Họ tên: NGUYỄN THÀNH TỰU
Chức danh: Thạc sĩ - Luật sư - Trọng Tài Thương Mại - CEO
Điện thoại: +84 09.19.19.59.39
Email: tuulawyer@nvcs.vn
Lĩnh vực tư vấn: Đầu Tư Nước ngoài- Sở hữu Trí tuệ -M&A- Tranh chấp tại tòa.
Ngôn ngữ: Tiếng Việt - tiếng Anh
- 1. Tố tụng tại trọng tài thương mại là gì?
- 2. Điều khoản thỏa thuận trọng tài thương mại là gì?
- 3. Các lưu ý khi soạn thảo điều khoản trọng tài thương mại trong hợp đồng thương mại
- 4. Quy trình tố tụng tại trung tâm trọng tài thương mại quốc tế Việt Nam (VIAC)
- 5. Hồ sơ cần chuẩn bị để nộp đơn khởi kiện tại trung tâm trọng tài thương mại quốc tế Việt Nam (VIAC)
- 6. Ưu và nhược điểm khi vụ kiện/ vụ án được giải quyết/xét xử ở trung tâm trọng tài thương mại quốc tế Việt nam (VIAC) so với Toà án là gì?
- 7. Cách tính phí trọng tài thương mại
- 8. Luật sư khi tham gia tố tụng tại trung tâm trọng tài cần lưu ý gì?
- 9. Quy định về công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài tại Việt Nam
- 10. Thi hành phán quyết trọng tài thương mại nước ngoài tại Việt Nam
- 11. Các lưu ý khi thi hành phán quyết trọng tài thương mại nước ngoài tại Việt Nam
Tố tụng tại trọng tài thương mại là gì?
- Là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thoả thuận và được tiến hành theo quy định Luật Trọng tài thương mại 2010.
- Trọng tài thương mại tồn tại dưới hai hình thức cơ bản là: Trọng tài quy chế (hay còn gọi là trọng tài thường trực ) và trọng tài vụ việc.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Điều khoản thỏa thuận trọng tài thương mại là gì?
- Là các bên đồng ý đưa tất cả hoặc một số tranh chấp đã hoặc có thể phát sinh từ giao dịch thương mại có khả năng được áp dụng trọng tài ra giải quyết bằng con đường trọng tài.
- Cần có những đặc điểm sau:
- Thứ nhất, điều khoản thỏa thuận trọng tài thương mại phải là một thỏa thuận, tức là sự thể hiện thống nhất ý chí của các bên về việc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài Thương mại.
- Thứ hai, về hình thức thể hiện: phải được xác lập dưới dạng văn bản nhằm giảm thiểu rủi ro cho các bên trong việc chứng minh có sự thỏa thuận khi tranh chấp, có giá trị như là chứng cứ cho việc xác định ý chí của các bên muốn giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại.
Các hình thức thỏa thuận sau đây cũng được coi là xác lập dưới dạng văn bản:
+ Thoả thuận được xác lập qua trao đổi giữa các bên bằng telegram, fax, telex, thư điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;
+ Thỏa thuận được xác lập thông qua trao đổi thông tin bằng văn bản giữa các bên;
+ Thỏa thuận được luật sư, công chứng viên hoặc tổ chức có thẩm quyền ghi chép lại bằng văn bản theo yêu cầu của các bên;
+ Trong giao dịch các bên có dẫn chiếu đến một văn bản có thể hiện thỏa thuận trọng tài như hợp đồng, chứng từ, điều lệ công ty và những tài liệu tương tự khác;
+ Qua trao đổi về đơn kiện và bản tự bảo vệ mà trong đó thể hiện sự tồn tại của thỏa thuận do một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận.
- Thứ ba, về cách thỏa thuận Trọng tài Thương mại: có hai cách là thỏa thuận được lập trước khi phát sinh tranh chấp thương mại và sau khi phát sinh tranh chấp thương mại.
Các lưu ý khi soạn thảo điều khoản trọng tài thương mại trong hợp đồng thương mại
- Thứ nhất, lưu ý về các trường hợp dẫn đến thỏa thuận trọng tài vô hiệu để tránh mắc phải.
Thỏa thuận trọng tài vô hiệu trong các trường hợp:
1. Tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của Trọng tài.
2. Người xác lập thỏa thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
3. Người xác lập thỏa thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự.
4. Hình thức của thỏa thuận trọng tài không phù hợp với quy định tại Luật trọng tài thương mại (Thỏa thuận trọng tài có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng, phải được xác lập dưới dạng văn bản).
5. Một trong các bên bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép trong quá trình xác lập thỏa thuận trọng tài và có yêu cầu tuyên bố thỏa thuận trọng tài đó là vô hiệu.
6. Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật.
- Thứ hai, về nội dung của điều khoản Trọng tài: Cần soạn thảo rõ ràng, đầy đủ để đáp ứng được yêu cầu bảo vệ quyền lợi của các bên, phải chỉ rõ đúng tên của Trọng tài có thẩm quyền giải quyết tranh chấp, cần tránh đưa vào Hợp đồng điều khoản Trọng tài không xác định rõ được trọng tài nào hoặc điều khoản Trọng tài trong đó chỉ định không chính xác, sai tổ chức Trọng tài hoặc thỏa thuận chọn một tổ chức nhưng lại quy định áp dụng quy tắc tố tụng của một tổ chức Trọng tài khác.
Quy trình tố tụng tại trung tâm trọng tài thương mại quốc tế Việt Nam (VIAC)
- Bước 1:
- Đối với nguyên đơn trong vụ kiện tại trung tâm trọng tài thương mại là gì?(VIAC)
- Nguyên đơn nộp Đơn kiện, chỉ định trọng tài viên và nộp phí trọng tài.
- Đơn kiện bao gồm ngày, tháng; tên và địa chỉ của các bên; tóm tắt nội dung vụ tranh chấp; căn cứ pháp lý để khởi kiện; trị giá của vụ tranh chấp và các yêu cầu khác của Nguyên đơn; tên trọng tài viên mà Nguyên đơn chọn.
- Đơn kiện và các tài liệu kèm theo phải được lập thành 5 bản (Đối với trường hợp Hội đồng Trọng tài có 3 Trọng tài viên), hoặc 3 bản (Đối với trường hợp Hội đồng Trọng tài có 1 Trọng tài viên).
- Khi nộp Đơn kiện, Nguyên đơn phải đồng thời nộp phí trọng tài.
- Nguyên đơn có thể sửa đổi, bổ sung hoặc rút Đơn kiện trước khi Hội đồng Trọng tài ra Quyết định Trọng tài.
- Đối với bị đơn trong vụ kiện tại Trung tâm Trọng tài thương mại Việt Nam là gì? (VIAC)
- Bị đơn nộp Bản Tự bảo vệ và chỉ định trọng tài viên sau khi nhận được thông báo từ VIAC như tại bước 2.
- Bản tự bảo vệ gồm ngày tháng; tên và địa chỉ của Bị đơn; căn cứ pháp lý để tự bảo vệ; kiến nghị cụ thể của Bị đơn; tên trọng tài viên mà Bị đơn chọn. Ngoài ra, Bị đơn có thể nộp Đơn kiện lại hoặc đưa ra phản đối về vấn đề thẩm quyền. Trong trường hợp có Đơn kiện lại, Bị đơn có thể sửa đổi, bổ sung hoặc rút Đơn kiện lại trước khi Hội đồng Trọng tài ra Quyết định Trọng tài.
- Bị đơn không nộp Bản tự bảo vệ sẽ không ngăn cản VIAC tiếp tục quá trình tố tụng trọng tài,
- Nếu Bị đơn không nộp Bản tự bảo vệ, hoặc Bản tự bảo vệ không đề cập đến việc chỉ định trọng tài viên, Chủ tịch VIAC sẽ chỉ định trọng tài viên cho Bị đơn.
- Bước 2: VIAC kiểm tra sơ bộ về vấn đề thẩm quyền, thụ lý Đơn kiện và gửi thông báo cho Bị đơn
- Bước 3: Thành lập Hội đồng Trọng tài. Chủ tịch Hội đồng Trọng tài sẽ được hai Trọng tài viên của Nguyên đơn và Bị đơn bầu hoặc do Chủ tịch VIAC chỉ định
- Bước 4: Hội đồng Trọng tài xem xét giải quyết vụ tranh chấp
Hội đồng Trọng tài quyết định cách thức tiến hành tố tụng trên cơ sở thỏa thuận trọng tài và Quy tắc tố tụng của VIAC. Tuy nhiên, Hội đồng Trọng tài cũng xem xét yêu cầu của các Bên.
Hội đồng Trọng tài nghiên cứu hồ sơ, có quyền xác minh sự việc, gặp các bên để nghe các bên trình bày ý kiến, yêu cầu các bên bổ sung chứng cứ.
- Bước 5: Mở phiên họp giải quyết vụ tranh chấp do Chủ tịch Hội đồng Trọng tài quyết định
Nếu các bên không tham dự họp giải quyết vụ tranh chấp mà không có lý do chính đáng, Hội đồng Trọng tài vẫn có thể quyết định tiếp tục phiên họp và công bố Quyết định Trọng tài
- Bước 6: Công bố Quyết định Trọng tài
Quyết định Trọng tài được công bố sẽ có giá trị chung thẩm và ràng buộc đối với các Bên.
luat-su-tu-van-doanh-nghiep-nguyen-thanh-tuu
Hồ sơ cần chuẩn bị để nộp đơn khởi kiện tại trung tâm trọng tài thương mại quốc tế Việt Nam (VIAC)
- Đơn khởi kiện;
(Hình thức và nội dung của Đơn khởi kiện giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại phải tuân thủ quy định của pháp luật. Người khởi kiện có thể tự soạn Đơn khởi kiện đáp ứng hình thức và nội dung theo luật định hoặc sử dụng mẫu Đơn khởi kiện của các Trung tâm trọng tài).
- Thỏa thuận trọng tài;
- Giấy tờ pháp nhân/cá nhân chứng minh quyền khởi kiện của người yêu cầu;
- Các tài liệu có liên quan đến vụ việc.
Ưu và nhược điểm khi vụ kiện/ vụ án được giải quyết/xét xử ở trung tâm trọng tài thương mại quốc tế Việt nam (VIAC) so với Toà án là gì?
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cách tính phí trọng tài thương mại
Tùy từng trung tâm trọng tài mà mức phí trọng tài có thể khác nhau.
Phí trọng tài do Trung tâm trọng tài ấn định (Trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết bởi Trọng tài vụ việc, phí trọng tài do Hội đồng trọng tài ấn định). Pháp luật quy định Bên thua kiện phải chịu phí trọng tài, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác hoặc quy tắc tố tụng trọng tài quy định khác hoặc Hội đồng trọng tài có sự phân bổ khác.
Ví dụ: Mức phí trọng tài tại VIAC
Trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết bởi Hội đồng Trọng tài gồm ba Trọng tài viên:
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết bởi Trọng tài viên duy nhất, mức phí trọng tài bằng 70% của phí trọng tài nêu tại Mục 1.1 đối với cùng trị giá vụ tranh chấp.
Luật sư khi tham gia tố tụng tại trung tâm trọng tài cần lưu ý gì?
Làm gì để chi phí thuê luật sư được hội đồng trọng tài thương mại được chấp nhận khi đưa ra phán quyết
Thông thường, giao dịch giữa các bên được thống nhất và ghi nhận bởi một văn bản thỏa thuận, cơ bản nhất là các hợp đồng. Theo đó, tại điều khoản về bồi thường thiệt hại hoặc các vấn đề liên quan đến việc giải quyết tranh chấp, các bên có quyền thỏa thuận về việc phí luật sư phát sinh khi có tranh chấp được xem là thiệt hại của một bên bị vi phạm và yêu cầu bên còn lại phải thanh toán chi phí này, tuy nhiên cũng có nhiều hợp đồng không ghi nhận sự thỏa thuận về vấn đề này. Trên thực tế, khi một bên vi phạm hợp đồng dẫn đến tranh chấp nhưng nếu các bên không thể thương lượng được, bên bị vi phạm có quyền khởi kiện tại một trung tâm trọng tài mà các bên đã thỏa thuận để yêu cầu giải quyết tranh chấp, trong đó bên bị thiệt hại có quyền yêu cầu liên quan đến bồi thường chi phí luật sư. Chúng ta cũng có thể xem xét rằng, nếu không có tranh chấp xảy ra, bên bị thiệt hại sẽ không phải bỏ ra chi phí để thuê luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, do đó đây cũng được xem là một thiệt hại và có quyền yêu cầu bên vi phạm phải bồi thường. Tuy nhiên, để một yêu cầu về bồi thường chi phí luật sư được Hội đồng trọng tài chấp nhận, bên yêu cầu phải chứng minh thiệt hại thực tế phải gánh chịu, trong đó để chứng minh cho yêu cầu này là hợp lý, bên yêu cầu phải cung cấp cơ bản những tài liệu sau:
- Hợp đồng dịch vụ pháp lý với luật sư hoặc Công ty Luật;
- Hóa đơn giá trị gia tăng liên quan đến chi phí phải gánh chịu;
- Giấy tờ chứng minh về việc đã thanh toán chi phí đó cho luật sư,…
Căn cứ những hồ sơ nêu trên, Hội đồng trọng tài sẽ xem xét để chấp thuận yêu cầu bồi thường thiệt hại về chi phí luật sư. Thực tế, cũng đã có rất nhiều vụ án mà yêu cầu về bồi thường thiệt hại này được Hội đồng trọng tài chấp nhận.
Quy định về công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài tại Việt Nam
Trong lịch sử về việc giải quyết tranh chấp ở các quốc gia trên thế giới, mô hình giải quyết tranh chấp thông qua Hội đồng Trọng tài đã xuất hiện rất sớm và được đa số các bên trong giao dịch lựa chọn để giải quyết tranh chấp, gần đây phương thức này được áp dụng và sử dụng phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, khi một phán quyết trọng tài được ban hành tại một quốc gia này thì không đương nhiên có hiệu lực tại quốc gia khác và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Trường hợp phán quyết được ban hành ở nước ngoài nhưng lại được thi hành tại Việt Nam, phán quyết đó phải được sự công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bởi một Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định tại Điều 424 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015.
Đầu tiên, về điều kiện để thực hiện quyền yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài tại Việt Nam:
- Cá nhân phải thi hành cư trú, làm việc tại Việt Nam; hoặc
- Cơ quan, tổ chức phải thi hành có trụ sở chính tại Việt Nam; hoặc
- Tài sản liên quan đến việc thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài có tại Việt Nam vào thời điểm yêu cầu.
Thứ hai, về tài liệu yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài tại Việt Nam, bao gồm:
- Đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài tại Việt Nam (hình thức đơn yêu cầu phải đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 452 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015)
- Tài liệu đính kèm (quy định tại Điều 453 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015): Trong trường hợp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên ký kết điều ước quốc tế liên quan đến vấn đề này, tài liệu đính kèm theo đơn khởi kiện sẽ áp dụng theo quy định tại điều ước quốc tế đó (thông thường sẽ viện dẫn quy định tại Công ước New York 1958). Trong trường hợp không có điều ước quốc tế hoặc điều ước quốc tế không quy định thì kèm theo đơn yêu cầu phải có giấy tờ, tài liệu sau đây:
+ Bản chính hoặc bản sao có chứng thực phán quyết Trọng tài nước ngoài;
+ Bản chính hoặc bản sao có chứng thực thỏa thuận trọng tài giữa các bên
Chú ý: Giấy tờ, tài liệu kèm theo đơn yêu cầu bằng tiếng nước ngoài thì phải được gửi kèm theo bản dịch ra tiếng Việt, được công chứng, chứng thực hợp pháp.
Thứ ba, về thời hạn yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài tại Việt Nam: 03 (ba) năm kể từ ngày phán quyết trọng tài được ban hành có hiệu lực pháp luật, trừ trường hợp có sự kiện bất khả kháng. Khi có sự kiện bất khả kháng xảy ra làm ảnh hưởng đến thời hạn nộp đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài tại Việt Nam, thời hạn xảy ra sự kiện bất khả kháng sẽ không được tính vào thời hạn nộp đơn (Điều 451Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015).
Thứ tư, về việc xác định quốc tịch của phán quyết trọng tài: Tòa án sẽ xem xét quốc tịch của trọng tài để xác định quốc tịch của phán quyết chứ không căn cứ vào địa điểm ban hành phán quyết trọng tài nước ngoài.
Thứ năm, về trình tự, thủ tục yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài tại Việt Nam
Bước 1: Nộp đơn yêu cầu
Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày phán quyết ban hành có hiệu lực, người được thi hành, người có quyền, lợi ích hợp pháp liên quan hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền gửi đơn đến Bộ Tư pháp Việt Nam theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc Tòa án có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Bộ luật này trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên không quy định hoặc không có điều ước quốc tế liên quan để yêu cầu Tòa án công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết đó (khoản 1 Điều 451 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015).
Bước 2: Xử lý đơn
- Trong thời hạn 05 (năm) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài tại Việt Nam, Bộ Tư pháp Việt Nam sẽ chuyển hồ sơ đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền để giải quyết. Thẩm quyền Tòa án giải quyết là Tòa kinh tế Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi:
+ Cá nhân phải thi hành án cư trú hoặc làm việc;
+ Cơ quan hoặc tổ chức phải thi hành án có trụ sở;
+ Có tài sản liên quan đến việc thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài.
- Sau khi Tòa án nhân dân có thẩm quyền nhận được hồ sơ từ Bộ Tư pháp, Tòa án phải xem xét các vấn đề liên quan đến phán quyết bao gồm:
+ Phán quyết đó phải giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp;
+ Phán quyết đó là phán quyết cuối cùng của Hội đồng trọng tài;
+ Phán quyết đó sẽ đưa đến việc chấm dứt tố tụng trọng tài;
+ Phán quyết đó có hiệu lực thi hành.
Tuy nhiên, phán quyết từng phần cũng có thể được thụ lý xem xét nếu các phán quyết từng phần đó được phán quyết cuối cùng ghi nhận là bộ phận của phán quyết cuối cùng.
- Sau đó, Tòa án vào sổ nhận đơn; cấp giấy nhận đơn cho người nộp đơn nếu đơn nộp trực tiếp, gửi thông báo nhận đơn nếu nhận đơn qua đường bưu điện trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày nhận đơn; thông báo ngay qua cổng thông tin điện tử của Tòa án nếu đơn gửi trực tuyến.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu (khoản 1 Điều 363 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn, Thẩm phán phải xem xét đơn yêu cầu (khoản 3 Điều 191 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015) và có một trong các quyết định sau:
+ Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu;
+ Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn;
+ Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người yêu cầu nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;
+ Trả lại đơn cho người yêu cầ nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
- Sau khi xem xét hồ sơ đã đủ điều kiện thụ lý, Thẩm phán sẽ ban hành thông báo thụ lý yêu cầu. Trong thời hạn 02 tháng, kể từ ngày thụ lý, tùy từng trường hợp mà Tòa án ra một trong các quyết định sau đây (khoản 1 Điều 457 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015):
+ Tạm đình chỉ việc xét đơn yêu cầu;
+ Đình chỉ việc xét đơn yêu cầu;
+ Mở phiên họp xét đơn yêu cầu.
Bước 3: Mở phiên họp xét đơn yêu cầu (khoản 1,2,3 Điều 458 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015).
Bước 4: Xem xét và ra quyết định công nhận phán quyết trọng tài nước ngoài tại Việt Nam
- Khi xem xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành, Hội đồng không được xét xử lại tranh chấp đã được Trọng tài nước ngoài ra phán quyết (khoản 4 Điều 458 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015).
- Sau khi xem xét đơn yêu cầu, giấy tờ, tài liệu kèm theo, nghe ý kiến của người được triệu tập, của Kiểm sát viên, Hội đồng thảo luận và quyết định theo đa số. Hội đồng có quyền ra quyết định công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài hoặc quyết định không công nhận phán quyết của Trọng tài nước ngoài (khoản 5 Điều 458 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015).
Lưu ý: Quyết định về việc công nhận hoặc không công nhận phán quyết trọng tài tại Việt Nam có thể bị kháng cáo, kháng nghị.
luat-su-thuong-mai-nguyen-thanh-tuu
Thi hành phán quyết trọng tài thương mại nước ngoài tại Việt Nam
Sau khi phán quyết trọng tài nước ngoài được công nhận bởi Tòa án nhân dân có thẩm quyền tại Việt Nam, phán quyết đó sẽ được các thực hiện các thủ tục để thi hành án. Theo đó, trình tự, thủ tục thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện như sau:
Các lưu ý khi thi hành phán quyết trọng tài thương mại nước ngoài tại Việt Nam