Nhãn hiệu có phải là hàng hoá không?

+84 09.19.19.59.39

Họ tên: NGUYỄN THÀNH TỰU

Chức danh: Thạc sĩ - Luật sư - Trọng Tài Thương Mại - CEO

Điện thoại: +84 09.19.19.59.39

Email: tuulawyer@nvcs.vn

Lĩnh vực tư vấn: Đầu Tư Nước ngoài- Sở hữu Trí tuệ -M&A- Tranh chấp tại tòa.

Ngôn ngữ: Tiếng Việt - tiếng Anh

 

Nhãn hiệu không phải là một loại hàng hoá, tuy nhiên hiện nay có sự phân loại giữa nhãn hiệu thường và nhãn hiệu dùng cho hàng hoá. Để hiểu rõ hơn về các khái niệm này, hãy cùng NVCS tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

1. Nhãn hiệu là gì?

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt sản phẩm hàng hóa và dịch vụ giữa các cá nhân, tổ chức khác nhau.

nhan-hieu-co-phai-hang-hoa-khong

Có 3 loại nhãn hiệu phổ biến bao gồm:

  • Nhãn hiệu tập thể: Dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ do các thành viên trong một tổ chức là chủ sở hữu với hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân bên ngoài, không thuộc tổ chức này;
  • Nhãn hiệu chứng nhận: Là nhãn hiệu mà các tổ chức, cá nhân sử dụng cho hàng hóa, dịch vụ của họ để chứng nhận các đặc tính của hàng hóa, dịch vụ đó như xuất xứ, nguyên vật liệu, cách thức sản xuất, công bố chất lượng sản phẩm, độ an toàn… và có sự cho phép chủ sở hữu nhãn hiệu.
  • Nhãn hiệu nổi tiếng: Là nhãn hiệu phổ biến với đa số công chúng có liên quan tại Việt Nam.

2. Nhãn hiệu hàng hóa là gì?

Nhãn hàng hóa là những hình ảnh, chữ viết trên hàng hóa, bao bì sản phẩm được tạo thông qua việc viết, in, vẽ, chụp, dán, đúc hay chạm khắc trực tiếp trên bề mặt của hàng hóa, bao bì sản phẩm, hoặc trên các chất liệu khác được gắn lên hàng hóa, bao bì sản phẩm đó.

Nhãn hàng hóa bao gồm:

  • Nhãn gốc hàng hóa: Là nhãn đầu tiên được gắn trên hàng hóa, bao bì sản phẩm; 
  • Nhãn phụ hàng hóa: Là nhãn chứa các thông tin bắt buộc của nhãn gốc được dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt và bổ sung các thông tin bắt buộc theo quy định của pháp luật Việt Nam như tên hàng hóa, tên và địa chỉ của cá nhân hoặc tổ chức chịu trách nhiệm về hàng hóa, xuất xứ hàng hóa.

3. Phân biệt giữa nhãn hiệu và nhãn hàng hóa

- Về chức năng: Nhãn hiệu dùng để phân biệt sản phẩm/dịch vụ tương tự giữa các nhà cung cấp.

Nhãn hàng hóa cung cấp cho người tiêu dùng thông tin của sản phẩm: xuất xứ, nơi sản xuất, nguyên liệu, công dụng.,…

- Hình thức thể hiện: Nhãn hiệu được thể hiện bằng hình vẽ, chữ viết hoặc kết hợp cả hai yếu tố đó, được thiết kế mang đặc trưng của nhà sản xuất, thường có sự pha trộn từ hai màu sắc trở lên để tăng thêm yếu tố nổi bật.

Nhãn hàng hóa thường được thể hiện dưới dạng bản in, bản viết của chữ, hình vẽ và được dán, chạm khắc hoặc in trực tiếp lên bao bì sản phẩm.

- Việc sử dụng nhãn hiệu/ nhãn hàng hóa: Đối với nhãn hiệu, nhà sản xuất có thể sử dụng trên sản phẩm/ dịch vụ hoặc không. Đây có thể coi là quyền của nhà sản xuất. Sử dụng nhãn hiệu trên sản phẩm/ dịch vụ không chỉ mang tính chất phân biệt mà còn để quảng bá sản phẩm/ dịch vụ đến tay người tiêu dùng.

Đối với nhãn hàng hóa thì việc sử dụng nhãn hàng hóa trên bao bì sản phẩm là bắt buộc. Bởi lẽ, người tiêu dùng cần được biết một sản phẩm có thành phần như thế nào, xuất xứ từ đâu và cách thức sử dụng như thế nào để tự bảo vệ sức khỏe của chính mình trong thời buổi rất nhiều hàng giả, hàng nhái xuất hiện trên thị trường.

4. Căn cứ đánh giá nhãn hiệu hàng hóa có bị làm giả hay không?

Như vậy, đối với việc xác định hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu thì cần phải dựa trên các yếu tố sau:

- Mức độ gây nhầm lẫn của dấu hiệu với nhãn hiệu đang được bảo hộ:

+ Mức độ tương tự của dấu hiệu với nhãn hiệu đang được bảo hộ về tổng thể và thành phần, đặc biệt là thành phần gây ấn tượng mạnh đối với khách hàng;

+ Tính liên quan về các yếu tố của hàng hóa, thực tiễn tập quán lưu thông của hàng hóa, cách lưu thông của hàng hóa

+ Mức độ gây chú ý đến người tiêu dùng khi lựa chọn hàng hóa;

+ Mức độ ảnh hưởng đến sự liên tưởng về mối quan hệ giữa hàng hóa làm giả nhãn hiệu và hàng hóa được bảo hộ

+ Chứng cứ về hậu quả cho sự nhầm lẫn của người tiêu dùng.

- Xác định yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu:

+ Nếu sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ thì không cần xem xét khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về hàng hóa mang nhãn hiệu;

+ Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu cho hàng hóa tương tự hoặc liên quan; sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu cho hàng hóa trùng hoặc tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa kèm theo nhãn hiệu đã được bảo hộ thì phải xem xét khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về hàng hóa mang nhãn hiệu

5. Dịch vụ hỗ trợ đăng ký quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu của NVCS 

Dịch vụ hỗ trợ thủ tục đăng ký quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu của NVCS sẽ mang đến cho khách hàng giải pháp toàn diện để hỗ trợ bạn trong hành trình khởi nghiệp của mình. Chúng tôi cam kết cung cấp sự hỗ trợ chuyên nghiệp và chi tiết đến khi hoàn tất thủ tục về đăng ký quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu. Ngoài ra, chi phí cạnh tranh và trọn gói so với mặt bằng chung hiện nay để phù hợp với nhiều phân khúc khách hàng.

 

LIÊN HỆ

Hotline: 0916.303.656 (Gọi​ ngay đ​ể​ đ​ư​ợc​ tư​ vấ​n miễn​ phí)

Email: luatsu@nvcs.vn 

Website: https://nvcs.vn/

 https://www.linkedin.com/company/nvcs-firm/

DỊCH VỤ LIÊN QUAN
Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ tại Kiên Giang - Phú Quốc

Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ tại Kiên Giang - Phú Quốc

Bài viết này sẽ giới thiệu về dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ tại Kiên Giang - Phú Quốc, nhằm cung cấp cho quý độc giả những thông tin hữu ích về cách bảo vệ và thực thi quyền lợi trí tuệ của mình.
Các loại nhãn hiệu được bảo hộ tổng thể

Các loại nhãn hiệu được bảo hộ tổng thể

Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá các loại nhãn hiệu có thể được bảo hộ tổng thể tại Việt Nam, bao gồm nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận và nhãn hiệu liên kết.
Quy định bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với sáng chế

Quy định bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với sáng chế

Việc bảo hộ này không chỉ bảo đảm quyền lợi của người sáng tạo mà còn thúc đẩy sự tiến bộ khoa học và công nghệ, góp phần vào sự phát triển kinh tế bền vững.
Quy định bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với giống cây trồng

Quy định bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với giống cây trồng

Bài viết này sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan về các quy định bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với giống cây trồng, tầm quan trọng của chúng, cũng như các thách thức và cơ hội mà chúng mang lại cho nông nghiệp hiện đại
Quy định bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với kiểu dáng công nghiệp

Quy định bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với kiểu dáng công nghiệp

Quy định bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với kiểu dáng công nghiệp không chỉ bảo đảm quyền lợi hợp pháp cho các nhà thiết kế và doanh nghiệp, mà còn thúc đẩy sự sáng tạo và đổi mới.
Quy định bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm giải trí

Quy định bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm giải trí

Việc bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với các tác phẩm giải trí không chỉ bảo vệ quyền lợi của các tác giả và nhà sản xuất mà còn thúc đẩy sự sáng tạo và đổi mới trong ngành công nghiệp giải trí.
KHÁCH HÀNG TIÊU BIỂU
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Để lại địa chỉ email của bạn để nhận những tin tức cập nhật về luật mới nhất

Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay cho chúng tôi