
Họ tên: NGUYỄN THÀNH TỰU
Chức danh: Thạc sĩ - Luật sư - Trọng Tài Thương Mại - CEO
Điện thoại: +84 09.19.19.59.39
Email: tuulawyer@nvcs.vn
Lĩnh vực tư vấn: Đầu Tư Nước ngoài- Sở hữu Trí tuệ -M&A- Tranh chấp tại tòa.
Ngôn ngữ: Tiếng Việt - tiếng Anh
Căn cứ vào từng lĩnh vực hoạt động cụ thể của doanh nghiệp mà pháp luật đòi hỏi các tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động kinh doanh phải có giấy phép kinh doanh tương ứng.
Đối với Nhà nước thì làm giấy phép kinh doanh có thể kiểm soát được chính xác hoạt động kinh tế trong nước, thống kê được các doanh nghiệp thành lập hợp pháp trên thị trường. Từ đó giúp cho nền kinh tế phát triển hơn, đem lại nguồn thu cho đất nước và có thể kiểm soát được tình hình của xã hội
- 1. Giấy phép kinh doanh rượu là gì?
- 2. Thời hạn của giấy phép kinh doanh rượu
- 3. Thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh rượu
- 4. Thời gian thực hiện thủ tục cấp giấy phép kinh doanh rượu
- 5. Chi phí thẩm định điều kiện kinh doanh để cấp giấy phép kinh doanh rượu
- 6. Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh rượu
- 7. Thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh rượu
- 8. Dịch vụ xin cấp giấy phép kinh doanh rượu tại NVCS
- 9. Câu hỏi thường gặp
- 9.1. Thế nào là giấy phép kinh doanh rượu?
- 9.2. Bán rượu tại nhà có phải xin giấy phép kinh doanh rượu không?
- 9.3. Thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh rượu tại NVCS trong bao lâu?
- 9.4. Không đăng ký giấy phép kinh doanh sản xuất xuất rượu có bị xem là vi phạm pháp?
- 9.5. Mức xử phạt khi không đăng ký giấy phép kinh doanh rượu 2023 là bao nhiêu?
Giấy phép kinh doanh rượu là gì?
Theo quy định của Luật Đầu tư 2020, việc kinh doanh rượu nói chung là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Do đó, nếu muốn kinh doanh rượu thì phải đáp ứng điều kiện bắt buộc và phải thực hiện thủ tục đăng ký Giấy phép kinh doanh rượu với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Giấy phép kinh doanh rượu là giấy phép cấp cho các doanh nghiệp nhằm hợp pháp hoạt động kinh doanh minh bạch, rõ ràng để kinh doanh, sản xuất hoặc phân phối các sản phẩm rượu. Việc đăng ký giấy phép kinh doanh nhằm đảm bảo an toàn và chất lượng sản phẩm rượu, từ đó tạo dựng được hình ảnh, niềm tin về các sản phẩm và dịch vụ mà mình đang cung cấp cho khách hàng.
Thời hạn của giấy phép kinh doanh rượu
Căn cứ vào điểm a khoản 2 Điều 28 Nghị định 105/2017/NĐ-CP và điểm b khoản 20 Điều 16 Nghị định 17/2020/NĐ-CP thì:
- Thời hạn của Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp là 15 năm;
- Thời hạn của Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, Giấy phép phân phối rượu, Giấy phép bán buôn rượu, Giấy phép bán lẻ rượu là 05 năm.
- Để hiểu rõ hơn về giấy phép kinh doanh, quý khách hàng và bạn đọc có thể tham khảo bài viết về: Quy trình, thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh tại TP. HCM mới nhất 2023
Thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh rượu
Căn cứ vào khoản 1 Điều 25 Nghị định 105/2017/NĐ-CP và khoản 18 Điều 16 Nghị định 17/2020/NĐ-CP thì:
+ Bộ Công Thương là cơ quan cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp có quy mô từ 03 triệu lít/năm trở lên và Giấy phép phân phối rượu;
+ Sở Công Thương là cơ quan cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp có quy mô dưới 03 triệu lít/năm và Giấy phép bán buôn rượu trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
+ Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện là cơ quan cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, Giấy phép bán lẻ rượu trên địa bàn
Thời gian thực hiện thủ tục cấp giấy phép kinh doanh rượu
Theo quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều 25 Nghị định 105/2017/NĐ-CP và khoản 19 Điều 16 Nghị định 17/2020/NĐ-CP có quy định về thời hạn thủ tục cấp giấy phép như sau:
Thương nhân có thể nộp hồ sơ trực tiếp hoặc nộp thông qua đường bưu điện hoặc nộp trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh rượu.
- Đối với cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp, Giấy phép phân phối rượu và Giấy phép bán buôn rượu:
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, thẩm định và cấp giấy phép cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 03 ngày, làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép phải có văn bản yêu cầu bổ sung.
- Đối với cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, Giấy phép bán lẻ rượu:
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, thẩm định và cấp giấy phép cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép phải có văn bản yêu cầu bổ sung.
Chi phí thẩm định điều kiện kinh doanh để cấp giấy phép kinh doanh rượu
Căn cứ theo Biểu mức thu phí Ban hành kèm theo Thông tư số 299/2016/TT-BTC thì:
- Phí thẩm định điều kiện kinh doanh để cấp mới, cấp lại, cấp sửa đổi bổ sung Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp như sau:
+ Đối với cơ sở sản xuất rượu có công suất thiết kế từ 3 triệu lít/năm trở lên: mức thu là 4.500.000 đồng/lần thẩm định/hồ sơ;
+ Đối với cơ sở sản xuất rượu có công suất thiết kế dưới 3 triệu lít/năm: mức thu là 2.200.000 đồng/lần thẩm định/hồ sơ.
- Phí thẩm định điều kiện kinh doanh để cấp mới, cấp lại, cấp sửa đổi bổ sung Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh: mức thu là 1.100.000 đồng/lần thẩm định/hồ sơ.
Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh rượu
Tùy vào loại hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà pháp luật có quy định về hồ sơ đăng ký xin cấp giấy phép khác nhau. Nhìn chung, doanh nghiệp cần cung cấp 01 bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ, tài liệu sau đây:
1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh bán buôn sản phẩm rượu (theo Mẫu);
2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương;
3. Bản sao Bản công bố sản phẩm rượu hoặc bản sao Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với rượu chưa có quy chuẩn kỹ thuật); bản sao Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp đối với cơ sở thuộc loại kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ theo quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm;
4. Bản liệt kê tên hàng hóa rượu kèm theo bản sao nhãn hàng hóa rượu mà tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc dự kiến sản xuất;
5. Bản sao hợp đồng thuê/mượn hoặc tài liệu chứng minh quyền sử dụng hợp pháp cơ sở dự kiến làm địa điểm bán lẻ;
6. Bản sao Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường do cơ quan có thẩm quyền cấp;
7. Bản sao bằng cấp, giấy chứng nhận chuyên môn và quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động của cán bộ kỹ thuật.
8. Bản sao hợp đồng nguyên tắc, thư xác nhận hoặc bản cam kết tham gia hệ thống phân phối rượu kèm bản sao Giấy phép bán buôn rượu của thương nhân dự kiến tham gia hệ thống phân phối rượu.
9. Bản cam kết do thương nhân tự lập, trong đó nêu rõ nội dung bảo đảm tuân thủ đầy đủ các điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật tại các địa điểm bán lẻ rượu.
Thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh rượu
Thủ tục để xin cấp giấy phép kinh doanh rượu sẽ bao gồm 04 bước:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Doanh nghiệp cần chuẩn bị các hồ sơ như đã liệt kê tại Mục 6.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Doanh nghiệp có thể chọn một trong ba hình thức sau để nộp hồ sơ:
- Nộp trực tiếp;
- Nộp trực tuyến;
- Dịch vụ bưu chính (nộp qua đường bưu điện).
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và xử lý
a. Đối với cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp, Giấy phép phân phối rượu và Giấy phép bán buôn rượu:
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, thẩm định và cấp giấy phép cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 03 ngày, làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép phải có văn bản yêu cầu bổ sung.
b. Đối với cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, Giấy phép bán lẻ rượu:
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, thẩm định và cấp giấy phép cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do từ chối.
Trong trường hợp hồ sơ chưa đủ hoặc chưa hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép phải thông báo bằng văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung.
Bước 4: Nhận kết quả
Sau 10 ngày kể từ ngày tiếp nhận đầy đủ bộ hồ sơ xin giấy phép bán lẻ rượu hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp giấy phép kinh doanh cho doanh nghiệp.
Dịch vụ xin cấp giấy phép kinh doanh rượu tại NVCS
Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giấy phép doanh nghiệp, NVCS sẽ tư vấn, giải đáp các thắc mắc liên quan và cam kết đảm bảo đầu ra là tỷ lệ xin cấp giấy phép cao nhất cho quý khách hàng.
Các lợi ích khi sử dụng dịch vụ tại NVCS:
- Được tư vấn về giá cả hợp lý;
- Tiết kiệm được chi phí đi lại;
- Soạn thảo và cung cấp hồ sơ đúng với quy định của pháp luật cho quý khách hàng.
Kết quả nhận được của khách hàng: Giấy phép kinh doanh rượu phù hợp theo quy định của pháp luật.
Câu hỏi thường gặp
Thế nào là giấy phép kinh doanh rượu?
Giấy phép kinh doanh rượu là giấy phép cấp cho các doanh nghiệp nhằm hợp pháp hoạt động kinh doanh minh bạch, rõ ràng để kinh doanh, sản xuất hoặc phân phối các sản phẩm rượu. Việc đăng ký giấy phép kinh doanh nhằm đảm bảo an toàn và chất lượng sản phẩm rượu, từ đó tạo dựng được hình ảnh, niềm tin về các sản phẩm và dịch vụ mà mình đang cung cấp cho khách hàng.
Bán rượu tại nhà có phải xin giấy phép kinh doanh rượu không?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 105/2017/NĐ-CP (Được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 16 Nghị định 17/2020/NĐ-CP) có quy định như sau:
Nguyên tắc quản lý rượu:
1. Kinh doanh rượu thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh rượu phải tuân thủ các quy định của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và các quy định tại Nghị định này.
2. Thương nhân sản xuất rượu công nghiệp, sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, phân phối rượu, bán buôn rượu, bán lẻ rượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên phải có giấy phép; thương nhân bán rượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên tiêu dùng tại chỗ, thương nhân kinh doanh rượu có độ cồn dưới 5,5 độ phải đăng ký với Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng cấp huyện; hộ gia đình, cá nhân sản xuất rượu thủ công có độ cồn từ 5,5 độ trở lên bán cho cơ sở có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại phải đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đặt cơ sở sản xuất.
3. Trong quá trình phân phối, bán buôn, bán lẻ rượu, thương nhân phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm, phòng cháy và chữa cháy.
Trong quá trình bán rượu tiêu dùng tại chỗ, thương nhân phải tuân thủ các quy định về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
Theo quy định trên thì kinh doanh rượu thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và thương nhân bán buôn rượu trên 5,5 độ phải có giấy phép.
Với trường hợp bán buôn rượu dưới 5,5 độ thì không bắt buộc phải có giấy phép.
Đồng thời trong quá trình bán buôn rượu thương nhân, hộ gia đình phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm, phòng cháy và chữa cháy.
Thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh rượu tại NVCS trong bao lâu?
Thời gian cấp giấy phép kinh doanh rượu mà pháp luật quy định là 10 ngày hoặc 15 ngày tùy vào từng loại giấy phép như đã đề cập tại Mục 7. NVCS sẽ hỗ trợ quý khách hàng soạn thảo hồ sơ và thực hiện các thủ tục có liên quan sớm nhất có thể, thời gian thực hiện dao động trong khoảng từ 20 đến 25 ngày.
Không đăng ký giấy phép kinh doanh sản xuất xuất rượu có bị xem là vi phạm pháp?
Căn cứ vào Điều 16 Nghị định 17/2020/NĐ-CP đã nêu tại Mục 9.2, sản xuất rượu thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và thương nhân bán buôn rượu trên 5,5 độ phải có giấy phép. Nếu không đăng ký giấy phép sẽ bị xem là vi phạm pháp luật và bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.
Mức xử phạt khi không đăng ký giấy phép kinh doanh rượu 2023 là bao nhiêu?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 6 Nghị định 98/2020/NĐ-CP:
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện mà không có giấy phép kinh doanh theo quy định;
- Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định đối với đối tượng hoạt động sản xuất rượu công nghiệp; kinh doanh phân phối, bán buôn rượu thực hiện hành vi vi phạm hành chính.
Cảm ơn quý khách hàng và bạn đọc đã theo dõi bài viết của NVCS. Hi vọng rằng những thông tin mà NVCS cung cấp trên đây sẽ giúp ích cho mọi người hiểu rõ hơn về những thủ tục pháp lý và các vấn đề liên quan đến giấy phép kinh doanh rượu. Nếu như còn thắc mắc hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ liên quan đến vấn đề trên thì hãy liên hệ với chúng tôi, NVCS đảm bảo sẽ hỗ trợ tốt nhất và làm hài lòng quý khách hàng.