VỆ SINH ATTP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2024

+84 09.19.19.59.39

Họ tên: NGUYỄN THÀNH TỰU

Chức danh: Thạc sĩ - Luật sư - Trọng Tài Thương Mại - CEO

Điện thoại: +84 09.19.19.59.39

Email: tuulawyer@nvcs.vn

Lĩnh vực tư vấn: Đầu Tư Nước ngoài- Sở hữu Trí tuệ -M&A- Tranh chấp tại tòa.

Ngôn ngữ: Tiếng Việt - tiếng Anh

 

Người ta thường ví von với nhau rằng “Có thực mới vực được đạo” để nói lên tầm quan trọng của việc ăn uống, thế nhưng trong thời đại công nghệ hóa chất phát triển vượt bật và tham vọng theo đuổi những lợi ích vật chất của con người hiện nay, thực phẩm độc hại đa dạng và nhiều vô số kể, có bao nhiêu thực phẩm là sạch đúng như lời người bán mời chào, giới thiệu? Ăn thực phẩm không sạch sẽ khiến chúng ta no bụng nhưng liệu có giúp chúng ta khỏe mạnh đúng như mục đích của việc ăn uống? Vậy nên, vấn đề về vệ sinh và an toàn thực phẩm ngày càng đặc biệt được chú trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người và có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của các thế hệ sau. Cũng chính vì lý do này, việc đăng ký Cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cũng là bước cực kỳ quan trọng để xác định thương hiệu và tạo ra sự tin tưởng cho khách hàng, hơn hết là sự công nhận của pháp luật đối với thực phẩm do mình chế biến, cung cấp.

an toàn thực phẩn

 

ATTP là gì? cơ sở đủ điều kiện ATTP cần điều kiện gì?

 

 

ĐIỀU KIỆN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 

Việc cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022 được thực hiện đối với từng cơ sở sản xuất, kinh doanh; nhà máy sản xuất độc lập tại một địa điểm (được gọi tắt là cơ sở) do từng cơ quan có thẩm quyền phù hợp Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm tại Hồ Chí Minh. Theo đó, đối vối mỗi cơ sở kinh doanh khác nhau sẽ có cơ quan thực hiện cấp phép khác nhau.

 

THẨM QUYỀN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM NĂM 2022 

 

 

  1. Bộ y tế:

Cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm bao gồm thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, nước khoáng thiên nhiên đóng chai, nước uống đóng chai và bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.

 

 

  1. Sở y tế các thành phố Hồ Chí Minh:

Cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm với các cơ sở:

 

  • Cơ sở sản xuất, kinh doanh nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai, bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của ngành y tế trên địa bàn.
  • Cơ sở nhỏ lẻ sản xuất thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm.
  • Cơ sở nhỏ lẻ kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm có yêu cầu bảo quản sản phẩm đặc biệt.
  • Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do Bộ Kế hoạch Đầu tư và Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do Ủy ban nhân dân tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có quy mô kinh doanh từ 200 suất ăn/ lần phục vụ trở lên.

 

 

  1. Ủy ban nhân dân hoặc các cơ quan khác có thẩm quyền như quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm 2022 cho cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do Ủy ban nhân dân (hoặc cơ quan có thẩm quyền) quận, huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có quy mô kinh doanh dưới 200 suất/ lần phục vụ 1 ngày.

Việc cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm 2022 đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống có thể sẽ được điều chỉnh sao cho phù hợp với tình hình thực tế và năng lực quản lý tại Địa phương, Sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

 

ĐỐI TƯỢNG, ĐIỀU KIỆN ĐỂ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM 

Cơ sở sẽ được cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm khi cơ sở đáp ứng đủ điều kiện về an toàn thực phẩm sau đây:

 

  • Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định tại Chương IV về “Điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm” Luật An toàn thực phẩm. Các điều kiện đó bao gồm:

 

 

  1. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đố với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
  2. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong bảo quản thực phẩm
  3. Điều kiện bảo đảman toàn thực phẩm trong vận chuyển thực phẩm
  4. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ.
  5. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đố với cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống
  6. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩmđối với cơ sở kinh doanh thực phẩm tươi sống.
  7. Điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với cơ sở sơ chế, chế biến thực phẩm
  8. Điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, vi chất dinh dưỡng dùng để chế biến thực phẩm.
  9. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm đã qua chế biến.
  10. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với nơi chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống.
  11. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống.
  12. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với nơi bày bán thức ăn đường phố.
  13. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với nguyên liệu, dụng cụ ăn uống, chứa đụng thực phẩm và người kinh doanh thức ăn đường phố.

 

  • Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

 

THỦ TỤC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM TẠI HỒ CHÍ MINH NĂM 2022

an toàn thực phẩm

 

Thủ tục cấp giấy chứng nhận ATTP theo quy đinh pháp luật

Để đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì người nộp đơn cầm chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm các đầu mục tài liệu sau:

 

 

  1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
  2. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh dịch vụ ăn uống, sản xuất, kinh doanh thực phẩm phù hợp (bản sao có xác nhận của cơ sở).
  3. Bản mô tả về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm, bao gồm:

 

  • Bản vẽ sơ đồ mặt bằng của cơ sở và khu vực xung quanh
  • Sơ đồ quy trình chế biến, bảo quản, vận chuyển, bày bán thức ăn, đồ uống hoặc Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm hoặc quy trình bảo quản, phân phối sản phẩm và bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở.
  • Bản kê về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở.

 

 

  1. Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp chế biến, sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
  2. Danh sách kết quả khám sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp chế biến, sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
  3. Danh sách kết quả cấy phân tìm vi khuẩn tả, lỵ trực khuẩn và thương hàn của người trực tiếp chế biến, sản xuất, kinh doanh thực phẩm đối với những vùng dịch bệnh tiêu chảy đang lưu hành theo công bố của Bộ Y tế.

 

THỜI HẠN THỤ LÝ HỒ SƠ 

Sau khi thực hiện việc thu gom các đầu mục hồ sơ trên và đóng thành một bản hoàn chỉnh gửi về Cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì trong vòng 25 – 30 ngày làm việc, hồ sơ sẽ được giải quyết.

 

HIỆU LỰC CỦA GIẤY CHỨNG NHẬN

Giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm năm 2022 sẽ có hiệu lực trong 03 (ba) năm. Trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh thực phẩm, trước 06 (sáu) tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại theo quy định pháp luật. Thời hạn của Giấy chứng nhận cấp mới được tính từ khi Cấp giấy chứng nhận bảo đảm an toàn thực phẩm tại Hồ Chí Minh trước đó hết hiệu lực.

Trường hợp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm được cấp lại do bị mất hoặc bị hỏng; do cơ sở có thay đổi tên cơ sở, chủ cơ sở hoặc người được ủy quyền, địa chỉ những không thay đổi vị trí địa lý và toàn bộ quy trình sản xuất, mặt hàng kinh doanh, hiệu lực cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đã được cấp trước đó.

Trường hợp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm được cấp lại do cơ sở thay đổi vị trí địa lý của địa điểm sản xuất, kinh doanh; thay đổi, bổ sung quy trình sản xuất, mặt hàng kinh doanh và khi Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm hết hiệu lực, Giấy chứng nhận có hiệu lực trong thời gian 03 (ba) năm kể từ ngày ký cấp lại.

 

THỦ TỤC XIN ĐỔI GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM TẠI HỒ CHÍ MINH NĂM 2022 

Các hồ sơ cần chuẩn bị để xin đổi mới gồm:

 

  • Đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm theo Mẫu
  • Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đang còn thời hạn (bản gốc)
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc văn bản của cơ quan có thẩm quyền xác nhận sự thay đổi tên, địa chỉ của cơ sở (bản sao công chứng);
  • Biên bản thẩm định gần nhất (Bản sao có xác nhận của cơ sở)
  • Bản sao kết quả khám sức khỏe, Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở mới (trường hợp đổi chủ cơ sở) có xác nhận của cơ sở

 

THỜI HẠN THỤ LÝ HỒ SƠ 

Trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ xin cấp đổi giấy chứng nhận đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm cấp đổi Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm cấp đổi Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho cơ sở; trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản cho cơ sở và nêu rõ lý do không cấp đổi Giấy chứng nhận đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm.

 

CÁC NGUYÊN TẮC VÀ CHÍNH SÁCH NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM 

Để đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm người nộp đơn cũng cần luu ý các trường hợp mà pháp luật cấm hoặc cho phép.

 

CÁC HÀNH VI BỊ PHÁP LUẬT NGHIÊM CẤM VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM 

 

 

  1. Sử dụng nguyên liệu thuộc loại không dùng cho thực phẩm để chế biến thực phẩm
  2. Sử dụng nguyên liệu thực phẩm đã quá thời hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc không đảm bảo an toàn thực phẩm để sản xuất, chế biến thực phẩm.
  3. Sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm đã quá thời hạn sử dụng, ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc trong danh mục được phép sử dụng nhưng vượt quá giới hạn cho phép; sử dụng hóa chất không rõ nguồn gốc, hóa chất bị cấm sử dụng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
  4. Sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc chết không rõ nguyên nhân, bị tiêu hủy để sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
  5. Sản xuất, kinh doanh:
  6. Thực phẩm vi phạm quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa;
  7. Thực phẩm không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;
  8. Thực phẩm bị biến chất;
  9. Thực phẩm có chứa chất độc hại hoặc nhiễm chất độc, tác nhân gây ô nhiễm vượt quá giới hạn cho phép;
  10. Thực phẩm có bao gói, đồ chứa đựng không đảm bảo an toàn hoặc bị vỡ, rách, biến dạng trong quá trình vận chuyển gây ô nhiễm thực phẩm;
  11. Thịt hoặc sản phẩm được chế biến từ thịt chưa qua kiểm tra thú y hoặc đã qua kiểm tra nhưng không đạt yêu cầu;
  12. Thực phẩm không được phép sản xuất, kinh doanh để phòng, chống dịch bệnh;
  13. Thực phẩm chưa được đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp thực phẩm đó thuộc diện phải được công bố hợp quy;
  14. Thực phẩm khồn rõ nguồn gốc, xuất xứ, hoặc quá thời hạn sử dụng;
  15. Sử dụng phương tiện gây ô nhiễm thực phẩm, phương tiện đã vận chuyển chất độc hại chưa được tẩy rửa sạch để vận chuyển nguyên liệu thực phẩm, thực phẩm
  16. Cung cấp sai hoặc giả mạo kết quả kiểm nghiệm thực phẩm;
  17. Che dấu, làm sai lệch, xóa bỏ hiện trường, bằng chứng về sự cố an toàn thực phẩm hoặc các hành vi cố ý khác cản trở việc phát hiện, khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm.
  18. Người mắc bệnh truyền nhiễm tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
  19. Sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại cơ sở không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật;
  20. Quảng cáo thực phẩm sai sự thật, gây nhầm lẫn đối với người tiêu dùng.
  21. Đăng tải công bố thông tin sai lệch về an toàn thực phẩm gây bức xúc cho xã hội hoặc thiệt hại cho sản xuất, kinh doanh;
  22. Sử dụng trái phép lòng đường, vỉa hè, hành lang, sân chung, lối đi chung, diện ích phụ chung để chế biến, sản xuất, kinh doanh thức ăn đường phố.

 

XỬ LÝ VI PHẠM VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM 

 

 

  1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường và khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật.
  2. Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm quy định của Luật này hoặc các quy định khác của pháp luật về an toàn thực phẩm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
  3. Mức phạt tiền đối với vi phạm hành chính quy định tại điểm 1 trên được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; trường hợp áp dụng mức phạt cao nhất theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà vẫn còn thấp hơn 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm thì mức phạt được áp dụng không quá 7 lần giá trị thực phẩm vi phạm; tiền thu được do vi phạm mà có bị tịch thu theo quy định của pháp luật.
  4. Chính phủ quy định cụ thể về hành vi, hình thức và xử lý các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm theo quy định tại Điều này.

 

DỊCH VỤ ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM TẠI NGUYỄN VÀ CỘNG SỰ  HỒ CHÍ MINH 2022 

Đến với dịch vụ pháp lý về an toàn thực phẩm tại NVCS, quý khách hàng sẽ nhận được sự hỗ trợ và tư vấn về các vấn đề trong quá trình đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm tại Hồ Chí Minh như:

 

  • Tư vấn, soạn thảo hồ sơ theo các đầu mục nội dung mà pháp luật quy định;
  • Hướng dẫn khách hàng bố trí cơ sở theo quy định;
  • Đại diện khách hàng nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền;
  • Theo dõi Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm và giao cho khách hàng;
  • Khiếu nại với các trường hợp có dấu hiệu sai phạm từu cơ quan chức năng;

Và còn nhiều sự hỗ trợ khác mà khách hàng đến với NVCS sẽ được phục vụ, tin tưởng quá trình và thái độ làm việc của chúng tôi sẽ giúp quý khách hàng hài lòng tuyệt đối.

 

CƠ SỞ PHÁP LÝ THỰC HIỆN VIỆC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM

 

  • Luật An toàn thực phẩm
  • Nghị định 38/2012/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm
  • Thông tư 47/2014/TT-BYT hướng dẫn quản lý an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.
  • Thông tư 26/2012/TT-BYT quy định cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai; dụng cụ; vật liệu đóng gói, chứa đựng thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y Tế;
  • Thông tư liên tihcj 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm
  • Thông tư 149/2013/TT-BTC ngày 29 tháng 10 năm 2013 của Bộ Tài chính về quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng, lệ phí quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm;
  • Công văn 7131/BYT-VPB1 năm 2015;
  • Các văn bản quy định pháp luật có liên quan;

 

LIÊN HỆ

Hotline: 0916.303.656 (Gọi​ ngay đ​ể​ đ​ư​ợc​ tư​ vấ​n miễn​ phí)

Email: luatsu@nvcs.vn 

Website: https://nvcs.vn/

 https://www.linkedin.com/company/nvcs-firm/

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY
KHÁCH HÀNG TIÊU BIỂU
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Để lại địa chỉ email của bạn để nhận những tin tức cập nhật về luật mới nhất

Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay cho chúng tôi