Khái quát về tranh chấp nội bộ doanh nghiệp
Tranh chấp nội bộ doanh nghiệp là gì?
Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể về khái niệm thế nào là tranh chấp nội bộ doanh nghiệp nhưng trong quá trình hoạt động thì các doanh nghiệp đã liệt kê ra được những tranh chấp mà khi xét về tính chất, đặc điểm hay đối tượng tranh chấp thì sẽ được mọi người hiểu là tranh chấp nội bộ doanh nghiệp. Chủ yếu những tranh chấp này cùng hướng đến một mục đích là giành lại được quyền lợi cho cá nhân, tổ chức của họ như tranh chấp giữa các thành viên trong công ty, tranh chấp vị trí quản lý,… và còn rất nhiều hình thức tranh chấp nội bộ doanh nghiệp khác.
Các kiểu tranh chấp nội bộ doanh nghiệp
Theo thống kê từ các doanh nghiệp thì những hình thức tranh chấp nội bộ doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay bao gồm:
- Tranh chấp giữa các thành viên của công ty với nhau như:
+ Tranh chấp ai là người đại diện theo pháp luật của công ty
+ Tranh chấp gắn liền với lợi ích của từng thành viên hay cổ đông trong công ty
- Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty:
+ Cổ đông, thành viên công ty không góp hoặc không góp đủ số cổ phần hay số vốn đã cam kết góp như thỏa thuận ban đầu
+ Cổ đông, thành viên góp không đủ số vốn góp đã đăng ký nhưng thành viên vẫn yêu cầu được lấy danh nghĩa là cổ đông và được hưởng lợi ích như cổ đông góp vốn đầy đủ
+ Những mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh từ phương thức góp cũng như tài sản góp vốn như giá trị tài sản tại thời điểm được định giá không đúng với giá trị hiện tại,…
+ Tranh chấp về các quyết định được ban hành không đúng thẩm quyền, không phù hợp với quy định của pháp luật
+ Tranh chấp về tư cách cổ đông hoặc tư cách thành viên
Nguyên nhân tranh chấp nội bộ doanh nghiệp
Do hiện tại thực tế tồn tại khá nhiều vấn đề tranh chấp trong bội bộ doanh nghiệp nhưng nguyên nhân chủ yếu dẫn tới những tranh chấp đó bao gồm những lí do như sau:
- Thứ nhất, không nắm bắt được các quy định của pháp luật nên đã dẫn đến những mâu thuẫn do kiến thức pháp luật của mỗi người là khác nhau. Có người hiểu đúng và có người hiểu sai nên dẫn đến việc bất đồng quan điểm và xảy ra việc tranh chấp nội bộ.
- Thứ hai, do đa số mô hình doanh nghiệp tồn tại tại Việt Nam là những mô hình doanh nghiệp nhỏ và vừa nên các nhà đầu tư cũng như những người sử dụng lao động thường có xu hướng tuyển dụng người quen, người thân làm việc cho mình và khi đó việc xen lẫn giữa tình cảm và công việc sẽ rất khó để họ có thể rạch ròi. Thậm chí, những vấn đề mâu thuẫn khi phát sinh không được quy định cụ thể mà giải quyết trên phương diện tình cảm sẽ không thỏa mãn những thành viên khác.
- Thứ ba, do các quyết định của các nhà đầu tư, lãnh đạo không phù hợp, không thỏa mãn những thành viên khác nên xảy ra mâu thuẫn, bất đồng khi động chạm đến quyền lợi của những thành viên khác trong công ty.