
Họ tên: NGUYỄN THÀNH TỰU
Chức danh: GIÁM ĐỐC – LUẬT SƯ - TRỌNG TÀI VIÊN THƯƠNG MẠI
Điện thoại: +84 09.19.19.59.39
Email: tuulawyer@nvcs.vn
Lĩnh vực tư vấn: Đầu Tư Nước ngoài- Sở hữu Trí tuệ -M&A- Tranh chấp tại tòa.
Ngôn ngữ: Tiếng Việt - tiếng Anh
Pháp luật Việt Nam quy định gì về con dấu doanh nghiệp?
- Có phải tất cả các con dấu được sử dụng trong doanh nghiệp bao gồm cả con dấu doanh nghiệp đều có giá trị pháp lý?
Hiện nay, để thuận tiện cho quá trình quản trị nội bộ doanh nghiệp, bên cạnh con dấu doanh nghiệp, quá trình hoạt động đối với từng chức danh trong doanh nghiệp có thể sử dụng con dấu chữ ký. Song, theo các Văn bản pháp luật Việt Nam hiện hành không có quy định về loại dấu này. Qúa trình quản lý, sử dụng con dấu chữ ký chỉ giới hạn trong phạm vi nội bộ doanh nghiệp theo các Quy chế quản lý riêng của mỗi Công ty.
a/ Con dấu doanh nghiệp
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 43 Luật doanh nghiệp 2020, pháp luật ghi nhận con dấu doanh nghiệp chỉ bao gồm:
- Dấu được làm tại cơ sở khắc dấu
- Dấu theo hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử
Việc ghi nhận hình thức chữ ký số là con dấu doanh nghiệp là một điểm mới của Luật doanh nghiệp 2020 so với Luật cũ. Theo sự phát triển của thời đại 4.0, pháp luật Việt Nam cũng có nhiều thay đổi. Tuy nhiên, ở hoàn cảnh hiện tại, việc có thêm quy định về con dấu chữ ký số vẫn không làm giảm đi tính pháp lý của con dấu doanh nghiệp được khắc. Bởi đây là hình thức đại diện về mặt pháp lý cho doanh nghiệp. Hầu hết các giao dịch của doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại vẫn không thể thiếu con dấu doanh nghiệp được khắc. Và theo đó, để làm được hồ sơ đăng ký chữ ký số, doanh nghiệp cũng cần có con dấu doanh nghiệp này.
Cơ quan có thẩm quyền cấp con dấu doanh nghiệp?
Căn cứ theo Luật doanh nghiệp 2020 quy định cho phép doanh nghiệp được tự quyết định về loại dấu, số lượng, hình thức, nội dung con dấu. Theo quy định hiện hành, doanh nghiệp được quyền khắc dấu ở bất kỳ cơ sở khắc dấu nào mà không cần thông qua Cơ quan công an. Do đó, sau khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể tự chủ động thực hiện việc khắc dấu theo mong muốn của mình.
- Những điểm mới trong quản lý, sử dụng con dấu doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp 2020
- Doanh nghiệp có phải thực hiện thủ tục thông báo con dấu doanh nghiệp trước khi sử dụng hay không?
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 44 Luật doanh nghiệp 2014 quy định trước khi sử dụng con dấu doanh nghiệp có nghĩa vụ phải thực hiện thủ tục để Thông báo mẫu dấu với Cơ quan đăng ký kinh doanh.
Tuy nhiên, Luật doanh nghiệp 2020 có hiệu lực vào ngày 01/01/2021 thay thế Luật doanh nghiệp cũ đã bỏ quy định này. Do đó, hiện nay doanh nghiệp không cần phải thực hiện việc Thông báo con dấu doanh nghiệp trước khi sử dụng.
b/ Luật doanh nghiệp 2020
Doanh nghiệp có cần thực hiện thủ tục thu hồi, huỷ con dấu doanh nghiệp khi không còn sử dụng?
Quy định về việc Giao nộp, thu hồi, huỷ con dấu và huỷ giá trị sử dụng con dấu được quy định tại Nghị định 99/2016/NĐ-CP quy định Về quản lý và sử dụng con dấu. Tuy nhiên, căn cứ theo Khoản 2 Điều 1 Nghị định này, nghị định không áp dụng cho việc quản lý sử dụng con dấu Doanh nghiệp được đăng ký, hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư.
Căn cứ theo Điều 43 Luật doanh nghiệp 2020, việc quản lý, lưu giữ con dấu doanh nghiệp sẽ do doanh nghiệp tự thực hiện bằng Điều lệ, Quy chế doanh nghiệp.
Vì thế, đối với hầu hết các doanh nghiệp hiện tại không cần phải làm thủ tục để huỷ con dấu doanh nghiệp khi không còn tiếp tục sử dụng. Pháp luật Việt Nam cho phép mỗi doanh nghiệp có quyền tự quản lý, bảo quản con dấu của doanh nghiệp mình.