
Họ tên: NGUYỄN THÀNH TỰU
Chức danh: Thạc sĩ - Luật sư - Trọng Tài Thương Mại - CEO
Điện thoại: +84 09.19.19.59.39
Email: tuulawyer@nvcs.vn
Lĩnh vực tư vấn: Đầu Tư Nước ngoài- Sở hữu Trí tuệ -M&A- Tranh chấp tại tòa.
Ngôn ngữ: Tiếng Việt - tiếng Anh
- 1. Thủ tục thành lập doanh nghiệp bảo vệ mới nhất
- 1.1. I. Điều kiện thành lập doanh nghiệp bảo vệ mới nhất
- 1.2. II. Thủ tục thành lập doanh nghiệp bảo vệ thực hiện như thế nào?
- 1.3. III. Hình thức nộp hồ sơ
- 1.4. IV. Dịch vụ hỗ trợ thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp bảo vệ
Thủ tục thành lập doanh nghiệp bảo vệ mới nhất
Thủ tục thành lập doanh nghiệp bảo vệ hiện đang được nhiều nhà đầu tư quan tâm vì đây là loại hình doanh nghiệp cần thiết cho xã hội. Với quy mô cửa hàng, doanh nghiệp ngày càng tăng ở Việt Nam, bảo vệ là đội ngũ góp phần bảo đảm an toàn cho khách hàng, an ninh cho cửa hàng, doanh nghiệp. Cùng NVCS tìm hiểu thêm về thủ tục này nhé!
I. Điều kiện thành lập doanh nghiệp bảo vệ mới nhất
- Doanh nghiệp bảo vệ đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp.
- Người chịu trách nhiệm về trật tự và an ninh phải không thuộc các trường hợp có tiền án về xâm phạm an ninh quốc gia, đã bị khởi tố hình sự, hoặc các tội khác do lỗi cố ý đã bị kết án từ 03 năm tù trở lên.
- Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự phải có trình độ từ cao đẳng trở lên.
- Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự trong 24 tháng liền kề trước đó không bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;
- Cơ sở doanh nghiệp bảo vệ phải đủ điều kiện về an toàn Phòng cháy, chữa cháy;
Trường hợp doanh nghiệp bảo vệ có vốn đầu tư nước ngoài cần đáp ứng điều kiện sau:
- Doanh nghiệp bảo vệ có ít nhất 05 năm hoạt động liên tục trong lĩnh vực dịch vụ bảo vệ.
- Là cá nhân chưa bị cơ quan pháp luật của nước ngoài xử lý về hành vi vi phạm có liên quan đến hoạt động dịch vụ bảo vệ từ cảnh cáo trở lên.
- Phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài chỉ được sử dụng để mua máy móc, thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác bảo vệ.
- Số vốn góp đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài ít nhất là 1.000.000 USD.
II. Thủ tục thành lập doanh nghiệp bảo vệ thực hiện như thế nào?
Doanh nghiệp bảo vệ tiến hành chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập sau khi đáp ứng được đầy đủ các điều kiện trên. Tùy vào loại hình được lựa chọn mà trình tự thủ tục thành lập doanh nghiệp bảo vệ sẽ thực hiện khác nhau. Cụ thể như sau:
Bước 1: Đăng ký thành lập doanh nghiệp với cơ quan có thẩm quyền
Hồ sơ thực hiện đăng ký kinh doanh với cơ quan có thẩm quyền gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy đăng ký doanh nghiệp của doanh nghiệp bảo vệ;
- Bảo thảo điều lệ doanh nghiệp bảo vệ;
- Danh sách thành viên/ cổ đông doanh nghiệp (công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần);
- CCCD/ CMND/ Hộ chiếu hợp lệ của các thành viên doanh nghiệp.
- Tổ chức góp vốn thì cần Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và kèm theo giấy tờ chứng thực tuỳ thân, văn bản quyết định uỷ quyền của người đại diện theo uỷ quyền;
- Quyết định góp vốn đối với thành viên của doanh nghiệp bảo vệ;
Bước 2: Đăng ký kê khai thuế
Doanh nghiệp bán lẻ cần kê khai thuế và đóng các loại thuế theo quy định của pháp luật mới đủ điều kiện hoạt động.
Bước 3: Xin cấp giấy phép con - Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự
Đối với doanh nghiệp không có vốn đầu tư nước ngoài
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự của doanh nghiệp bảo vệ.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao công chứng hợp lệ) của doanh nghiệp bán lẻ.
- Các giấy tờ, tài liệu chứng minh đảm bảo điều kiện an toàn về Phòng cháy, chữa cháy (bản sao công chứng hợp lệ).
- Bản khai lý lịch kèm theo phiếu lý lịch tư pháp của chủ doanh nghiệp bảo vệ.
- Chứng nhận bằng tốt nghiệp của người đại diện theo uỷ quyền của doanh nghiệp bảo vệ (bản sao công chứng hợp lệ);
Đối với công ty dịch vụ bảo vệ có vốn đầu tư nước ngoài:
- Chứng nhận bằng tốt nghiệp của người đại diện theo uỷ quyền của doanh nghiệp bảo vệ (bản sao công chứng hợp lệ);
- Tài liệu chứng minh đủ điều kiện về an ninh trật tự đối với doanh nghiệp bảo vệ đã được hợp pháp hóa lãnh sự tại cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở quốc gia, vùng lãnh thổ nơi doanh nghiệp nước ngoài đặt trụ sở chính.
III. Hình thức nộp hồ sơ
Doanh nghiệp bảo vệ có thể lựa chọn 1 trong 2 hình thức nộp hồ sơ như sau:
- Nộp trực tiếp cho cơ quan công an có thẩm quyền (Bưu điện, chuyển phát nhanh,...);
- Nộp trực tuyến qua Cổng thông tin điện tử quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự của Bộ công an.
IV. Dịch vụ hỗ trợ thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp bảo vệ
Khi lựa chọn NVCS làm đơn vị hỗ trợ thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp bảo vệ, bạn sẽ nhận thấy một số lợi ích quan trọng như:
- Doanh nghiệp sẽ được tư vấn chi tiết trước khi tiến hành thủ tục thành lập doanh nghiệp bảo vệ.
- NVCS giúp khách hàng soạn thảo bộ hồ sơ thành lập doanh nghiệp bảo vệ một cách chỉn chu nhất.
- NVCS sẽ tiến hành nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp bảo vệ tại sở kế hoạch đầu tư theo sự uỷ quyền của khách hàng.
- Nhận kết quả và giấy chứng nhận doanh nghiệp bảo vệ sớm nhất có thể.
- NVCS hỗ trợ quý khách hàng trong suốt quá trình thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp bảo vệ.
- Chi phí dịch vụ tại NVCS hợp lý và trọn gói.
- Chất lượng dịch vụ được đảm bảo, hồ sơ thủ tục xét duyệt đúng hạn.
- Quy trình làm việc của NVCS chuyên nghiệp, gồm các chuyên viên giàu kinh nghiệm đồng hành cùng quý khách.
LIÊN HỆ
Hotline: 0916.303.656 (Gọi ngay để được tư vấn miễn phí)
Email: luatsu@nvcs.vn
Website: https://nvcs.vn