QUY TRÌNH XỬ LÝ VI PHẠM NHÃN HIỆU TẠI TPHCM

+84 09.19.19.59.39

Họ tên: NGUYỄN THÀNH TỰU

Chức danh: Thạc sĩ - Luật sư - Trọng Tài Thương Mại - CEO

Điện thoại: +84 09.19.19.59.39

Email: tuulawyer@nvcs.vn

Lĩnh vực tư vấn: Đầu Tư Nước ngoài- Sở hữu Trí tuệ -M&A- Tranh chấp tại tòa.

Ngôn ngữ: Tiếng Việt - tiếng Anh

Vi phạm nhãn hiệu là gì

Nhãn hiệu là cơ sở để các cả nhân tổ chức tạo nên sự đặc biệt cho các sản phảm, dịch vụ của mình. Hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu được quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005. Các hành vi sau đây được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu:

- Sử dụng nhãn hiệu có dấu hiệu trùng hoặc gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu đã đăng ký trước đó cho cùng các hàng hóa, dịch vụ đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó.

- Sử dụng nhãn hiệu có dấu hiệu trùng hoặc gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu đã đăng ký trước đó cho các hàng hóa, dịch vụ tương tự hoặc liên quan, được đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó.

- Sử dụng các dấu hiệu trùng hoặc tương tự với các nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dịch nghĩa, phiên âm từ những nhãn hiệu nổi tiếng gây ra sự nhầm lẫn về nguồn gốc hay hiểu sai lệch cho hàng hóa hoặc dịch vụ bất kỳ dù không trùng, tương tự hay liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục những hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng.

 

*Ngoài quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, Điều 11 Nghị định 99/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 126/2021/NĐ-CP cũng đề cập về hành vi xâm phạm quyền nhãn hiệu cho mục đích kinh doanh như chào hàng, buôn bán, vận chuyện, tàng trữ, kể cả quá cảnh, trưng bày bán hàng hóa, dịch vụ và các hành vi đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện những công việc trên mà xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu

Vi phạm nhãn hiệu sẽ bị xử lý như thế nào?

Đối với các hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiêu, tuỳ theo tính chất, mức độ hành vi và hậu quả hành vi gây ra, chủ thể có hành vi xâm phạm có thể bị chịu trách nhiệm hành chính, dân sự hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

  Trách nhiệm hành chính

Điều 11 NĐ 93/2013/NĐ-CP quy định đối với các hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu thì cá nhân có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ năm trăm nghìn đồng đến hai trăm năm mươi nghìn đồng; pháp nhân có thể bị phạt cảnh cáp hoặc phạt tiền từ một triệu đồng đến năm trăm nghìn đồng.

*Các hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả:

Hình thức xử phạt bổ sung: Đối với các hành vi vi phạm quyền đối với nhãn hiệu sẽ bị xử phạt đình chỉ kinh doanh từ 1 tháng đến 3 tháng

Biện pháp khắc phục hậu quả:

- Yếu tố vi phạm sẽ phải bị loại bỏ hoặc tiêu hủy

- Buộc tiêu huỷ tang vật, phương tiện vi phạm nếu không loại bỏ được yếu tố vi phạm; tem; nhãn; bao bì, vật phẩm vi phạm;

- Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hàng hoá quá cảnh xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp;

- Tên doanh nghiệp phải loại bỏ yếu tố vi phạm hoặc thay đổi toàn bộ tên doanh nghiệp;

 - Lợi nhuận bất hợp pháp phát sinh từ hành vi vi phạm sẽ phải được nộp lại

Trách nhiệm dân sự

Điều 202 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung 2009, 2019) quy định về các biện pháp dân sự như sau:

Các biện pháp dân sự sẽ được Tòa án sử dụng để xử lý các cá nhân tổ chức có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ:

- hành vi xâm pham sẽ bị buộc chấm dứt

- Cá nhân, tổ chức xâm phạm sẽ phải xin lỗi, cải chính công khai

- nghĩa vụ dân sự sẽ được bắt buộc thực hiện

- Toàn bộ thiệt hại sẽ buộc phải bồi thường;

- Hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sẽ bị buộc tiêu huỷ, phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại với với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ;

 Trách nhiệm hình sự

Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp được quy định tại Điều 226 BLHS 2015 (SĐBS 2017), theo đó cá nhân/tổ chức nào cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại Việt Nam mà đối tượng là hàng hoá giả mạo nhãn hiệu với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng hoặc hàng hoá vi phạm trị giá từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

 

Các bước xử lý hành vi vi phạm nhãn hiệu

B1: Thực hiện việc giám định nhãn hiệu tại Viện khoa học Sở hữu trí tuệ

B2: Say khi có kết quả giám định nhãn hiệu, gửi thư cảnh báo đến bên bị nghi ngờ có hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu và yêu cầu:

- Ngừng việc thực hiện hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu;

- Bỏ đi các yếu tố xâm phạm;

- Hủy bỏ các sản phẩm, tài liệu liên quan có gắn yếu tố xâm phạm quyền với nhãn hiệu

B3: Nếu sau khi gửi thư cảnh cáo, bên vi phạm có thái độ không hợp tác, thiện chí thì tổ chức, cá nhân có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm bằng biện pháp hành chính.

B4: Tiến hành khởi kiện ra Toà án hoặc nộp đơn tố cáo nếu xét thấy có đủ yếu tố cấu thành Tội xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo Điều 226 BLHS 2015.

 

LIÊN HỆ

Hotline: 0916.303.656 (Gọi​ ngay đ​ể​ đ​ư​ợc​ tư​ vấ​n miễn​ phí)

Email: luatsu@nvcs.vn 

Website: https://nvcs.vn/

 https://www.linkedin.com/company/nvcs-firm/

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY
DỊCH VỤ LIÊN QUAN
HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ NĂM 2024

HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ NĂM 2024

Trên thực tế, tồn tại rất nhiều hành vi xâm phạm đến quyền tác giả, quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp hay quyền đối với cây trồng,... Các chủ sở hữu của tác phẩm, nhãn hiệu hay sáng chế mặc dù đã thực hiện
QUY TRÌNH XỬ LÝ VI PHẠM NHÃN HIỆU TẠI TPHCM

QUY TRÌNH XỬ LÝ VI PHẠM NHÃN HIỆU TẠI TPHCM

Nhãn hiệu là cơ sở để các cả nhân tổ chức tạo nên sự đặc biệt cho các sản phảm, dịch vụ của mình. Hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu
KHÁCH HÀNG TIÊU BIỂU
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Để lại địa chỉ email của bạn để nhận những tin tức cập nhật về luật mới nhất

Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay cho chúng tôi