
Họ tên: NGUYỄN THÀNH TỰU
Chức danh: Thạc sĩ - Luật sư - Trọng Tài Thương Mại - CEO
Điện thoại: +84 09.19.19.59.39
Email: tuulawyer@nvcs.vn
Lĩnh vực tư vấn: Đầu Tư Nước ngoài- Sở hữu Trí tuệ -M&A- Tranh chấp tại tòa.
Ngôn ngữ: Tiếng Việt - tiếng Anh
Ngày nay, luật sư tranh tụng trong vụ án dân sự được nhiều cá nhân, pháp nhân lựa chọn để giải quyết những vấn đề pháp lý cần thiết. Để hiểu hơn về vai trò và nghĩa vụ của luật sư tranh tụng trong vụ án dân sự được pháp luật quy định như thế nào, hãy cùng Luật NVCS tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết sau nhé!
1. Vụ án dân sự là gì ?
Vụ án dân sự là tranh chấp giữa các đương sự trong lĩnh vực dân sự (hợp đồng mua bán bất động sản, hợp đồng kinh doanh…) và được hiểu rằng các bên tranh chấp có thể yêu cầu bảo hiểm quyền và lợi ích hợp pháp của mình thông qua người đại diện hợp pháp của mình. Bạn có thể nộp đơn kiện lên tòa án có thẩm quyền hoặc tự mình hành động.
2. Những điều cơ bản về tranh chấp liên quan tới vụ án dân sự và luật sư tranh tụng
Thủ tục, hồ sơ, thời gian giải quyết tranh chấp vụ án dân sự tại Tòa án và luật sư tranh tụng
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ gồm: Đơn khởi kiện; Hợp đồng dân sự hoặc văn bản, tài liệu giao dịch có giá trị tương đương hợp đồng dân sự; Phụ lục hợp đồng (nếu có); Tài liệu về bảo đảm thực hiện hợp đồng (nếu có, như: cầm cố, thế chấp, tài sản); Tài liệu về việc thực hiện hợp đồng (ví dụ: biên bản nghiệm thu, chứng từ thanh toán, các biên bản làm việc về công nợ tồn đọng; biên bản thanh lý hợp đồng); Lời khai của nhân chứng; Tài liệu về tư cách pháp lý của người khởi kiện, của các đương sự và người có liên quan khác (ví dụ: CMND/CCCD; giấy phép, quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; điều lệ hoạt động, quyết định bổ nhiệm hoặc cử người đại diện doanh nghiệp,..); Tài liệu về các giao dịch khác (nếu thấy cần thiết); Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn kiện (ghi rõ số bản chính, bản sao).
Lưu ý: Các tài liệu nêu trên nếu là tiếng nước ngoài đều phải được dịch sang tiếng Việt Nam do cơ quan, tổ chức có chức năng dịch thuật, kèm theo bản gốc.
Bước 2: Nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nơi cá nhân cư trú hoặc tổ chức có trụ sở làm việc.
Bước 3: Chánh án phân công thẩm phán xem xét Đơn khởi kiện trong vòng 03 ngày từ ngày nhận đơn. Sau đó, trong vòng 05 ngày từ ngày nhận sự phân công, thẩm phán ra một trong các quyết định:
- Yêu cầu sửa đổi bổ sung đơn khởi kiện nếu cần sửa (sửa trong vòng 01 tháng), khi sửa xong thì sẽ thụ lý vụ án;
- Trả lại đơn khởi kiện. Bên nộp đơn khởi kiện có thể khiếu nại trong vòng 10 ngày từ ngày nhận lại đơn.
- Chuyển đơn khởi kiện cho tòa án khác có thẩm quyền nếu không thuộc thẩm quyền của Tòa nhận đơn khởi kiện
- Thụ lý vụ án nếu vụ án đủ điều kiện thụ lý. Ra thông báo thụ lý vụ án trong vòng 03 ngày từ ngày quyết định thụ lý vụ án và phân công thẩm phán giải quyết.
Bước 4: Vụ án sẽ được chuẩn bị xét xử sơ thẩm (thời gian chuẩn bị là tối đa 02 tháng với tranh chấp kinh doanh thương mại; tối đa 04 tháng với tranh chấp dân sự). Lúc này, nếu vụ án được hòa giải thành thì sẽ có quyết định công nhận thỏa thuận hòa giải; nếu hòa giải không thành thì sẽ có quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm, trong vòng 01 tháng (hoặc 02 tháng nếu có lý do chính đáng) kể từ khi có quyết định xét xử sở thẩm thì phiên tòa sơ thẩm được lập ra.
Bước 5: Xét xử sơ thẩm vụ án dân sự.
Bước 6: Xét xử phúc thẩm vụ án dân sự: Nếu một trong các bên không đồng ý với quyết định xét xử sơ thẩm thì, trong thời hạn quyết định xét xử sơ thẩm chưa có hiệu lực (15 ngày từ ngày tuyên án, hoặc 10 ngày từ ngày nhận được bản án đối với các bên vắng mặt tại phiên tòa), có thể kháng nghị để xét xử phúc thẩm vụ án dân sự. Thời hạn xét xử phúc thẩm là: nộp đơn và nhận thông báo đóng phí trong vòng 10 ngày; đóng phí trong vòng 10 ngày nữa; thời hạn từ khi có quyết định thụ lý đến khi mở phiên tòa phúc thẩm là 04 tháng.
Bước 7: Xét xử giám đốc thẩm vụ án dân sự: Nếu sau khi có quyết định xét xử phúc thẩm mà một trong các bên vẫn không thỏa mãn, thì vụ án dân sự có thể bị kháng nghị bởi cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn 03 năm từ ngày bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa có hiệu lực pháp lý.
3. Quyền và nghĩa vụ của luật sư tranh tụng trong vụ án dân sự
Theo Điều 76 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về quyền và nghĩa vụ của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự như sau:
- Tham gia tố tụng từ khi khởi kiện hoặc bất cứ giai đoạn nào trong quá trình tố tụng dân sự.
- Thu thập và cung cấp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án; nghiên cứu hồ sơ vụ án và được ghi chép, sao chụp những tài liệu cần thiết có trong hồ sơ vụ án để thực hiện việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, trừ tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 109 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
- Tham gia việc hòa giải, phiên họp, phiên tòa hoặc trường hợp không tham gia thì được gửi văn bản bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự cho Tòa án xem xét.
- Thay mặt đương sự yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng khác theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
- Giúp đương sự về mặt pháp lý liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ; trường hợp được đương sự ủy quyền thì thay mặt đương sự nhận giấy tờ, văn bản tố tụng mà Tòa án tống đạt hoặc thông báo và có trách nhiệm chuyển cho đương sự.
- Các quyền, nghĩa vụ quy định tại các khoản 1, 6, 16, 17, 18, 19 và 20 Điều 70 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
- Quyền, nghĩa vụ khác mà pháp luật có quy định.