Họ tên: NGUYỄN THÀNH TỰU
Chức danh: Thạc sĩ - Luật sư - Trọng Tài Thương Mại - CEO
Điện thoại: +84 09.19.19.59.39
Email: tuulawyer@nvcs.vn
Lĩnh vực tư vấn: Đầu Tư Nước ngoài- Sở hữu Trí tuệ -M&A- Tranh chấp tại tòa.
Ngôn ngữ: Tiếng Việt - tiếng Anh
Giám đốc thẩm
Giám đốc thẩm là gì?
Giám đốc thẩm là việc xét lại những bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.
Trường hợp đương sự muốn Tòa án có thẩm quyền xem xét lại bản án phúc thẩm thì theo quy định của pháp luật Tổ tụng dân sự thì trường hợp này đương sự sẽ làm đơn đề nghị bằng văn bản với người có thẩm quyền kháng nghị theo quy định để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.
Như vậy có thể hiểu rằng giám đốc thẩm không phải là một giai đoạn xét xử giống như sơ thẩm và phúc thẩm mà là một thủ tục nhằm xét lại việc xét xử trước đây. Và đối tượng của giám đốc thẩm là một bản án hay quyết định đã có hiệu lực pháp luật và sẽ chỉ được xét theo thủ tục giám đốc thẩm khi có “Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm” của người có quyền kháng nghị.
Người có quyền yêu cầu giám đốc thẩm
Căn cứ Điều 285 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì những người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bao gồm:
- Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đối với bản án/quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân các cấp
- Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đối với bản án/quyết định đã có hiệu lực của Tòa án nhân dân cấp huyện.
THAM KHẢO: TRANH CHẤP TẠI TÒA ÁN CÁC CẤP
Thủ tục kháng cáo bản án phúc thẩm
Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
Căn cứ tại Điều 283 Bộ luật Tố tụng dân sự thì căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm dựa vào:
- Kết luận trong bản án/quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án
- Có vi phạm nghiêm trọng trong thủ tục tố tụng
- Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật
Là những căn cứ mà có thể kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
Thủ tục “Gửi đơn đề nghị xem xét lại bản án theo thủ tục phúc thẩm”
a/ Thời hạn gửi đơn đề nghị xem xét lại bản án theo thủ tục phúc thẩm
Trong vòng 1 năm kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật thì đương sự phải làm đơn và gửi tới cho người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nếu phát hiện vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định thì đương sự có quyền gửi đơn đề nghị xem xét lại bản án theo thủ tục giám đốc thẩm.
b/ Nội dung Đơn đề nghị xem xét bản án theo thủ tục giám đốc thẩm
Đơn đề nghị xem xét bản án theo thủ tục giám đốc thẩm phải có những nội dung chính sau:
- Ngày, tháng, năm làm đơn đề nghị
- Tên, địa chỉ của người đề nghị;
- Tên bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm
- Lý do đề nghị, yêu cầu của người đề nghị
- Người đề nghị là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ; người đề nghị là cơ quan, tổ chức thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu
- Lưu ý:
- Người đề nghị ký tên vào đơn phải gửi kèm theo đơn bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình là hợp lý.
- Đơn đề nghị và tài liệu, chứng cứ phải gửi tới cho người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm gồm Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.