Thủ tục phá sản doanh nghiệp

+84 09.19.19.59.39

Họ tên: NGUYỄN THÀNH TỰU

Chức danh: GIÁM ĐỐC – LUẬT SƯ - TRỌNG TÀI VIÊN THƯƠNG MẠI

Điện thoại: +84 09.19.19.59.39

Email: tuulawyer@nvcs.vn

Lĩnh vực tư vấn: Đầu Tư Nước ngoài- Sở hữu Trí tuệ -M&A- Tranh chấp tại tòa.

Ngôn ngữ: Tiếng Việt - tiếng Anh

 

Với dịch vụ pháp lý tốt nhất chúng tôi sẽ tư vấn cho quý khách hàng từng bước cụ thể của thủ tục phá sản.

Quý khách hàng chỉ cần cung cấp thông tin và những giấy tờ pháp lý theo yêu cầu. Sau đây là một số thắc mắc của khách hàng thường gặp trong quá trình nộp đơn phá sản doanh nghiệp. Luật sư tại

Theo quy định tại Luật phá sản 2014, phá sản là tình trạng của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán và bị Tóa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.

Doanh nghiệp như nào được xem là mất khả năng thanh toán?

Khi nào Tòa án nhân dân sẽ ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản?

Trình tự, thủ tục mà doanh nghiệp phá sản phải thực hiện?

Đó là những câu hỏi mà Nguyễn và Cộng sự nhận được nhiều nhất từ Quý khách hàng, thấu hiểu những lo lắng và thắc mắc, chúng tôi tổng hợp bài tư vấn pháp lý dưới đây để doanh nghiệp có thể nắm bắt một cách một cách dễ dàng, chính xác và làm đúng quy định của pháp luật.

 

1.Khi nào doanh nghiệp bị coi là mất khả năng thanh toán:

Doanh nghiệp bị coi là mất khả năng thanh toán khi không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng, tính từ ngày đến hạn phải thanh toán. Doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán xảy ra khi:

  • Doanh nghiệp không có tài sản để thanh toán các khoản nợ
  • Doanh nghiệp có tài sản nhưng không thanh toán các khoản nợ

2. Chủ thể nào được quyền yêu cầu tòa án tuyên bố doanh nghiệp phá sản:

Khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, các đối tượng dưới đây có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố doanh nghiệp đó phá sản:

- Chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân;

- Chủ tịch Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần;

- Đối với với công ty trách nhiệm hữu hạn:

+ Chủ tịch Hội đồng thành viên đối với công ty có hai thành viên trở lên;

+ Chủ sở hữu công ty đôí với công ty một thành viên;

- Một trong những thành viên hợp danh của công ty hợp danh;

- Người quản lý doanh nghiệp, đại diện pháp luật của doanh nghiệp.

Nếu không thực hiện nghĩa vụ này, các đối tượng nêu trên có thể bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

Bên cạnh đó, một số đối tượng khác có quyền yêu cầu mở thủ tục phá sản bao gồm:

-  Chủ nợ (gồm chủ nợ không bảo đảm và chủ nợ có bảo đảm một phần) có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn ba tháng kể từ ngày các khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp không thể thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

- Đại diện tập thể lao động của cơ quan gồm công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở hoặc người lao động.  

- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.

- Cổ đông hay nhóm cổ đông có sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất sáu tháng.

- Trong trường hợp Điều lệ công ty có quy định, Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 6 tháng có quyền này.

3.Doanh nghiệp có được tự phá sản không?

 

Như đã đề cập, doanh nghiệp phá sản khi bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản, mà Tòa án chỉ ra quyết định sau quá trình xem xét theo yêu cầu doanh nghiệp phá sản. Nói cách khác, việc doanh nghiệp tự tuyên bố phá sản là không phù hợp với quy định của pháp luật và không có giá trị pháp lý.

Ngoài ra, theo quy định của pháp luật thì doanh nghiệp cũng không có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố chính nó phá sản.

4.Nơi nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản?

Người yêu cầu nộp đơn tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, trừ các trường hợp sau thì người yêu cầu nộp đơn tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký doanh nghiệp:

- Vụ việc phá sản khi có tài sản ở nước ngoài hay người tham gia thủ tục phá sản ở nước ngoài;

- Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán có chi nhánh, văn phòng đại diện ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau;

- Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán có bất động sản ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau;

- Vụ việc phá sản thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh lấy lên để giải quyết do tính chất phức tạp của vụ việc.

 

5. Trình tự, thủ tục phá sản doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp 2014:

Bước 1: Nộp đơn cho Tòa án yêu cầu mở thủ tục phá sản

Những chủ thể được đề cập ở trên có quyền nộp đơn kèm tài liệu, chứng cứ liên quan đến Tòa án có thẩm quyền.

Bước 2: Tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Sau khi nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Tòa án xem xét đơn và xử lý như sau:

- Trường hợp đơn hợp lệ, Thẩm phán thông báo cho người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản về việc nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản, trừ trường hợp người nộp đơn là người lao động, công đoàn hoặc doanh nghiệp mất khả năng thanh toán không còn tiền, không có khả năng để nộp lệ phí, tạm ứng chi phí phá sản;

- Trường hợp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản không đủ các nội dung thì Thẩm phán thông báo cho người nộp đơn sửa đổi, bổ sung đơn;

- Chuyển đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cho Tòa án nhân dân có thẩm quyền nếu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân khác;

- Trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi người nộp đơn không được phép nộp đơn hoặc không thực hiện sửa đổi đơn khi có yêu cầu hoặc người nộp đơn rút đơn…

Đối với những trường hợp đã đáp ứng đủ điều kiện mở thủ tục phá sản và nộp đủ lệ phí hoặc thuộc trường hợp không phải nộp lệ phí phá sản, Tòa án ra quyết định thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

Bước 3: Mở thủ tục phá sản

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Thẩm phán phải ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản trừ trường hợp doanh nghiệp phá sản theo thủ tục rút gọn.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định mở thủ tục phá sản, Thẩm phán có trách nhiệm chỉ định Quản tài viên hoặc doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.

Phải xác định giá trị nghĩa vụ về tài sản và các biện pháp bảo toàn tài sản.

Bước 4: Triệu tập Hội nghị chủ nợ

Hội nghị chủ nợ được coi là tiến hành hợp lệ nếu có số chủ nợ tham gia đại diện cho ít nhất 51% tổng số nợ không có bảo đảm. Nếu không đáp ứng sẽ bị hoãn.

Hội nghị chủ nợ có quyền đưa ra Nghị quyết trong đó có một trong các kết luận sau:

- Đề nghị đình chỉ giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản;

- Đề nghị áp dụng biện pháp phục hồi các hoạt động kinh doanh đối với doanh nghiệp;

- Đề nghị tuyên bố phá sản doanh nghiệp.

Bước 5: Phục hồi doanh nghiệp

Trường hợp 1: Sau khi áp dụng phương án sản xuất kinh doanh nếu DN được phục hồi thì Tòa án ra quyết định đình chỉ thủ tục phá sản.

Trường hợp 2: DN không phục hồi được thì Tòa án ra quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh.

Bước 6: Ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản

Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh hoặc hết thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh nhưng doanh nghiệp vẫn mất khả năng thanh toán, Thẩm phán ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản.

Bước 7: Thi hành Quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản

- Thanh lý tài sản phá sản;

- Phân chia tiền thu được từ việc bán tài sản của doanh nghiệp cho các đối tượng theo thứ tự phân chia tài sản (Điều 54 Luật Phá sản 2014)

 

6. Trình tự, thủ tục phá sản doanh nghiệp theo thủ tục rút gọn:

Trong một số trường hợp, Tòa án nhân dân xem xét cho doanh nghiệp được phá sản theo thủ tục rút gọn:

Theo quy định tại khoản Điều 105 Luật Phá sản 2014, Tòa án nhân dân giải quyết phá sản theo thủ tục rút gọn đối với các trường hợp sau:

 

  • Trường hợp 1:Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 5 của Luật phá sản mà doanh nghiệp mất khả năng thanh toán không còn tiền hay không có khả năng để nộp lệ phí, tạm ứng chi phí phá sản;
  • Trường hợp 2:Sau khi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mà doanh nghiệp mất khả năng thanh toán không còn tài sản để thanh toán chi phí phá sản.

Khác với trình tự thủ tục phá sản bình thường, phá sản theo thủ tục rút gọn được Tòa án tuyên bố nhanh, vào thời điểm thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và Tòa án xét thấy doanh nghiệp mất khả năng thanh toán không còn tiền, tài sản khác để nộp lệ phí phá sản, và thanh toán chi phí phá sản.

Bước 1: Tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và xem xét tình trạng doanh nghiệp mất khả năng thanh toán

Chủ thể có quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản nộp đơn yêu cầu theo đúng quy định pháp luật.

Tòa án có thẩm quyền thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi có đủ điều kiện thụ ký đơn theo Điều 39 Luật Phá sản 2014.

Sau khi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Tòa án nhân dân xem xét doanh nghiệp mất khả năng thanh toán có thuộc một trong hai trường hợp trên hay không. Tòa án nhân dân gửi thông báo cho người tham gia thủ tục phá sản biết về việc Tòa án giải quyết theo thủ tục rút gọn.

Bước 2: Tòa án tuyên bố doanh nghiệp phá sản

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày Tòa án nhân dân thông báo giải quyết phá sản theo thủ tục rút gọn cho người tham gia thủ tục phá sản biết, Tòa án xem xét và tuyên bố doanh nghiệp phá sản ngay hoặc tiếp tục giải quyết theo thủ tục thông thường và thông báo cho người tham gia thủ tục phá sản biết.

Lưu ý: Trường hợp Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản theo trường hợp 2 ở trên, người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản không được hoàn lại lệ phí phá sản và tiền tạm ứng chi phí phá sản đã nộp.

Sau khi Tòa án nhân dân tuyên bố doanh nghiệp phá sản, doanh nghiệp phải thực hiên các nghĩa vụ tài sản theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Cơ sở pháp lý: Luật phá sản 2014.

 

DỊCH VỤ LÀM THỦ TỤC PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP CỦA CÔNG TY LUẬT NGUYỄN VÀ CỘNG SỰ

 

Bên cạnh giải thể doanh nghiệp thì thủ tục phá sản doanh nghiệp cũng là một trong những thủ tục pháp lý nhằm mục đích chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp trên thực tế. Tuy  nhiên, thủ tục phá sản doanh nghiệp là một thủ tục tố tụng hoàn toàn khác so với thủ tục giải thể doanh nghiệp. Vậy khi nào thì áp dụng thủ tục phá sản doanh nghiệp? và trình tự giải quyết như thế nào?. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn pháp lý doanh nghiệp cũng như Tố tụng, Nguyễn và Cộng sự sẽ là một cộng sự đắt lực của Quý khách hàng trong việc giải quyết những vấn đề pháp lý liên quan đến phá sản  doanh nghiệp.

Sơ khai thủ tục phá sản doanh nghiệp được áp dụng khi có yêu cầu và căn cứ để yêu cầu của không chỉ riêng chủ doanh nghiệp mà còn của các chủ thể khác nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của mình như người lao động, chủ nợ....

 

Để được tư vấn trực tiếp cụ thể từng trường hợp, Quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp số hotline bên dưới để được gặp trực tiếp Luật Sư của chúng tôi !

 

LIÊN HỆ

Hotline: 0916.303.656 (Gọi​ ngay đ​ể​ đ​ư​ợc​ tư​ vấ​n miễn​ phí)

Email: luatsu@nvcs.vn 

Website: https://nvcs.vn/

0916.303.656

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY
DỊCH VỤ LIÊN QUAN
TRANH CHẤP GIỮA CÁC THÀNH VIÊN TRONG CÔNG TY GIẢI QUYẾT NHƯ THẾ NÀO?

TRANH CHẤP GIỮA CÁC THÀNH VIÊN TRONG CÔNG TY GIẢI QUYẾT NHƯ THẾ NÀO?

Trong trường hợp có sự mâu thuẫn giữa Luật Doanh nghiệp và Điều lệ thì phải áp dụng Luật Doanh nghiệp, nhưng đối với các trường hợp Luật Doanh nghiệp cho phép doanh nghiệp tự quy định chi tiết thì ưu tiên áp dụng Điều lệ doanh nghiệp.
TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG HỢP TÁC KINH DOANH LÀM SAO XỬ LÝ?

TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG HỢP TÁC KINH DOANH LÀM SAO XỬ LÝ?

Thỏa thuận thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong hợp đồng hợp tác kinh doanh giúp các bên thỏa thuận trước và giảm khả năng xảy ra tranh chấp. Nó cung cấp một cơ chế rõ ràng
CÁC LOẠI TÀI SẢN GÓP VỐN VÀ ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN GÓP VỐN TRONG CÔNG TY?

CÁC LOẠI TÀI SẢN GÓP VỐN VÀ ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN GÓP VỐN TRONG CÔNG TY?

Đối với tài sản góp vốn vào thời điểm thành lập doanh nghiệp phải nhận được sự đồng thuận từ các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc nhất trí  hoặc do một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp 
KINH DOANH ONLINE QUA MẠNG XÃ HỘI CÓ PHẢI ĐĂNG KÝ KINH DOANH KHÔNG?

KINH DOANH ONLINE QUA MẠNG XÃ HỘI CÓ PHẢI ĐĂNG KÝ KINH DOANH KHÔNG?

Căn cứ vào Phụ lục IV của Luật Đầu tư 2020 thì việc kinh doanh bán hàng online qua mạng xã hội không thuộc một trong những trường hợp bắt buộc phải đăng ký kinh doanh. 
MỨC XỬ PHẠT VI PHẠM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THEO GIẤY PHÉP KINH DOANH

MỨC XỬ PHẠT VI PHẠM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THEO GIẤY PHÉP KINH DOANH

Các hình thức văn bản khác quy định về điều kiện mà cá nhân, tổ chức cần phải đáp ứng để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật.
SO SÁNH CÔNG TY TNHH 2 THÀNH VIÊN VÀ CÔNG TY CỔ PHẦN

SO SÁNH CÔNG TY TNHH 2 THÀNH VIÊN VÀ CÔNG TY CỔ PHẦN

Đối với công ty cổ phần, trừ trường hợp pháp luật chứng khoán có quy định khác, công ty có thể lựa chọn 1 trong 2 cơ cấu tổ chức sau. Cả hai cơ cấu đều bao gồm Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị
KHÁCH HÀNG TIÊU BIỂU
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Để lại địa chỉ email của bạn để nhận những tin tức cập nhật về luật mới nhất

Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay cho chúng tôi