TRANH CHẤP GIỮA CÁC THÀNH VIÊN TRONG CÔNG TY GIẢI QUYẾT NHƯ THẾ NÀO?

+84 09.19.19.59.39

Họ tên: NGUYỄN THÀNH TỰU

Chức danh: GIÁM ĐỐC – LUẬT SƯ - TRỌNG TÀI VIÊN THƯƠNG MẠI

Điện thoại: +84 09.19.19.59.39

Email: tuulawyer@nvcs.vn

Lĩnh vực tư vấn: Đầu Tư Nước ngoài- Sở hữu Trí tuệ -M&A- Tranh chấp tại tòa.

Ngôn ngữ: Tiếng Việt - tiếng Anh

 

Trong bất kỳ tổ chức hoặc công ty nào, tranh chấp giữa các thành viên là điều không thể tránh khỏi. Dù là vấn đề nhỏ nhặt hay xung đột lớn hơn, những tranh cãi và mâu thuẫn có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần làm việc và hiệu suất công việc của toàn bộ đội ngũ. Việc giải quyết tranh chấp trong công ty không chỉ đòi hỏi sự thông minh và khéo léo mà còn cần có sự tôn trọng, lắng nghe và cùng nhau tìm kiếm giải pháp hợp lý để đưa công ty đi tiếp. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các nguyên nhân thường gặp của tranh chấp trong công ty và cách giải quyết chúng một cách hiệu quả.

Mục lục

Tranh chấp giữa các thành viên doanh nghiệp giải quyết như thế nào? 

Theo điểm h Khoản 1 Điều 24 Luật Doanh nghiệp 2020 thì việc giải quyết tranh chấp giữa các thành viên doanh nghiệp ưu tiên áp dụng Điều lệ doanh nghiệp trong trường hợp Điều lệ có quy định và không trái pháp luật.

Trong trường hợp có sự mâu thuẫn giữa Luật Doanh nghiệp và Điều lệ thì phải áp dụng Luật Doanh nghiệp, nhưng đối với các trường hợp Luật Doanh nghiệp cho phép doanh nghiệp tự quy định chi tiết thì ưu tiên áp dụng Điều lệ doanh nghiệp.

Các loại tranh chấp giữa các thành viên doanh nghiệp theo quy định

Các tranh chấp nội bộ trong công ty thường bao gồm ba loại chính. 

Loại đầu tiên là tranh chấp giữa công ty và các thành viên trong công ty. Tranh chấp này thường liên quan đến việc các thành viên hoặc cổ đông không đáp ứng đủ cam kết góp vốn hoặc đăng ký trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, tranh chấp về định giá tài sản khi góp vốn hoặc không chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn, cũng như tranh chấp về quyền và lợi ích, phân chia lợi nhuận. 

Loại thứ hai là tranh chấp giữa công ty và người quản lý trong công ty TNHH hoặc thành viên HĐQT, giám đốc hoặc tổng giám đốc trong công ty cổ phần. Tranh chấp này phát sinh từ các quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên mà người quản lý cho rằng là không công bằng hoặc không hợp pháp, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của các cổ đông. Các tranh chấp này thường rất căng thẳng và khiến cho các bên liên quan không biết cách xử lý, dẫn đến việc tranh chấp ngày càng trở nên phức tạp và căng thẳng hơn. 

Loại thứ ba là tranh chấp giữa các thành viên trong công ty với nhau. Thường thì các tranh chấp này xoay quanh các vấn đề như chọn người đại diện theo pháp luật, quyền và nghĩa vụ của thành viên hoặc cổ đông trong công ty.

Cách thức giải quyết tranh chấp giữa các thành viên doanh nghiệp

  Khi xảy ra phương thức giải quyết nội bộ trong công ty, chúng ta có thể áp dụng các phương thức giải quyết như tranh chấp trong kinh doanh thương mại như thương lượng, hòa giải, trọng tài, tòa án. Phương thức giải quyết thương lượng do các bên tự thỏa thuận được đông đảo các bên khi có tranh chấp xảy ra lựa chọn nhưng kết quả giải quyết cũng do hai bên quyết định nên trong những trường hợp diễn biến phức tạp các bên thường lựa chọn phương thức giải quyết là Hòa giải tại Trung tâm hòa giải, Trọng tài, Tòa án.

Cơ chế giải quyết tranh chấp
Phương thức giải quyết bằng Hòa giải tại Trung tâm hòa giải (hòa giải thương mại).

Hòa giải thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng cách các bên thỏa thuận và được hòa giải viên thương mại làm trung gian hỗ trợ giải quyết tranh chấp. 

Bên cạnh hai bên tranh chấp, hòa giải thương mại còn có bên thứ ba là hòa giải viên, người giúp các bên giải quyết khúc mắc trong tranh chấp. Một trong những ưu điểm nổi bật của phương thức giải quyết bằng hòa giải tại Trung tâm hòa giải là các bên sẽ không bị gò bó và tiết kiệm thời gian và chi phí vì thủ tục hòa giải được tiến hành nhanh chóng. Thời gian giải quyết tranh chấp bằng hòa giải chủ yếu phụ thuộc vào thoả thuận giữa các bên và thường không quá lâu, thường chỉ một ngày để hoàn tất việc giải quyết tranh chấp trong ngày đó. Chi phí giải quyết hòa giải cũng thấp hơn so với những phương thức khác vì chi phí để giải quyết hòa giải thông thường là mức chi phí cho một hoà giải viên làm việc trong một khoảng thời gian ngắn để thực hiện việc hoà giải. 

Tuy nhiên, khi giải quyết bằng phương thức hòa giải thương mại, có những điểm hạn chế cần lưu ý. Một trong những điểm hạn chế lớn nhất là hòa giải viên không được đưa ra quyết định ràng buộc hay áp đặt các bên khi giải quyết tranh chấp. Hòa giải viên phải tôn trọng thỏa thuận của các bên và không có quyền tài phán. Do đó, hòa giải tại Trung tâm hòa giải thương mại chỉ mang tính chất trung gian và không có quyền áp đặt quyết định. 

Ngoài ra, theo quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp theo phương thức hòa giải thương mại, các thông tin liên quan đến vụ việc hòa giải phải được giữ bí mật trừ khi các bên thỏa thuận bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác.

    Khi giải quyết bằng phương thức giải quyết bằng Hòa giải tại Trung tâm hòa giải, một trong những ưu điểm nổi bật khi lựa chọn phương thức này là các bên sẽ không bị gò bó, tiết kiệm về thời gian chi phí bởi thủ tục hòa giải được tiến hành nhanh gọn và thời gian giải quyết tranh chấp bằng hoà giải chủ yếu phụ thuộc vào thoả thuận giữa các bên tranh chấp với hoà giải viên. Thời gian diễn ra hoà giải không quá lâu, thường là một ngày với mục tiêu hoàn tất việc giải quyết tranh chấp trong ngày đó. Cũng chính vì vậy, chi phí giải quyết hòa giải cũng thấp hơn so với những phương thức khác bởi chi phí để giải quyết hòa giải thông thường là mức chi phí cho từ một hoà giải viên làm việc trong một khoảng thời gian ngắn để thực hiện việc hoà giải.

    Trình tự thủ tục giải quyết theo phương thức giải quyết bằng hòa giải tại trung tâm hòa giải sẽ được giải quyết theo Điều 14 Nghị định 22/2017/NĐ-CP. Theo đó, các bên có quyền lựa chọn Quy tắc hòa giải của tổ chức hòa giải thương mại để tiến hành hòa giải hoặc tự thỏa thuận trình tự, thủ tục hòa giải. Trường hợp các bên không có thỏa thuận về trình tự, thủ tục hòa giải thì hòa giải viên thương mại tiến hành hòa giải theo trình tự, thủ tục mà hòa giải viên thương mại thấy phù hợp với tình tiết vụ việc, nguyện vọng của các bên và được các bên chấp thuận. Tranh chấp có thể do một hoặc nhiều hòa giải viên thương mại tiến hành theo thỏa thuận của các bên. Tại bất kỳ thời điểm nào trong quá trình hòa giải, hòa giải viên thương mại đều có quyền đưa ra đề xuất nhằm giải quyết tranh chấp. Địa điểm, thời gian hòa giải được thực hiện theo thỏa thuận của các bên hoặc theo lựa chọn của hòa giải viên thương mại trong trường hợp các bên không có thỏa thuận.

 

Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng và giải quyết tranh chấp hợp đồng

Tranh chấp giữa các thành viên
Phương thức giải quyết bằng Trọng tài thương mại.
    Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được tiến hành theo quy định của pháp luật về trọng tài thương mại. Tại trọng tài Việt Nam sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
   Một trong những ưu điểm khi giải quyết Tranh chấp tại Trọng tài thương mại có ưu điểm hơn so với Tòa án đó là tính bảo mật thông tin. Thủ tục Tòa án công khai nên đôi khi sẽ bị ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp, đó là những điều doanh nghiệp không mong muốn. Doanh nghiệp luôn muốn giữ những bí mật thông tin như bí quyết công nghệ thông tin, bí quyết kinh doanh, quy trình sản xuất, các tài liệu quan trọng liên quan đến quá trình kinh doanh của công ty,…Khi giải quyết theo phương thức Trọng tài, những tài liệu này sẽ được giữ bí mật. Do đó, đây là một trong những ưu điểm khi giải quyết bằng phương thức Trọng tài. Ngoài ra, các cá nhân doanh nghiệp chọn phương thức giải quyết Tòa án thì bản án của Tòa án chỉ thi hành được ở Việt Nam mà không thi hành được ở nước ngoài. Còn chọn phương thức Trọng tài thương mại thì phán quyết trọng tài được công nhận và cho thi hành trên 150 quốc gia.
    Khi giải quyết bằng phương thức Trọng tài thương mại, do theo nguyên tắc các bên được tự thỏa thuận nên hương thức trọng tài rất phù hợp cho doanh nghiệp về thời gian, chi phí và sự thoải mái. Doanh nghiệp được thỏa thuận về thời gian, địa điểm, trọng tài viên phù hợp, ngôn ngữ, luật giải quyết tranh chấp…Không những vậy, khi giải quyết bằng phương thức Trọng tài thì có tính thi hành cao do quá trình giải quyết tranh chấp trọng tài có một cấp xét xử. Theo quy định tại khoản 5 Điều 4 Luật trọng tài thương mại 2010 có quy định : “Phán quyết trọng tài là chung thẩm”. Điều đó đồng nghĩa với việc Hội đồng trọng tài khi đưa ra phán quyết thì phán quyết đó có hiệu lực thi hành ngay, các bên không được quyền kháng cáo lên Trọng tài cấp trên hoặc ra Tòa án. Tuy nhiên, các bên vẫn có quyền thách thức phán quyết của Trọng tài ra Tòa án, có quyền yêu cầu Hủy phán quyết của Trọng tài.
    Bên cạnh những ưu điểm thì khi chọn phương thức giải quyết bằng Trọng tài cũng có những hạn chế như chi phí Trọng tài thường cao hơn Tòa án, tính cưỡng chế thi hành của Trọng tài không cao bằng Tòa án. Do phán quyết trọng tài là chung thẩm, nên trong trường hợp Trọng tài đưa ra phán quyết không chính xác sẽ gây ra hậu quả không đáng có cho các bên. Các bên có thể đề nghị hủy phán quyết tại Tòa án nhưng sẽ dẫn đến việc mất thời gian, chi phí, công sức hơn.
   Khi giải quyết tranh chấp bằng phương thức giải quyết Trọng tài thì các bên sẽ giải quyết theo trình tự thủ tục như sau: Bên nguyên đơn nộp đơn khởi kiện và tài liệu chứng cứ kèm theo đơn; Sau khi Nguyên đơn nộp đơn khởi kiện đến Trọng tài thì phía Bị đơn sẽ nộp bản tự bảo vệ hoặc kiện lại gửi đến Trung tâm trọng tài thương mại; Trung tâm trọng tài thương mại tiến hành thành lập Hội đồng trọng tài để mở phiên họp giải quyết tranh chấp; Sau khi kết thúc phiên họp giải quyết tranh chấp, Hội đồng trọng tài sẽ đưa ra phán quyết trọng tài bằng cách biểu quyết theo nguyên tắc đa số.
4.3  Phương thức giải quyết bằng Tòa án.
   So với các phương thức giải quyết tranh chấp nêu trên, giải quyết tranh chấp bằng tòa án được coi là có thủ tục chặt chẽ, mang tính quyền lực nhà nước, có giá trị thi hành cao.
   Phương thức giải quyết tại Tòa án là phương thức giải quyết tranh chấp tại cơ quan xét xử nhân danh quyền lực nhà nước được Tòa án thực hiện theo một trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ.
   Khác với phương thức giải quyết Trọng tài, các bên sẽ không được lựa chọn ai sẽ là người giải quyết tranh chấp của mình. Đối với giải quyết bằng phương thức Tòa án, Tòa án sẽ hoàn toàn quyết định Hội đồng xét xử giải quyết tranh chấp.
    Khi giải quyết theo phương thức này sẽ giải quyết thông qua hai cấp xét xử là Sơ thẩm và Phúc thẩm. Ví dụ: khi doanh nghiệp khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp huyện về việc giải quyết tranh chấp thì nếu như một trong hai bên không đồng ý với phán quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện thì có thể kháng cáo lên Tòa án nhân dân cấp tỉnh là cấp xét xử Phúc thẩm. Phán quyết của Tòa án phúc thẩm là phán quyết cuối cùng và có hiệu lực thi hành. Việc áp dụng hệ thống hai cấp xét xử tạo cơ hội để có thể sửa chữa những thiếu sót, sai lầm của các bản quyết định ở cấp sơ thẩm, tạo tâm lý yên tâm hơn cho các doanh nghiệp so với phương thức giải quyết bằng trọng tài (quyết định của trọng tài có giá trị chung thẩm và không thể thay đổi hay sữa chữa được. Mặc dù các bên có quyền kháng cáo khi không đồng ý với Phán quyết của Tòa án, tuy nhiên các bên khi tham gia giải quyết tranh chấp bằng Tòa án sẽ tốn chi phí và thời gian vì phán quyết của Tòa án cấp Sơ thẩm thường bị kháng cáo, phải qua nhiều cấp xét xử dẫn đến việc ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của các bên. Cũng chính vì đặc thù này mà thủ tục của Tòa án thiếu linh hoạt hơn do đã được pháp luật quy định từ trước.
   Việc xét xử theo phương thức giải quyết bằng Tòa án có giá trị cưỡng chế thi hành án. Nếu các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế bởi Cơ quan thi hành án. Do đó, khi giải quyết bằng phương thức này, các bên sẽ bắt buộc phải thực hiện theo phán quyết của Tòa án, quyền và nghĩa vụ của các bên được đảm bảo thực hiện. 

Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 2 Điều 15 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 có quy định : “2. Tòa án xét xử công khai. Trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ thì Tòa án có thể xét xử kín”. 

Do đó, việc xét xử công khai ở Tòa án sẽ có tính răn đe đối với những doanh nghiệp vi phạm pháp luật trong hoạt động liên loan đến tranh chấp nội bộ công ty. Các doanh nghiệp khác cũng có thể biết được và phòng tránh được phần nào rủi ro cho doanh nghiệp của mình. Tuy nhiên, vì tính chất giải quyết công khai nên những vấn đề về bí mật kinh doanh, uy tín của doanh nghiệp trên thường trường không được đảm bảo. Đây là vấn đề rất nhạy cảm mà nhiều doanh nghiệp khi lựa chọn phương thức giải quyết tại tòa án phải cân nhắc. Ngoài ra, khi lựa chọn phương thức giải quyết tại tòa án sẽ khiến thời gian tố tụng kéo dài và thủ tục tố tụng phức tạp nên các doanh nghiệp thường e ngại.
  Khi lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp tại Tòa án, bên khởi kiện sẽ gửi đơn khởi kiện đến Tòa án cấp quận/huyện nơi bị đơn là cá nhân cư trú hoặc tổ chức có trụ sở làm việc; Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn khởi kiện, hồ sơ hợp lệ Tòa án có thẩm quyền sẽ ra thông báo nộp tạm ứng án phí cho người nộp đơn; Sau khi người nộp đơn khởi kiện đã nộp tạm ứng án phí, Tòa án có thẩm quyền sẽ thụ lý vụ án; Tòa án tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục tố tụng dân sự ; Tòa án ra Bản án hoặc quyết định giải quyết vụ án.

Trình tự giải quyết tranh chấp

Trong quá trình giải quyết tranh chấp giữa các thành viên trong công ty, có thể áp dụng các bước sau đây: 

Bước 1: Điều tra và thu thập thông tin về tranh chấp. Trước khi giải quyết tranh chấp, công ty cần tìm hiểu kỹ về các vấn đề tranh chấp, xem xét tất cả các tài liệu liên quan để đưa ra quyết định chính xác. Các bên liên quan cần cung cấp đầy đủ thông tin và chứng cứ để giúp cho việc giải quyết tranh chấp được diễn ra một cách minh bạch và công bằng nhất.

 Bước 2: Thử giải quyết tranh chấp bằng đàm phán. Sau khi thu thập thông tin, các bên liên quan có thể thử giải quyết tranh chấp bằng cách đàm phán trực tiếp để đạt được một thoả thuận. Đây là cách tiết kiệm thời gian và chi phí, và đôi khi còn giúp tăng cường mối quan hệ giữa các bên liên quan. 

Bước 3: Sử dụng sự trung gian của một bên thứ ba độc lập. Nếu các bên không thể giải quyết tranh chấp bằng đàm phán, công ty có thể sử dụng sự trung gian của một bên thứ ba độc lập như một trọng tài hoặc một nhà giám định. Trọng tài hoặc nhà giám định sẽ xem xét các chứng cứ và đưa ra quyết định cuối cùng về tranh chấp. 

Bước 4: Áp dụng các biện pháp pháp lý. Nếu không có cách nào giải quyết tranh chấp, công ty có thể áp dụng các biện pháp pháp lý như khởi kiện để đưa ra quyết định cuối cùng. 

Trong quá trình giải quyết tranh chấp giữa các thành viên trong công ty, quan trọng nhất là tôn trọng quyền lợi và nghĩa vụ của các bên liên quan và đưa ra quyết định công bằng để bảo vệ lợi ích của công ty.

Căn cứ theo khoản 4 Điều 30, điểm a khoản 1 Điều 37 BLTTDS, điểm b khoản 5 Điều 6 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 thì các bên có thể khởi kiện ra TAND cấp tỉnh để giải quyết tranh chấp.

Hồ sơ khởi kiện gồm: đơn khởi kiện kèm theo bản sao y các loại giấy tờ chứng minh nhân thân và các tài liệu, giấy tờ chứng minh yêu cầu khởi kiện

Phương thức nộp:

Nộp trực tiếp tại Tòa án

Gửi qua đường bưu điện

Gửi trực tuyến thông qua cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có)

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện có đủ điều kiện thụ lý hay không. Đồng thời, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện để người khởi kiện đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí.

Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí. Khi đó, Thẩm phán được phân công thụ lý vụ án và giải quyết vụ án theo đúng trình tự pháp luật.

Công việc NVCS  sẽ thực hiện để giải quyết tranh chấp

  • Tư vấn  pháp luật về việc giải quyết tranh chấp cho Qúy doanh nghiệp
  • Soạn thảo các đơn từ, văn bản liên quan tới việc giải quyết tranh chấp
  • Ủy quyền tham gia giải quyết tranh chấp tại tòa án các cấp

Nếu bạn đang gặp phải tranh chấp giữa các thành viên trong công ty và cần một giải pháp để giải quyết vấn đề, hãy liên hệ với Công ty Luật Quốc tế Nguyễn và Cộng sự ngay hôm nay. Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm và tận tâm, chúng tôi sẽ giúp bạn giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng và hiệu quả. 

Chúng tôi cam kết sẽ cung cấp cho bạn một giải pháp phù hợp với tình huống của bạn, đồng thời đảm bảo chi phí hợp lý và thời gian giải quyết nhanh chóng. Chúng tôi hiểu rằng mỗi vụ tranh chấp đều đòi hỏi một giải pháp riêng, và chính vì vậy, chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn cách giải quyết vấn đề một cách chuyên nghiệp và đầy đủ thông tin.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Công ty Luật TNHH Quốc tế Nguyễn và Cộng sự

Địa chỉ : 170-170Bis Bùi Thị Xuân, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại : 09.16.30.36.56   /   09.19.19.59.39

Email : luatsu@nvcs.vn

Website : nvcs.vn

 

LIÊN HỆ

Hotline: 0916.303.656 (Gọi​ ngay đ​ể​ đ​ư​ợc​ tư​ vấ​n miễn​ phí)

Email: luatsu@nvcs.vn 

Website: https://nvcs.vn/

0916.303.656

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY
DỊCH VỤ LIÊN QUAN
TRANH CHẤP GIỮA CÁC THÀNH VIÊN TRONG CÔNG TY GIẢI QUYẾT NHƯ THẾ NÀO?

TRANH CHẤP GIỮA CÁC THÀNH VIÊN TRONG CÔNG TY GIẢI QUYẾT NHƯ THẾ NÀO?

Trong trường hợp có sự mâu thuẫn giữa Luật Doanh nghiệp và Điều lệ thì phải áp dụng Luật Doanh nghiệp, nhưng đối với các trường hợp Luật Doanh nghiệp cho phép doanh nghiệp tự quy định chi tiết thì ưu tiên áp dụng Điều lệ doanh nghiệp.
TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG HỢP TÁC KINH DOANH LÀM SAO XỬ LÝ?

TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG HỢP TÁC KINH DOANH LÀM SAO XỬ LÝ?

Thỏa thuận thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong hợp đồng hợp tác kinh doanh giúp các bên thỏa thuận trước và giảm khả năng xảy ra tranh chấp. Nó cung cấp một cơ chế rõ ràng
CÁC LOẠI TÀI SẢN GÓP VỐN VÀ ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN GÓP VỐN TRONG CÔNG TY?

CÁC LOẠI TÀI SẢN GÓP VỐN VÀ ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN GÓP VỐN TRONG CÔNG TY?

Đối với tài sản góp vốn vào thời điểm thành lập doanh nghiệp phải nhận được sự đồng thuận từ các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc nhất trí  hoặc do một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp 
KINH DOANH ONLINE QUA MẠNG XÃ HỘI CÓ PHẢI ĐĂNG KÝ KINH DOANH KHÔNG?

KINH DOANH ONLINE QUA MẠNG XÃ HỘI CÓ PHẢI ĐĂNG KÝ KINH DOANH KHÔNG?

Căn cứ vào Phụ lục IV của Luật Đầu tư 2020 thì việc kinh doanh bán hàng online qua mạng xã hội không thuộc một trong những trường hợp bắt buộc phải đăng ký kinh doanh. 
MỨC XỬ PHẠT VI PHẠM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THEO GIẤY PHÉP KINH DOANH

MỨC XỬ PHẠT VI PHẠM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THEO GIẤY PHÉP KINH DOANH

Các hình thức văn bản khác quy định về điều kiện mà cá nhân, tổ chức cần phải đáp ứng để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật.
SO SÁNH CÔNG TY TNHH 2 THÀNH VIÊN VÀ CÔNG TY CỔ PHẦN

SO SÁNH CÔNG TY TNHH 2 THÀNH VIÊN VÀ CÔNG TY CỔ PHẦN

Đối với công ty cổ phần, trừ trường hợp pháp luật chứng khoán có quy định khác, công ty có thể lựa chọn 1 trong 2 cơ cấu tổ chức sau. Cả hai cơ cấu đều bao gồm Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị
KHÁCH HÀNG TIÊU BIỂU
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Để lại địa chỉ email của bạn để nhận những tin tức cập nhật về luật mới nhất

Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay cho chúng tôi