
Họ tên: NGUYỄN THÀNH TỰU
Chức danh: Thạc sĩ - Luật sư - Trọng Tài Thương Mại - CEO
Điện thoại: +84 09.19.19.59.39
Email: tuulawyer@nvcs.vn
Lĩnh vực tư vấn: Đầu Tư Nước ngoài- Sở hữu Trí tuệ -M&A- Tranh chấp tại tòa.
Ngôn ngữ: Tiếng Việt - tiếng Anh
Điều kiện thành lập doanh nghiệp được pháp luật quy định như thế nào? Đây là một trong các câu hỏi mà nhiều nhà đầu tư quan tâm. Hãy cũng NVCS tìm hiểu thông qua bài viết sau nhé!
- 1. 1. Điều kiện về vốn điều lệ và vốn pháp định khi thành lập doanh nghiệp theo quy định
- 2. 2. Điều kiện về chủ thể thành lập doanh nghiệp theo quy định
- 3. 3. Điều kiện về người đại diện theo pháp luật khi thành lập doanh nghiệp
- 4. 4. Điều kiện về tên công ty
- 5. 5. Điều kiện về trụ sở chính của doanh nghiệp khi thành lập
- 6. 6. Điều kiện về ngành nghề kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp
- 7. Dịch vụ hỗ trợ các bước thành lập doanh nghiệp của NVCS
1. Điều kiện về vốn điều lệ và vốn pháp định khi thành lập doanh nghiệp theo quy định
Vốn điều lệ là số tài sản do các thành viên góp hoặc cam kết góp vốn và được ghi vào điều lệ của doanh nghiệp.
Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu để thành lập doanh nghiệp do pháp luật quy định đối với từng ngành, nghề.
Hiện nay, Luật Doanh nghiệp không quy định mức vốn tối thiểu khi thành lập. Doanh nghiệp phải góp đủ số vốn điều lệ đăng ký trong 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận kinh doanh. Quá thời hạn quy định không góp đủ vốn điều lệ thì trong 30 ngày kể từ ngày cuối phải góp đủ vốn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ.
Vốn điều lệ quyết định mức thuế môn bài doanh nghiệp phải đóng hàng năm như sau:
- Vốn điều lệ doanh nghiệp thành lập trên 10 tỷ đồng: Nộp 3.000.000 đồng/năm
- Vốn điều lệ doanh nghiệp thành lập từ 10 tỷ đồng trở xuống: Nộp 2.000.000 đồng/năm
2. Điều kiện về chủ thể thành lập doanh nghiệp theo quy định
Để thành lập doanh nghiệp thì chủ thể không thuộc các đối tượng sau đây:
- Tổ chức không có tư cách pháp nhân theo quy định pháp luật.
- Người chưa đủ 18 tuổi, hạn chế hoặc không có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
- Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước để thu lợi riêng.
- Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức tại Việt Nam.
- Cán bộ thuộc quân đội nhân dân Việt Nam và công an nhân dân Việt Nam.
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước. Trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại các doanh nghiệp khác.
- Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị toà án cấm hành nghề kinh doanh tại Việt Nam.
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản của Việt Nam.
3. Điều kiện về người đại diện theo pháp luật khi thành lập doanh nghiệp
- Người đại diện theo pháp luật doanh nghiệp là cá nhân, từ đủ 18 tuổi, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Không thuộc đối tượng bị cấm quản lý và thành lập doanh nghiệp theo quy định hiện hành. Người đại diện theo pháp luật không nhất thiết phải là người góp vốn khi thành lập doanh nghiệp.
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thành lập có thể là người Việt Nam hoặc người nước ngoài. Điều lệ của doanh nghiệp quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có thể giữ các chức danh: Giám đốc/Tổng giám đốc, Chủ tịch HĐQT tùy từng loại hình.
- Nếu doanh nghiệp thuê người đại diện theo pháp luật thì phải bổ sung hợp đồng lao động và quyết định bổ nhiệm.
- Doanh nghiệp công ty TNHH, doanh nghiệp công ty cổ phần có thể có 1 hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật.
4. Điều kiện về tên công ty
Tên doanh nghiệp phải bao gồm 2 yếu tố theo thứ tự sau đây:
- Loại hình doanh nghiệp được viết là: Công ty trách nhiệm hữu hạn (CT TNHH), công ty cổ phần (CTCP), công ty hợp doanh (CTHD), doanh nghiệp tư nhân (DNTN).
- Tên riêng doanh nghiệp được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt trừ các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
- Tên doanh nghiệp phải được đặt tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh. Và tên phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành sau khi thành lập.
Khi đặt tên doanh nghiệp, phải tuân thủ 3 điều sau đây:
- Không được đặt tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký trước đó trên lãnh thổ Việt Nam.
- Không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
- Không sử dụng cụm từ trong các cơ quan đoàn thể của nhà nước để đặt tên cho doanh nghiệp của mình.
5. Điều kiện về trụ sở chính của doanh nghiệp khi thành lập
- Trụ sở chính của doanh nghiệp khi thành lập phải đặt trên lãnh thổ Việt Nam. Đây cũng là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp được thành lập và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính. Bên cạnh đó, có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
- Địa chỉ cần phải xác định rõ ràng chi tiết.
- Không đặt trụ sở công ty tại địa chỉ là căn hộ chung cư hoặc nhà tập thể vì không có địa chỉ cụ thể.
6. Điều kiện về ngành nghề kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp
- Doanh nghiệp được quyền đăng ký kinh doanh những ngành, nghề mà pháp luật không cấm. Nhưng các ngành nghề đó phải nằm trong hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam và được quy định theo luật.
- Doanh nghiệp phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện của ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định.
Dịch vụ hỗ trợ các bước thành lập doanh nghiệp của NVCS
Dịch vụ hỗ trợ thủ tục thành lập doanh nghiệp của NVCS sẽ mang đến cho khách hàng giải pháp toàn diện để hỗ trợ bạn trong hành trình khởi nghiệp của mình. Chúng tôi cam kết cung cấp sự hỗ trợ chuyên nghiệp và chi tiết đến khi hoàn tất thủ tục về thành lập doanh nghiệp.