cập nhật về luật mới nhất

Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay cho chúng tôi