Thủ tục thành lập doanh nghiệp mới nhất 2024

+84 09.19.19.59.39

Họ tên: NGUYỄN THÀNH TỰU

Chức danh: Thạc sĩ - Luật sư - Trọng Tài Thương Mại - CEO

Điện thoại: +84 09.19.19.59.39

Email: tuulawyer@nvcs.vn

Lĩnh vực tư vấn: Đầu Tư Nước ngoài- Sở hữu Trí tuệ -M&A- Tranh chấp tại tòa.

Ngôn ngữ: Tiếng Việt - tiếng Anh

 

Thành lập doanh nghiệp là một quá trình không thể thiếu trong hoạt động khởi nghiệp và phát triển của cá nhân, tổ chức. Để việc thành lập doanh nghiệp diễn ra nhanh chóng thì việc chuẩn bị các bước cần thiết phải được chú trọng. Tuy nhiên, quá trình này còn tồn tại nhiều câu hỏi lớn như ai được quyền đăng ký thành lập doanh nghiệp, đặt tên doanh nghiệp như thế nào để phù hợp với quy định pháp luật hay thành lập doanh nghiệp có cần phải bỏ nhiều vốn không. Bài viết sau đây sẽ cung cấp tới quý bạn đọc về những điều cần biết trước khi bắt đầu thành lập doanh nghiệp.

Thế nào là thành lập doanh nghiệp?

thanh-lap-doanh-nghiep

thanh-lap-doanh-nghiep

Cá nhân, tổ chức có mong muốn tự chủ, tự do kinh doanh, sản xuất hay có nhu cầu được pháp luật bảo vệ trong hoạt động kinh doanh của mình thì phải thực hiện các thủ tục pháp lý cần thiết tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thành lập doanh nghiệp. Lúc này, nếu là doanh nghiệp tư nhân thì giữa chủ sở hữu và doanh nghiệp không có sự tách bạch về tài sản. Ngoài ra, chủ sở hữu tự mình điều hành doanh nghiệp, tự mình đưa ra các quyết định, tham gia các hợp đồng kinh doanh. Còn các công ty như công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hay công ty hợp danh sẽ có tài sản riêng của mình. Khi thành lập, doanh nghiệp sẽ có tên riêng và có trụ sở riêng. 

Một số điều cần các cá nhân, tổ chức chú trọng khi thành lập doanh nghiệp bao gồm: kế hoạch kinh doanh, lựa chọn hình thức doanh nghiệp, địa điểm kinh doanh, vốn đầu tư, đăng ký thuế và kế toán, hồ sơ pháp lý và thực hiện các thủ tục pháp lý như đăng ký kinh doanh để có đủ cơ sở pháp lý cho doanh nghiệp.

Quyền đăng ký thành lập doanh nghiệp thuộc về ai? 

Theo Điều 17 Luật Doanh nghiệp thì bất kỳ cá nhân hay tổ chức đều có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp. Tuy nhiên, điều kiện tiên quyết để có quyền thành lập doanh nghiệp là cá nhân, tổ chức đó phải có quyền góp vốn. Do vậy, người thành lập doanh nghiệp phải chú ý không rơi vào các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 17 Luật Doanh nghiệp và khoản 4 Điều 20 Luật Phòng chống tham nhũng 2018. Đây là các đối tượng pháp luật quy định không có quyền góp vốn vào doanh nghiệp. Nếu các cá nhân, tổ chức không rơi vào các trường hợp nêu trên thì tiếp tục xem xét đến quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp của cá nhân, tổ chức đó. Theo đó, các đối tượng được quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều 130 Luật Phá sản 2014 không có quyền thành lập doanh nghiệp.

Tóm lại, cá nhân, tổ chức muốn thành lập doanh nghiệp phải có đủ quyền góp vốn và quyền thành lập doanh nghiệp, nếu thiếu quyền góp vốn hoặc quyền thành lập doanh nghiệp thì cá nhân, tổ chức đó không thể đăng ký thành lập doanh nghiệp để thực hiện hoạt động kinh doanh của mình.

Pháp luật quy định một số khái niệm về người thành lập doanh nghiệp và người quản lý doanh nghiệp như sau: Theo khoản 25 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 thì người thành lập doanh nghiệp là cá nhân, tổ chức thành lập hoặc góp vốn để thành lập doanh nghiệp. Còn người quản lý doanh nghiệp được quy định tại khoản 24 Điều 4 cùng Luật, họ là người quản lý doanh nghiệp tư nhân và người quản lý công ty.

Lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp:

Pháp luật về doanh nghiệp quy định có 04 loại hình doanh nghiệp:

  • Doanh nghiệp tư nhân;
  • Công ty hợp danh;
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn, bao gồm Công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH hai thành viên trở lên;
  • Công ty cổ phần.

Các loại hình doanh nghiệp kể trên có sự khác biệt cả về quy mô kinh doanh, số lượng chủ đầu tư cho đến mục tiêu hoạt động. Tùy thuộc vào mục đích của doanh nghiệp chủ doanh nghiệp có quyền lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp nhất với tình hình hoạt động kinh doanh.

Lựa chọn ngành nghề kinh doanh chính:

Bài viết chia các nhóm ngành nghề kinh doanh thành 03 loại:

  • Ngành nghề cấm đầu tư, kinh doanh: Điều 6 Luật Đầu tư 2020 và các phụ lục của Luật Đầu tư 2020;
  • Ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện: có 227 ngành nghề liệt kê trong phụ lục IV Luật Đầu tư 2020. Các điều kiện cụ thể cho từng ngành nghề được Chính phủ ban hành các văn bản hướng dẫn (Nghị định, Thông tư,...) để thi hành.
  • Ngành nghề tự do kinh doanh: là những ngành nghề không thuộc hai nhóm trên.

Như vậy, trước khi thành lập doanh nghiệp thì phải lưu ý ngành nghề mình muốn kinh doanh phải không thuộc các ngành nghề mà nhà nước cấm. Nếu ngành nghề mình mong muốn kinh doanh thuộc nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì phải đảm bảo đáp ứng đầy đủ các điều kiện mà pháp luật quy định. Có như vậy, việc thành lập doanh nghiệp để đầu tư, kinh doanh mới hợp pháp và được pháp luật bảo vệ.

Tài sản góp vốn và Vốn Điều lệ thành lập doanh nghiệp;

Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu, các thành viên hợp danh của công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty được coi là Vốn Điều lệ. Đối với công ty cổ phần thì Vốn Điều lệ được coi là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty. Pháp luật không quy định mức tối thiểu hay mức tối đa Vốn điều lệ mà một doanh nghiệp cần phải có, tùy thuộc vào tính chất, quy mô doanh nghiệp và ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp đó mà các nhà đầu tư, chủ sở hữu quyết định sẽ góp bao nhiêu giá trị tài sản tạo thành Vốn điều lệ phù hợp.

Căn cứ khoản 1 Điều 34 Luật Doanh nghiệp 2020 thì chủ doanh nghiệp có thể góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng Đồng Việt Nam, vàng, quyền sử dụng đất, ngoại tệ tự do chuyển đổi, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, quyền sở hữu trí tuệ, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam. 

Lưu ý: Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản kể trên mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật.

Khi đã quyết định góp vốn thành lập doanh nghiệp, để xác định giá của những tài sản không phải là đồng Việt Nam như quyền sử dụng đất hay quyền sở hữu trí tuệ thì tài sản đó có thể được định giá thông qua hai hình thức: 

  • Định giá bởi các thành viên sáng lập theo nguyên tắc đồng thuận hoặc
  • Thuê tổ chức định giá 

Lưu ý: Trong mọi trường hợp, khi định giá cho tài sản góp vốn thì giá đó phải là giá thị trường (giá thực tế).

Đặt tên cho doanh nghiệp:

Đặt tên cho doanh nghiệp vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp bởi chủ doanh nghiệp có quyền tự quyết đặt tên sao cho phù hợp với hoạt động kinh doanh cũng như thuận tiện cho việc phát triển của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, đặt tên cho doanh nghiệp cũng được coi là một nghĩa vụ bởi nó giúp phân biệt các công ty khác nhau trong cùng một lĩnh vực kinh doanh và pháp luật quy định một số nguyên tắc khi đặt tên cho doanh nghiệp nên các chủ doanh nghiệp có nghĩa vụ phải tuân theo. 

Một doanh nghiệp có thể cùng lúc có nhiều cái tên, có thể có tên Tiếng Việt, tên viết tắt, tên tiếng nước ngoài hoặc tên thương mại. Bên cạnh đó, tên thương mại có thể trùng với tên doanh nghiệp.

Ví dụ: Công ty cổ phần Ngân Hà

  • Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần Ngân Hà
  • Tên tiếng nước ngoài: The Galaxy Joint Stock Company
  • Tên viết tắt: The Galaxy JSC

Khi đặt tên cho doanh nghiệp, lưu ý phải thỏa đủ 02 yếu tố: đảm bảo cơ cấu tên doanh nghiệp và không vi phạm những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp. Căn cứ khoản 1 Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2020 thì tên Tiếng việt phải bao gồm loại hình doanh nghiệp và tên riêng. Ví dụ: Công ty cổ phần Diệp Lục, Công ty TNHH MTV Á Châu,... Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp được quy định tại Điều 38 cùng Luật. Trong đó, việc đặt tên trùng hay tên gây nhầm lẫn với các doanh nghiệp trước đó khiến các chủ doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc đăng ký doanh nghiệp. Căn cứ Điều 41 Luật Doanh nghiệp, có 08 loại tên trùng hay tên gây nhầm lẫn như sau: 

  • Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống tên doanh nghiệp đã đăng ký;

Ví dụ: CTCP Quỳnh Giao và CTCP Quỳnh Dao

  • Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;

Ví dụ: CTCP Sông Hồng và CTCP Hồng Hà trùng tên viết tắt là HoComp

  • Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;

Ví dụ: CTCP Sông Hồng và CTCP Hồng Hà trùng tên bằng tiếng nước ngoài là Red River Joint Stock Company

  • Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, một số thứ tự hoặc một chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, chữ F, J, Z, W được viết liền hoặc cách ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó

Ví dụ: Công ty TNHH MTV Thành Công và Công ty TNHH MTV Thành Công 2 

  • Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một ký hiệu “&” hoặc “và”, “.”, “,”, “+”, “-”, “_”

Ví dụ: CTCP An Bình và CTCP An & Bình

  • Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc từ “mới” được viết liền hoặc cách ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;

Ví dụ: DNTN Mặt Trời và DNTN Mặt Trời mới

  • Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một cụm từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông”;

Ví dụ: Công ty hợp danh Bình An miền Đông và Công ty hợp danh Bình An miền Tây

  • Tên riêng của doanh nghiệp trùng với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký.

Ví dụ: CTCP An Nhiên và Công ty TNHH An Nhiên

Trụ sở chính của doanh nghiệp: 

Các doanh nghiệp có quyền lựa chọn nơi đặt trụ sở và địa điểm kinh doanh sao cho phù hợp và thuận tiện với hoạt động kinh doanh của mình. Pháp luật doanh nghiệp chỉ điều chỉnh các doanh nghiệp được thành lập tại Việt Nam, do đó, để được pháp luật doanh nghiệp bảo vệ thì doanh nghiệp đó phải đặt trên lãnh thổ Việt Nam. Trụ sở phải có địa chỉ liên lạc cụ thể, chính xác và rõ ràng, được xác định theo địa giới đơn vị hành chính. Doanh nghiệp có thể có số điện thoại, địa chỉ fax và địa chỉ thư điện tử, đây là thành phần không bắt buộc.

CSPL: Điều 42 Luật Doanh nghiệp 2020.

Câu hỏi thường gặp liệu có được dùng căn hộ chung cư làm trụ sở chính cho doanh nghiệp không. Pháp luật quy định mục đích sử dụng căn hộ chung cư là dùng để ở. Theo Khoản 11 Điều 6 Luật Nhà ở 2014 thì pháp luật cấm sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở. Như vậy, không thể dùng căn hộ chung cư làm trụ sở chính cho doanh nghiệp.

Một số lưu ý về thủ tục thành lập và đăng ký doanh nghiệp: 

Thứ nhất, về hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp thì các loại hình doanh nghiệp có những giấy tờ, tài liệu cần thiết như:

Đối với Doanh nghiệp tư nhân: Điều 19 Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều 21 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Giấy tờ pháp lý của chủ sở hữu có chứng thực.

Đối với Công ty hợp danh: Điều 20 Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều 22 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Bản sao giấy tờ pháp lý cá nhân;
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách thành viên;...

Đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn: Điều 21 Luật Doanh nghiệp 2020, Điều 23 và Điều 24 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Giấy tờ pháp lý cá nhân có chứng thực;
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách thành viên;...

Đối với Công ty cổ phần: Điều 22 Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều 23 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Giấy tờ pháp lý cá nhân có chứng thực;
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách thành viên;...

Lưu ý: Đối với Doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài thành lập thì cần phải có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Thứ hai, theo Điều 14 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp thì cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi Doanh nghiệp đặt trụ sở chính nếu trụ sở chính được đặt ở đơn vị hành chính là cấp tỉnh. Đối với cấp huyện thì chủ doanh nghiệp phải nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh tại Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện. Do đó, chủ doanh nghiệp cần phải lưu ý nơi đặt trụ sở để nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đúng với cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận.

Dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại công ty trách nhiệm hữu hạn luật quốc tế Nguyễn và Cộng Sự:

Công ty trách nhiệm hữu hạn luật quốc tế Nguyễn và Cộng Sự (NVCS) có kinh nghiệm hơn 1 thập kỷ về lĩnh vực doanh nghiệp, đặc biệt là thành lập các doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn. Công ty đảm bảo sẽ cố gắng mang đến cho quý khách hàng những dịch vụ tư vấn tận tâm về thành lập doanh nghiệp tốt nhất như:

  • Tư vấn chọn loại hình doanh nghiệp;
  • Tư vấn điều kiện, các thủ tục cần thiết khi thành lập doanh nghiệp;
  • Tư vấn các hoạt động phát sinh trong quá trình thành lập doanh nghiệp;
  • Tư vấn về phần vốn góp, đại diện, cơ cấu trong doanh nghiệp;...
  • dich-vu-thanh-lap-doanh-nghiep

dich-vu-thanh-lap-doanh-nghiep

Luật sư:              NGUYỄN THÀNH TỰU

Điện thoại:          09.19.19.59.39

Email:                tuulawyer@nvcs.vn 

Những điều cần lưu ý khi thành lập doanh nghiệp - 2024

  • Đối tượng được thành lập doanh nghiệp;
  • Loại hình doanh nghiệp;
  • Trụ sở chính của doanh nghiệp;
  • Đặt tên cho doanh nghiệp;
  • Vốn thành lập doanh nghiệp.


 

LIÊN HỆ

Hotline: 0916.303.656 (Gọi​ ngay đ​ể​ đ​ư​ợc​ tư​ vấ​n miễn​ phí)

Email: luatsu@nvcs.vn 

Website: https://nvcs.vn/

0916.303.656

 
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY
DỊCH VỤ LIÊN QUAN
Quy trình thành lập công ty xuất nhập khẩu

Quy trình thành lập công ty xuất nhập khẩu

Việc kinh doanh xuất nhập khẩu không chỉ mở ra nhiều cơ hội mới mà còn giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao giá trị thương hiệu
Hướng dẫn thành lập công ty tư vấn

Hướng dẫn thành lập công ty tư vấn

Thành lập công ty tư vấn là một bước quan trọng giúp bạn bước chân vào thế giới kinh doanh với mục tiêu cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp và hỗ trợ khách hàng đạt được mục tiêu của họ.
Hướng dẫn thành lập công ty tài chính

Hướng dẫn thành lập công ty tài chính

Thành lập công ty tài chính là một quy trình phức tạp và đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng cũng như tuân thủ các quy định pháp lý nghiêm ngặt. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về các bước cần thiết, bài viết này sẽ cung cấp hướng dẫn chi tiết về việc thành lập công ty tài chính.
Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp trong ngành quảng cáo

Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp trong ngành quảng cáo

Ngành quảng cáo là một phần quan trọng của nền kinh tế, đóng vai trò không thể thiếu trong việc kết nối sản phẩm, dịch vụ với người tiêu dùng. Thành lập một doanh nghiệp trong ngành quảng cáo tại Việt Nam đòi hỏi sự hiểu biết về các quy định pháp lý và thủ tục hành chính.
Tổng Quan Về Các Loại Hình Thành Lập Doanh Nghiệp Tại Việt Nam

Tổng Quan Về Các Loại Hình Thành Lập Doanh Nghiệp Tại Việt Nam

Thành lập doanh nghiệp là một bước quan trọng đối với bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào muốn tham gia vào thị trường kinh doanh tại Việt Nam. Với nền kinh tế phát triển nhanh chóng và cơ hội kinh doanh rộng mở, việc chọn lựa hình thức thành lập doanh nghiệp phù hợp là điều cần thiết
Thành Lập Doanh Nghiệp: Lựa Chọn Ngành Nghề Và Phân Khúc Thị Trường

Thành Lập Doanh Nghiệp: Lựa Chọn Ngành Nghề Và Phân Khúc Thị Trường

Thành lập doanh nghiệp không chỉ là việc quyết định hình thức pháp lý mà còn đòi hỏi sự lựa chọn đúng đắn về ngành nghề và phân khúc thị trường. Đây là những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của doanh nghiệp trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt
KHÁCH HÀNG TIÊU BIỂU
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Để lại địa chỉ email của bạn để nhận những tin tức cập nhật về luật mới nhất

Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay cho chúng tôi