
Họ tên: NGUYỄN THÀNH TỰU
Chức danh: Thạc sĩ - Luật sư - Trọng Tài Thương Mại - CEO
Điện thoại: +84 09.19.19.59.39
Email: tuulawyer@nvcs.vn
Lĩnh vực tư vấn: Đầu Tư Nước ngoài- Sở hữu Trí tuệ -M&A- Tranh chấp tại tòa.
Ngôn ngữ: Tiếng Việt - tiếng Anh
Hiện nay, các vụ án tố tụng tại tòa đều cần luật sư tranh tụng hỗ trợ về mặt pháp lý. Vì vậy, Luật sư hay sinh viên Luật có dự định làm Luật sư cần nắm bắt các trường hợp luật sư tranh tụng không được tham gia giải quyết vụ án. Hãy cùng Công ty Luật NVCS tìm hiểu chi tiết hơn vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!
- 1. 1. Luật sư tranh tụng không được đại diện theo ủy quyền của vợ hoặc chồng để tham gia tố tụng trong vụ việc ly hôn
- 2. 2. Luật sư tranh tụng cũng là đương sự trong cùng một vụ việc với người được đại diện mà quyền và lợi ích hợp pháp của họ đối lập nhau
- 3. 3. Luật sư tranh tụng không được tham gia với tư cách vừa là người đại diện theo pháp luật, vừa là người đại diện theo ủy quyền cho các đương sự có quyền lợi đối lập nhau
1. Luật sư tranh tụng không được đại diện theo ủy quyền của vợ hoặc chồng để tham gia tố tụng trong vụ việc ly hôn
Tại khoản 4 Điều 85 Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi bổ sung 2020 mới nhất quy định: “Đối với việc ly hôn, đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng. Trường hợp cha, mẹ, người thân thích khác yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật Hôn nhân và gia đình thì họ là người đại diện”.
Như vậy, đối với vụ việc ly hôn thì đương sự không được ủy quyền cho người khác, kể cả luật sư để tham gia tố tụng. Bởi vì ly hôn là một trong những vấn đề có liên quan đến quyền nhân thân, do đó mà đương sự phải tự mình tham gia tố tụng mà không thể ủy quyền cho người khác.
Trường hợp luật sư là người thân thích có yêu cầu giải quyết ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật Hôn nhân và gia đình thì trong trường hợp này, luật sư tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện đương nhiên, tuy nhiên đó không phải là người đại diện theo ủy quyền.
Trong vụ việc ly hôn, luật sư có thể tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự, chứ không được tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện theo ủy quyền.
2. Luật sư tranh tụng cũng là đương sự trong cùng một vụ việc với người được đại diện mà quyền và lợi ích hợp pháp của họ đối lập nhau
Cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng có quyền lợi đối lập nhau là một trong những điều tối kỵ đối với luật sư, việc cung cấp dịch vụ cho các khách hàng có quyền lợi đối lập nhau sẽ dẫn tới những hậu quả và hệ lụy xấu, làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng.
Tại điểm a khoản 1 Điều 9 Luật luật sư sửa đổi bổ sung 2015 đã quy định nghiêm cấm luật sư cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng có quyền lợi đối lập nhau trong cùng vụ án hình sự, vụ án dân sự, vụ án hành chính, việc dân sự, các việc khác theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, quy tắc số 11.4 dẫn chiếu tới quy tắc số 15 trong Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam quy định rõ, luật sư phải từ chối vụ việc khi biết vụ việc của khách hàng có xung đột về lợi ích.
Theo đó, luật sư phải từ chối, hay nói cách khác luật sư không được tham gia với tư cách là người đại diện theo ủy quyền trong vụ án dân sự nếu như các bên trong vụ việc mà luật sư đảm nhận có quyền lợi đối lập nhau, có xung đột về lợi ích.
Trên thực tế, không bao giờ có chuyện đương sự nhờ người đang có xung đột về lợi ích với mình làm đại diện theo ủy quyền để tham gia tố tụng, trừ khi có sự nhầm lẫn, hoặc bị đe dọa, ép buộc.
3. Luật sư tranh tụng không được tham gia với tư cách vừa là người đại diện theo pháp luật, vừa là người đại diện theo ủy quyền cho các đương sự có quyền lợi đối lập nhau
Khi đã tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện theo pháp luật cho một khách hàng thì luật sư không được cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng khác có xung đột về lợi ích với khách hàng mà mình đã đại diện, nếu vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm.
Theo quy định này, cần được hiểu rộng hơn với các trường hợp sau:
– Khách hàng mới có xung đột lợi ích với khách hàng cũ.
Ngay cả khi khách hàng cũ của tổ chức hành nghề luật sư đã thực hiện xong dịch vụ pháp lý thì sau này, bất kỳ một khách hàng nào mà có quyền lợi đối lập với khách hàng cũ của mình thì tổ chức hành nghề luật sư cũng không được tiếp nhận vụ việc đó, đồng thời giải thích cho khách hàng mới biết tại sao mình lại từ chối yêu cầu của khách hàng.
– Khách hàng mới có xung đột lợi ích với khách hàng hiện tại
– Khách hàng mới có xung đột lợi ích với luật sư hoặc cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em của luật sư;
– Khách hàng trong vụ việc mà luật sư đã tham gia giải quyết với tư cách người tiến hành tố tụng, cán bộ, công chức khác trong cơ quan nhà nước, trọng tài viên, hòa giải viên;
– Khách hàng của luật sư có quyền lợi đối lập với khách hàng của cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em của luật sư
– Vụ việc khác của khách hàng là người đang có quyền lợi đối lập với khách hàng hiện tại trong vụ việc luật sư đang thực hiện.