Họ tên: NGUYỄN THÀNH TỰU
Chức danh: Thạc sĩ - Luật sư - Trọng Tài Thương Mại - CEO
Điện thoại: +84 09.19.19.59.39
Email: tuulawyer@nvcs.vn
Lĩnh vực tư vấn: Đầu Tư Nước ngoài- Sở hữu Trí tuệ -M&A- Tranh chấp tại tòa.
Ngôn ngữ: Tiếng Việt - tiếng Anh
Với xu hướng hội nhập của toàn cầu hiện nay, việc hợp tác giao thương giữa các quốc gia đã không còn là rào cản bởi đây là sự thúc đẩy kinh tế toàn cầu, hợp tác phát triển cùng nhau có lợi. Như đã biết, Việt Nam hiện nay đang là một trong các quốc gia tiềm năng thu hút rất nhiều dự án đầu tư từ nước ngoài. Tuy nhiên, các Nhà đầu tư Việt Nam lại rất hứng thú với thị trường tiềm năng tại nhiều nơi trên thế giới, họ không ngừng tìm kiếm cơ hội mới tại các thị trường mớilớn hơn ngoài Việt Nam, cũng vì vậy mà dịch vụ đăng ký đầu tư ra nước ngoài ngày càng nhiều và trở nên phổ biến. Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài, Luật Nguyễn và Cộng sự sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng trong việc thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư ra nước ngoài nhanh chóng, an toàn và hợp pháp, đồng thời cung cấp cho quý khách hàng những thông tin hữu ích nhất liên quan đến vấn đề đầu tư ra nước ngoài để có cái nhìn tổng quát hơn về bối cảnh hiện nay.
- 1. THỦ TỤC ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2023
- 2. CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI TẠI TP HỒ CHÍ MINH NĂM 2023
- 2.1. DỰ ÁN ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI THUỘC DIỆN XIN CHẤP THUẬN CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI
- 2.1.1. Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
- 2.1.2. Bước 2: Kê khai thông tin và nộp hồ sơ
- 2.1.3. Bước 3: Lấy ý kiến và văn bản lấy ý kiến
- 2.1.4. Bước 4: Tổ chức thẩm định và lập báo cáo thẩm định
- 2.1.5. Bước 5: Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư nước ngoài
- 2.1.6. Bước 6: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài
- 2.2. DỰ ÁN ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI KHÔNG THUỘC DIỆN XIN CHẤP THUẬN CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI
- 2.1. DỰ ÁN ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI THUỘC DIỆN XIN CHẤP THUẬN CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI
- 3. CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI NĂM 2024 TẠI TP HỒ CHÍ MINH
- 3.1. Các hình thức đầu tư ra nước ngoài tạI NVCS
- 3.2. ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI THEO HÌNH THỨC THÀNH LẬP TỔ CHỨC KINH TẾ THEO QUY ĐỊNH CỦA NƯỚC TIẾP NHẬN ĐẦU TƯ
- 3.3. ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI THEO HÌNH THỨC HỢP ĐỒNG Ở NƯỚC NGOÀI
- 3.4. ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI THEO HÌNH THỨC GÓP VỐN, MUA CỔ PHẦN, PHẦN VỐN GÓP CỦA TỔ CHỨC KINH TẾ Ở NƯỚC NGOÀI ĐỂ THAM GIA QUẢN LÝ TỔ CHỨC KINH TẾ ĐÓ
- 3.5. ĐẦU TƯ THEO HÌNH THỨC ĐẦU TƯ KHÁC THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT NƯỚC TIẾP NHẬN ĐẦU TƯ
Thế nào được gọi là đầu tư ra nước ngoài
THỦ TỤC ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2023
Năm 2023 sẽ là năm mới đầy biến động đối với nền kinh tế nói chung và lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài nói riêng bởi đây là năm đầu tiên nền kinh tế bắt đầu hồi phục sau đại dịch covid. Để thúc đẩy nền kinh tế phát triển trở lại, Nhà nước hiện đang cố gắng tạo điều kiện cho các Nhà đầu tư trong và ngoài nước thực hiện thủ tục đầu tư ra nước ngoài năm 2023, do đó đây cũng là thời điểm tốt để thục hiện đầu tư ra nước ngoài nếu muốn nắm bắt đúng thời cơ tốt nhất để có được những ưu đãi có lợi. Việc đầu tư ra nước ngoàisẽ giúp các nhà đầu tư tiếp cận với công nghệ - khoa học tiên tiến, thị trường tiềm năng và rộng mở, cơ hội khai thác mới mẻ, vì vậy đầu tư ra nước ngoàilà một trong các xu hướng hot của năm 2023.
HỒ SƠ THỰC HIỆN THỦ TỤC ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI NĂM 2024
Để chuẩn bị cho thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài, Nhà đầu tư cần chuẩn bị một số giấy tờ sau đây:
- Giấy tờ cá nhân (CMND; CCCD; Hộ chiếu) đối với nhà đầu tư là cá nhân; đối với tổ chức thì cung cấp Giấy chứng nhận đăng ký Doanh nghiệp, quyết định thành lập Doanh nghiệp;
- Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
- Quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại Điều 59 Luật Đầu tư 2020;
- Văn bản cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ (nộp kèm theo văn bản của tổ chức tín dụng xác nhận số dư tài khoản ngoại tệ của nhà đầu tư) hoặc văn bản cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư của tổ chức tín dụng được phép quy định tại Khoản 3 Điều 60 Luật đầu tư 2020;
- Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài trong các ngành, nghề quy định tại Khoản 1 Điều 54 Luật đầu tư 2020 về các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, nhà đầu tư cần nộp văn bản chấp thuận của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài năm 2023 theo quy định pháp luật có liên quan (nếu có);
THỜI GIAN THỰC HIỆN THỦ TỤC ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI NĂM 2023 TẠI TP HỒ CHÍ MINH
Để thực hiện đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư cần chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ để có được sự công nhận của Nhà nước về mặt pháp lý. Thời gian thực hiện thủ tục đầu tư ra nước ngoài chỉ từ 30 ngày làm việc, tuy nhiên có thể nhanh hơn hoặc lâu hơn tùy theo sự chuẩn bị từ trước, tốt nhất là nên có sự hỗ trợ của luật sư tư vấn đầu tư ra nước ngoài để hoàn thiện thủ tục đầu tư ra nước ngoài nhanh chóng và được đảm bảo.
CHI PHÍ THỰC HIỆN THỦ TỤC ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI TẠI TP HỒ CHÍ MINH NĂM 2023
Đầu tư ra nước ngoàilà một quá trình lâu dài và tốn kém cũng có rủi ro, tuy nhiên lợi ích đem lại đủ để các nhà đầu tư mạo hiểm. Trước hết để thực hiện thủ tục đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư cần phải đăng ký đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài, chi phí của thủ tục này chỉ từ 500$ cho đến khi có được Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài.
CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI TẠI TP HỒ CHÍ MINH NĂM 2023
Hiện nay, có 02 loại dự án đầu tư mà các nhà đầu tư ra nước ngoài cần phải biết đó là dự án đầu tư ra nước ngoàithuộc diện xin chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài và dự án đầu tư ra nước ngoài không thuộc diện xin chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài. Mỗi loại hình dự án đầu tư ra nước ngoài đều có một trình tự, thủ tục riêng để thực hiện, khác biệt nhất là về hồ sơ để nộp lên Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Ngoài ra, riêng với các dự án đầu tư ra nước ngoài thuộc diện xin chấp thuận chủ trương thì chia ra 02 loại khác nhau đó là các dự án đầu tư ra nước ngoài thuộc diện xin chấp thuận chủ trương của Quốc hội và các dự án đầu tư ra nước ngoài thuộc diện xin chấp thuận chủ trương của Chính phủ, do vậy về mặt hồ sơ và thủ tục của 2 loại dự án này cũng khác nhau.
DỰ ÁN ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI THUỘC DIỆN XIN CHẤP THUẬN CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI
Để thực hiện dự án đầu tư ra nước ngoài có xin chấp thuận chủ trương đầu tư, nhà đầu tư cần chuẩn bị các hồ sơ theo trình tự, thủ tục các bước đăng ký đầu tư ra nước ngoài như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Ngoài một số các giấy tờ cá nhân mà Nhà đầu tư cần xuất trình để chứng minh năng lực pháp lý, còn phải có các đầu mục tài liệu sau đây:
- Văn bản đăng ký đầu tư nước ngoài;
- Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư (CCCD, Passport,..);
- Đề xuất dự án đầu tư ra nước ngoài;
- Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
- Cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản cam kết thu xếp ngoại tệ (kèm theo văn bản của tổ chức tín dụng xác nhận số dư tài khoản ngoại tệ của nhà đầu tư) cho nhà đầu tư ra nước ngoài của tổ chức tín dụng được phép;
- Văn bản của cơ quan đại diện chủ sở hữu chấp thuận nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài và báo cáo thẩm định nội bộ về đề xuất đầu tư ra nước ngoài của Doanh nghiệp nhà nước quy định tại Khoản 1 Đều 59 Luật Đầu tư 2021hoặc quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại Khoản 2 Điều 59 Luật Đầu tư 2020;
- Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài trong các ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện (ngân hàng, chứng khoán, truyền hình, phát thanh, báo chí, kinh doanh bất động sản,…) nhà đầu tư cần nộp văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định của pháp luật có liên quan (nếu có);
- Văn bản xác nhận của cơ quan thuế về việc thực hiện nghĩa vụ thuế của nhà đầu tư. Thời điểm xác nhận là không quá 03 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ dự án đầu tư ra nước ngoài;
Tài liệu xác nhận địa điểm thực hiện dự án đầu tư ra nước ngoài đối với trường hợp quy định tại Điều 74 Nghị định 31/2021/NĐ-CP(nhà đầu tư kiểm tra xem dự án đầu tư ra nước ngoài của mình có thuộc trường hợp trên hay không);
Tài liệu xác định việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh phát sinh đối với trường hợp dự án đầu tư ra nước ngoài có nội dung nhà đầu tư bảo lãnh cho tổ chức kinh tế ở nước ngoài vay để thực hiện dự án đầu tư ra nước ngoài;
Các tài liệu khác có liên quan;
Bước 2: Kê khai thông tin và nộp hồ sơ
Nhà đầu tư cần kê khai thông tin Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài trên Hệ thống thông tin Quốc gia về đầu tư và nộp 08 bộ hồ sơ (1 bộ hồ sơ gốc/ 08 bộ) cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong vòng 15 ngày tiếp theo. Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tiếp nhận khi có đủ các đầu mục tài liệu quy định trên và số lượng hồ sơ hợp lệ;
Bước 3: Lấy ý kiến và văn bản lấy ý kiến
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầu tư ra nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến của ngân hàng nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ quản lý ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi nhà đầu tư ra nước ngoài đặt trụ sở chính hoặc nơi đăng ký thường trú.
Trong thời hạn 15 ngày tiếp theo đó kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến và hồ sơ đầu tư ra nước ngoài¸ cơ quan được lấy ý kiến phải có ý kiến bằng văn bản về những nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình hoặc nội dung được phân công gửi đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Bước 4: Tổ chức thẩm định và lập báo cáo thẩm định
Trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ đầu tư ra nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định và lập cáo thẩm định gồm các nội dung quy định tại Khoản 3 Điều 57 Luật Đầu tư 2021, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư nước ngoài. Trong quá trình thẩm định hồ sơ, nếu có nội dung cần làm rõ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản thông báo cho Nhà đầu tư. Trường hợp sau khi đã giải trình, bổ sung mà dự án không đủ điều kiện để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ ra văn bản thông báo cho nhà đầu tư về việc từ chối cấp Giấy chứng nhậnđầu tư ra nước ngoài.
Bước 5: Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư nước ngoài
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài theo các nội dung quy định tại Khoản 8 Điều 57 của Luật Đầu tư 2021.
Bước 6: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài
Trong vòng 05 ngày kể từ khi nhận được Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho nhà đầu tư.
Trường hợp, không được chấp thuận, trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được văn bản nêu ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản thông báo từ chối Cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài và nêu rõ lý do gửi nhà đầu tư.
DỰ ÁN ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI KHÔNG THUỘC DIỆN XIN CHẤP THUẬN CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI
So với dự án đầu tư ra nước ngoài thuộc diện xin chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài thì thủ tục, trình tự pháp lý của quá trình này có phần ngắn gọn và ít phức tạp hơn với các bước như:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
- Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
- Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
- Quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại Điều 59 Luật Đầu tư 2020;
- Văn bản cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ (Kèm theo văn bản của tổ chức tín dụng xác nhận số dư tài khoản ngoại tệ của nhà đầu tư) hoặc văn bản cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư của tổ chức tín dụng được phép theo quy định tại Khoản 3 Điều 60 Luật Đầu tư 2020;
- Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài trong các ngành, nghề quy định tại Khoản 1 Điều 54 Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư cần nộp văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định của pháp luật có liên quan (nếu có);
- Văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư theo quy định tại Khoản 5 Điều 60 của Luật Đầu tư 2020, quy định về việc phải có xác nhận của cơ quan thuế tại thời điểm không quá 03 tháng từ khi nộp hồ sơ đầu tư ra nước ngoài;
- Tài liệu xác nhận địa điểm thực hiện dự án đầu tư ra nước ngoài(Đối với trường hợp quy định tại Điều 73 Nghị định 31/2021/NĐ-CP);
- Tài liệu các định hình thức đầu tư ra nước ngoài;
Bước 2: Nộp hồ sơ
Nhà đầu tư phải kê khai thông tin Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước Hệ thống thông tin Quốc gia về đầu tư trước khi nộp hồ sơ đầu tư ra nước ngoài. Hồ sơ cần nộp là 03 bộ ( 1 trong 3 bộ phải là hồ sơ gốc) cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong 15 ngày kể từ khi công khai thông tin trên cổng thông tin Quốc gia về đầu tư. Hồ sơ sẽ được tiếp nhận khi đầy đủ về số lượng và đầu mục tài liệu nêu trên Bước 1.
Bước 3: Kiểm tra, rà soát hồ sơ
Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiến hành kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ hoặc có nội dung cần phải làm rõ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản thông báo cho Nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầu tư ra nước ngoài;
Trường hợp khoản vốn bằng ngoại tệ chuyển ra nước ngoài tương đương 20 tỷ đồng trở lên thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến Ngân hàng nhà nước Việt Nam bằng văn bản theo quy định tại Khoản 3 Điều 61 Luật Đầu tư 2020. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có văn bản trả lời Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình vốn đã chuyển ra nước ngoài khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, việc nhà đầu tư đáp ứng điều kiện chuyển tiền theo quy định của pháp luật; vấn đề vay vốn, cho tổ chức kinh tế ở nước ngoài vay; bảo lãnh cho tổ chức kinh tế ở nước ngoài và các vấn đề đầu tư ra nước ngoàikhác có liên quan;
Trong trường hợp dự án đầu tư ra nước ngoài có ngành, nghề báo chí, phát thanh, truyền hình, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến Bộ Thông tin và Truyền thông bằng văn bản theo quy định tại Khoản 2 Điều 72 Nghị định 31/2021/NĐ-CP. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản lấy ý kiến, Bộ Thông tin và Truyền thông có văn bản trả lời Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Bước 4: Nhận Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài cho nhà đầu tư. Trong trường hợp, hồ sơ không hợp lệ Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ có thông báo bằng văn bản và yêu cầu nêu rõ lý do từ chối cho nhà đầu tư về việc cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài.
CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI NĂM 2024 TẠI TP HỒ CHÍ MINH
Các hình thức đầu tư ra nước ngoài tạI NVCS
Hiện nay, tại thành phố Hồ Chí Minh các nhà đầu tư có 05 lựa chọn để thực hiện dự án đầu tư ra nước ngoài như:
- Thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;
- Đầu tư ra nước ngoàitheo hình thức hợp đồng ở nước ngoài;
- Góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý tổ chức kinh tế đó;
- Mua, bán chứng khoán, giấy tờ có giá trị khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài;
- Các hình thức đầu tư ra nước ngoài khác theo quy định pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư;
ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI THEO HÌNH THỨC THÀNH LẬP TỔ CHỨC KINH TẾ THEO QUY ĐỊNH CỦA NƯỚC TIẾP NHẬN ĐẦU TƯ
Tổ chức kinh tế ở nước ngoài là tổ chức kinh tế được đăng ký kinh doanh, thành lập ở nước ngoài theo quy định pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư để thực hiện hoạt động đầu tư ở quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư ra nước ngoài; trong đó nhà đầu tư Việt Nam sở hữu một phần hay toàn bộ vốn đầu tư.
Đối với hình thức này, việc Đăng ký thành lập Doanh nghiệp sẽ tiến hành theo quy định pháp luật tại nước tiếp nhận đầu tư vì tổ chức kinh tế sẽ được thành lập tại nước ngoài. Vậy nên tùy theo quốc gia, vùng lãnh thổ nơi tiếp nhận đầu tư ra nước ngoài mà việc đăng ký thành lập Doanh nghiệp sẽ được tiến hành theo quy định pháp luật nơi tiếp nhận đầu tư.
ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI THEO HÌNH THỨC HỢP ĐỒNG Ở NƯỚC NGOÀI
Đối với hoạt đồng đầu tư ra nước ngoài theo hình thức hợp đồng ở nước ngoài thì pháp luật xác định rằng đây là hợp đồng mà Nhà đầu tư nộp thỏa thuận, hợp đồng với đối tác nước ngoài về việc đầu tư (đầu tư ra nước ngoài) hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương kèm theo tài liệu về tư cách pháp lý của đối tác nước ngoài.
ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI THEO HÌNH THỨC GÓP VỐN, MUA CỔ PHẦN, PHẦN VỐN GÓP CỦA TỔ CHỨC KINH TẾ Ở NƯỚC NGOÀI ĐỂ THAM GIA QUẢN LÝ TỔ CHỨC KINH TẾ ĐÓ
Đối với hoạt đồng đầu tư ra nước ngoài theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý tổ chức kinh tế đó, Nhà đầu tư cần nộp thỏa thuận, hợp đồng, hoặc tài liệu khác có giá trị xác định việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp kèm theo tài liệu về tư cách pháp lý của tổ chức kinh tế ở nước ngoài mà Nhà đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp.
ĐẦU TƯ THEO HÌNH THỨC ĐẦU TƯ KHÁC THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT NƯỚC TIẾP NHẬN ĐẦU TƯ
Tùy theo quy định pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư mà nhà đầu tư cần chuẩn bị các tài liệu và nộp về tài liệu về hình thức đầu tư đó tại nước tiếp nhận đầu tư theo quy định pháp luật của nơi mà nhà đầu tư muốn thực hiện đầu tư ra nước ngoài.