THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP NĂM 2024

+84 09.19.19.59.39

Họ tên: NGUYỄN THÀNH TỰU

Chức danh: Thạc sĩ - Luật sư - Trọng Tài Thương Mại - CEO

Điện thoại: +84 09.19.19.59.39

Email: tuulawyer@nvcs.vn

Lĩnh vực tư vấn: Đầu Tư Nước ngoài- Sở hữu Trí tuệ -M&A- Tranh chấp tại tòa.

Ngôn ngữ: Tiếng Việt - tiếng Anh

 

Ngày nay, xu thế thành lập doanh nghiệp / công ty để tự mình làm chủ đã không còn mới lạ so với thời đại công nghiệp hóa phát triển như hiện nay . Bởi sau khoảng thời gian dài miệt mài làm thuê cho người khác, cũng đã đến lúc thay đổi làm thuê cho chính mình, đó cũng là ước muốn của hầu hết mọi người. Tự mình làm chủ, thành lập Doanh nghiệp tạo ra giá trị và thương hiệu riêng của bản thân . Tuy nhiên, đây không phải là điều mà ai cũng làm được  song , người có khả năng làm được lại phải đối mặt với nhiều vấn đề pháp lý về thủ tục, hồ sơ khó nhằn. Để giúp việc thành lập Doanh nghiệp trở nên dễ dàng và nhanh chóng, Công ty Luật – Kế toán Nguyễn và Cộng sự với kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực thành lập Doanh nghiệp với hơn 1000 khách hàng đã sử dụng dịch vụ, chúng tôi tin tưởng sẽ đem đến cho Quý khách hàng những trải nghiệm tốt nhất cũng như sự hài lòng tuyệt đối trong suốt quá trình sử dụng dịch vụ tại NVCS .

Vậy, để thành lập một doanh nghiệp theo đúng quy định của nhà nước và có đầy đủ sự bảo hộ của pháp luật cần phải tiến hành những thủ tục nào? Hãy cùng Luật Nguyễn và Cộng sự điểm qua các bước cần thiết để tiến hành việc thành lập doanh nghiệp.

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ thành lập Doanh nghiệp.

Bước 2. Nộp hồ sơ thành lập Doanh nghiệp, nộp lệ phí đăng ký Doanh nghiệp.

Bước 3. Công bố nội dung đăng kýthành lập Doanh nghiệp trên cổng thông tin Quốc gia.

Bước 4. Thủ tục khắc và phát hành con dấu.

Bước 5. Các thủ tục sau khi hoàn thành đăng ký thành lập Doanh nghiệp.

Mọi hồ sơ đều được quy định bởi pháp luật và các biểu mẫu có sẵn. Tuy nhiên, để có thể hiểu đúng và hoàn thành thủ tục nhanh gọn cần phải có sự am hiểu sâu sắc và nhất định nhằm tiết kiệm thời gian, công sức và tiền bạc. Để hiểu rõ hơn về các quy định này, mời Quý khách hàng tham khảo các hồ sơ cần thiết cho việc thành lập Doanh nghiệp:

thành lập doanh nghiệp

 

Mục lục

Tư vấn thủ tục thành lập doanh nghiệp mới nhất năm 2024

 

 

BƯỚC 1:SOẠN THẢO HỒ SƠ ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

 

 

  1. Lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp nhu cầu:

Để đăng ký thành lập Doanh nghiệp thì nhà sáng lập/ Đầu tư cần hiểu rõ loại hình Doanh nghiệp mà mình mong muốn, phù hợp với mục đích và nhu cầu của mỗi khách hàng, NVCS sẵn sàng tư vấn loại hình đáp ứng theo mong muốn của Quý khách hàng. Hiện nay, pháp luật Việt Nam cho phép các loại hình Doanh nghiệp như sau:

+ Doanh nghiệp tư nhân

+ Công ty Trách nhiệm Hữu hạn

+ Công ty TNHH Một thành viên

+ Công ty Hợp danh

+ Công ty Cổ phần

Ngoài ra, mô hình Hộ kinh doanh cũng đang trở nên đông đúc, phù hợp cho các chủ thể vừa và nhỏ.

 

 

  1. Soạn thảo hồ sơ đối với mỗi loại hình Doanh nghiệp:

Tùy vào loại hình Doanh nghiệp mà khách hàng lựa chọn, sẽ có những loại hồ sơ khác nhau cần được tổng hợp và xem xét đầy đủ trước khi tiến hành nộp lên các cơ quan chức năng có liên quan, như:

 

  • Thành lập Doanh nghiệp theo mô hình DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (theo form tham khảo)
  • Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân

+ Đối với công dân Việt Nam: Chứng minh nhân dân hoặc thẻ CCCD hoặc hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.

+ Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.

 

  • Văn bản ủy quyền thực hiện đăng ký doanh nghiệp tư nhân (nếu có).

 

 

  • Thành lập Doanh nghiệp theo mô hình CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
  • Điều lệ công ty
  • Danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn
  • Bản sao các giấy tờ:

+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp (Doanh nghiệp có thể có nhiều người Đại diện theo pháp luật)

+ Giấy tờ pháp lý:

Đối với cá nhân: Chứng minh nhân dân hoặc thẻ CCCD hoặc hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực;

Đối với tổ chức: Giấy chứng nhận đăng ký Doanh nghiệp của tổ chức và giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền của tổ chức, văn bản cử người đại diện theo ủy quyền;

Lưu ý: Nếu thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giáy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự.

 

  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu có nhà đầu tư tham gia thành lập hoặc được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc có vốn đầu tư nước ngoài; (Công ty Luật Nguyễn và Cộng sự sẽ hỗ trợ tư vấn rõ ràng hơn về quy định này)

 

 

  • Thành lập Doanh nghiệp theo mô hìnhCÔNG TY CỔ PHẦN
  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
  • Điều lệ công ty
  • Danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần
  • Bản sao các giấy tờ:

+  Giấy tờ pháp lý:

Đối với cá nhân: Chứng minh nhân dân hoặc thẻ CCCD hoặc hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực;

Đối với tổ chức: Giấy chứng nhận đăng ký Doanh nghiệp của tổ chức và giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền của tổ chức, giấy tờ cử người đại diện theo ủy quyền;

Lưu ý: Nếu thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giáy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự.

 

  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu có nhà đầu tư tham gia thành lập hoặc được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc có vốn đầu tư nước ngoài; (Công ty Luật Nguyễn và Cộng sự sẽ hỗ trợ tư vấn rõ ràng hơn về quy định này)
  • Thành lập Doanh nghiệp theo mô hình: CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN
  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
  • Điều lệ công ty
  • Bản sao các giấy tờ:

+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp (Doanh nghiệp có thể có nhiều người Đại diện theo pháp luật)

+ Giấy tờ pháp lý:

Đối với cá nhân: Chứng minh nhân dân hoặc thẻ CCCD hoặc hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực;

Đối với tổ chức: Giấy chứng nhận đăng ký Doanh nghiệp của tổ chức và giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền của tổ chức, văn bản cử người đại diện theo ủy quyền;

Lưu ý: Nếu chủ sở hữu công ty là tổ chức nước ngoài thì bản sao giáy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự.

 

  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu có nhà đầu tư tham gia thành lập hoặc được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc có vốn đầu tư nước ngoài; (Công ty Luật Nguyễn và Cộng sự sẽ hỗ trợ tư vấn rõ ràng hơn về quy định này)
  • Thành lập Doanh nghiệp theo mô hình CÔNG TY HỢP DANH
  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
  • Điều lệ công ty
  • Danh sách thành viên
  • Bản sao các giấy tờ:

+ Giấy tờ pháp lý:

Đối với cá nhân: Chứng minh nhân dân hoặc thẻ CCCD hoặc hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực;

Đối với tổ chức: Giấy chứng nhận đăng ký Doanh nghiệp của tổ chức và giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền của tổ chức, văn bản cử người đại diện theo ủy quyền;

Lưu ý: Nếu thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giáy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự.

 

  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu có nhà đầu tư tham gia thành lập hoặc được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc có vốn đầu tư nước ngoài; (Công ty Luật Nguyễn và Cộng sự sẽ hỗ trợ tư vấn rõ ràng hơn về quy định này)

Trên đây là tổng hợp các loại hồ sơ cần phải chuẩn bị đối với mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau khi tiến hành đăng ký Thành lập Doanh nghiệp.

 

BƯỚC 2: NỘP HỒ SƠ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP, NỘP LỆ PHÍ ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP

 

  • Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thành lập doanh nghiệp có thể lựa chọn nộp hồ sơ theo các hình thức sau đây:

 

+ Đăng ký trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh

+ Đăng ký qua dịch vụ bưu chính

+ Đăng ký qua mạng thông tin điện tử

Lưu ý: thực hiện việc nộp lệ phí đăng ký Doanh nghiệp đồng thời với thủ tục nộp hồ sơ thành lập Doanh nghiệp.

 

  • Nhận kết quả xem xét tính hợp lệ của hồ sơ tròng vòng 3 ngày làm việc.
  • Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ thông báo bằng văn bản cho người thành lập Doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung. Nếu từ chối, phải giải thích rõ lý do bằng văn bản.

 

BƯỚC 3: CÔNG BỐ NỘI DUNG ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP TRÊN CỔNG THÔNG TIN QUỐC GIA

Sau khi tiến hành nộp lệ phí song song với việc nộp hồ sơ đăng ký Doanh nghiệp, Doanh nghiệp được thành lập phải công bố các nội dung sau đây:

 

  • Ngành, nghề kinh doanh
  • Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần (nếu có);
  • Nếu có thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp thì những thay đổi tương ứng phải được thông báo, cập nhật kịp thời trên Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký Doanh nghiệp
  • Thời hạn để thông báo công khai thông tin về Doanh nghiệp là 30 ngày kể từ ngày được công khai;
  • Trường hợp không được cấp giấy chứng nhận đăng ký Doanh nghiệp sẽ được hoàn trả phí công khai thông tin Doanh nghiệp.

 

BƯỚC 4: THỦ TỤC KHẮC VÀ PHÁT HÀNH CON DẤU

Sau khi nhận giấy chứng nhận đăng ký Doanh nghiệp, Doanh nghiệp sẽ được cung cấp Mã số thuế của riêng mình. Thay vì các thủ tục pháp lý rườm rà trước đây về việc phát hành con dấu phải đăng ký mẫu dấu với Bộ Công an như trước đây thì nay, Luật Doanh nghiệp sẽ đã có những quy định cởi mở hơn về vấn đề này. Tạo điều kiện cho Doanh nghiệp tự do về việc phát hành, số lượng và sử dụng con dấu. Tuy nhiên, sau khi phát hành con dấu Doanh nghiệp phải thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh về mẫu dấu để đăng tải công khai trên Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Thủ tục làm con dấu gồm các bước sau đây:

 

 

  1. Chuẩn bị hồ sơ gồm giấy phép kinh doanh, chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật.
  2. Liên hệ trực tiếpcơ sở khắc dấu hoặc thông qua NVCS để tiến hành tạo con dấu

 

  • Kiểm tra thông tin trên con dấu

 

 

  1. Thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh về mẫu dấu để đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về Đăng ký kinh doanh.
  2. Hoàn tất và sử dụng con dấu trong các giao dịch theo quy định pháp luật.

 

BƯỚC 5: CÁC THỦ TỤC SAU KHI HOÀN THÀNH ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

Sau khi hoàn tất việc đăng ký thành lập Doanh nghiệp, Quý khách hàng sẽ được NVCS- Công ty Luật và Kế toán Nguyễn và Cộng sự tư vấn hỗ trợ về danh sách những thủ tục cần hoàn tất sau khi thành lập Doanh nghiệp, hỗ trợ làm việc với Cơ quan Thuế theo yêu cầu của Quý khách hàng.

Trên đây là Quy trình về việc thành lập Doanh nghiệp mà Công ty Luật và Kế toán Nguyễn và Cộng sự gửi đến Quý khách hàng và Quý bạn đọc tham khảo. Vui lòng liên hệ với NVCS để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ tận tình.

 

ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA TỪNG LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP:

thành lập doanh nghiệp

 

Ưu điểm và nhược điểm của từng loại hình doanh nghiệp

 

 

CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN

Ưu điểm:

+ Chủ sỡ hữu có thể là cá nhân hoặc tổ chức;

+ Chủ sở hữu có quyền cao nhất, được toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động công ty;

+ Được huy động vốn thông qua việc phát hành trái phiếu

+ Có tư cách pháp nhân nên chủ sở hữu chỉ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi tài sản của pháp nhân (tức công ty) mà không liên quan đến tài sản cá nhân, giảm rủi ro trong hoạt động kinh doanh;

+ Cơ cấu tổ chức đơn giản, gọn nhẹ hơn so với Công ty TNHH và Công ty Cổ phần

Nhược điểm:

+ Không thể phát hành cổ phiếu, nếu muốn huy động thêm nguồn vốn từ các cá nhân, tổ chức khác buộc phải thay đổi loại hình Doanh nghiệp;

+ Khả năng cạnh tranh bị hạn chế bởi mô hình trách nhiệm hữu hạn làm tăng rủi ro cho đối tác;

+ Không thể giảm vốn điều lệ công ty mà chỉ có thể tăng vốn;

 

CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN

Ưu điểm:

+ Thành viên công ty không quá nhiều như Công ty Cổ phần giúp việc điều hành, quản lý công ty dễ dàng, không quá phức tạp.

+ Qui định về điều kiện chuyển nhượng vốn rất chặt chẽ, dễ dàng kiểm soát và quản lý việc thay đổi các thành viên trong công ty, tránh sự xâm nhập từ các tác nhân bên ngoài;

+ Có  tư cách pháp nhân nên chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vị tài sản đã góp, không liên hệ đến tài sản cá nhân;

Nhược điểm:

+ Giới hạn số lượng tối đa là 50 thành viên có thể làm lỡ mất các nhà đầu tư tiềm năng;

+ Chịu trách nhiệm trong phần vốn góp với mô hình TNHH sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh vì uy tín và phạm vi chịu trách nhiệm hẹp;

+ Không thể phát hành cổ phiếu, nên bị hạn chế về quy mô cũng như khả năng mở rộng lĩnh vực hoạt động;

 

CÔNG TY HỢP DANH

Uư điểm:

+ Là mô hình kết hợp uy tín của nhiều cá nhân, tăng sức cạnh tranh và danh tiếng công ty;

+ Mặc dù có tư cách pháp nhân nhưng loại hình Công ty hợp danh sẽ liên đới chịu trách nhiệm bằng cả tài sản cá nhân của các thành viên hợp danh, tạo uy tín, lòng tin cho khách hàng;

+ Các thành viên hợp danh thường có sự quen biết, liên kết với nhau trước đó. Dễ dàng quản lý, kiểm soát các hoạt động công ty;

+ Có thể có thêm thành viên góp vốn và chỉ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp;

+ San sẻ rủi ro giữa các thành viên hợp danh với nahu, giảm ghánh nặng tài chính so với Doanh nghiệp tư nhân;

Nhược điểm:

+ Dù có tư cách pháp nhân nhưng không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào, khả năng huy động vốn không cao;

+ Chịu trách nhiệm bằng tài sản cá nhân của các thành viên hợp danh, bất lợi cho các thành viên công ty;

+ Không có sự rạch ròi giữa tài sản công ty và cá nhân

+ Thành viên rút khỏi công ty vẫn phải chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ đã phát sinh từ các hoạt động công ty trước khi thành viên này rút khỏi;

 

CÔNG TY CỔ PHẦN

Ưu điểm:

+ Có tư cách pháp nhân, chịu trách nhiệm về nợ và nghĩa vụ của công ty trong phạm vi vốn góp;

+ Cơ cấu về vốn rất linh hoạt, tạo điều kiện thu hút đầu tư từ nhiều nguồn vốn khác nhau;

+ Khả năng huy động vốn cao;

+ Cơ cấu chuyển nhượng vốn đơn giản, dễ dàng không bị kiểm soát quá chặt chẽ;

+ Khả năng hoạt động trong nhiều lĩnh vực cao, đa dạng lĩnh vực, ngành nghề;

+ Được phát hành cổ phiếu ( Cán bộ công chức cũng có quyền mua cổ phiếu của công ty Cổ phần)

Nhược điểm:

+ Số lượng thành viên có thể rất nhiều, khó kiểm soát;

+ Dễ có sự cạnh tranh, xung đột về lợi ích giữa các cổ đông trong công ty;

+ Bí mật kinh doanh khó đảm bảo bởi sẽ phải báo cáo với các cổ đông trong công ty;

+ Mô hình lớn, khó quản lý và kiểm soát chặt chẽ

 

DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN

Ưu điểm:

+ Chủ sở hữu chỉ có 1 nên người này được toàn quyền quyết định mọi hoạt động của doanh nghiệp;

+ Tự mình là đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp;

+ Có quyền bán doanh nghiệp của mình cho người khác;

+ Chịu trách nhiệm vô hạn bằng tài sản cá nhân nên tạo được lòng tin với khách hàng;

+ Cơ cấu tổ chức gọn gàng, đơn giản;

Nhược điểm:

+ Không có tư cách pháp nhân;

+ Chịu trách nhiệm vô hạn bằng tài sản cá nhân, rủi ro lớn;

+ Chỉ được thành lập 1 Doanh nghiệp tư nhân

+ Không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào, khả năng huy động vốn thấp;

+ Không được góp vốn thành lập hoạch mua cổ phần trong các loại hình Doanh nghiệp khác;

Như vậy, có thể thấy mỗi loiaj hình Doanh nghiệp đều có ưu và nhược điểm riêng. Thế nên việc lựa chọn một mô hình Doanh nghiệp phù hợp với nhu cầu và khả năng là rất quan trọng. Công ty Luật Nguyễn và Cộng sự hân hạnh đồng hành cùng quý khách hàng trong quá trình tư vấn từ khởi đầu cho đến hoàn thành.

 

NHỮNG VIỆC CẦN PHẢI ĐƯỢC HOÀN THÀNH NGAY SAU KHI THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP VÀ CÁC THỦ TỤC VỚI CƠ QUAN THUẾ.

Sau khi thành lập Doanh nghiệphoàn tất, các Doanh nghiệp phải tiến hành các thủ tục sau đây:

 

  • Khai và nộp lệ phí môn bài:

Pháp luật có quy định đối với Doanh nghiệp vừa thành lập về nghĩa vụ thuế môn bài như sau: Người nộp lệ phí mới ra hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc mới thành lập; doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển từ hộ kinh doanh thực hiện kê khai lệ phí môn bài và nộp Tờ khai cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký Doanh dù là Doanh nghiệp mới thành lập chưa có hoạt động kinh doanh sản xuất, thương mại.Mức nộp sẽ căn cứ vào vốn điều lệ mà khách hàng đăng ký trên giấy chứng nhận Đăng ký Doanh nghiệp.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

STT

 

Vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư

 

Lệ phí môn bài (VND)

 

 

1

 

Doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng

 

 

3 triệu đồng/ 1 năm

 

 

2

 

Doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư dưới 10 tỷ đồng

 

 

2 triệu đồng/ 1 năm

 

 

3

 

Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp hoặc tổ chức kinh tế khác

 

 

1 triệu đồng/ 1năm

Tuy nhiên hiện tại do diễn biến phức tạp của dịch Covid, nhà nước đã ban hành quy định tại nghị định 22/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 139/2016/NĐ-CP. Theo đó, miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập hoặc ra hoạt động sản xuất, kinh doanh (từ ngày 1/1 đến ngày 30/12) áp dụng miễn lệ phí thuế môn bài cho các công ty thành lập từ 25/2/2020 từ thời điểm nghị định này có hiệu lực. Có thể thấy, nhà nước đang khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào thị trường trong thời buổi khó khăn do dịch Covid nhằm thúc đẩy kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các Doanh nghiệp gia nhập thị trường.

 

  •  

    Mở tài khoản Ngân hàng cho Doanh nghiệp:

     

Để mở tài khoản thanh toán cho Công ty, người đại diện theo pháp luật của công ty sẽ là người tiến hành thủ tục mở tài khoản ngân hàng, theo đó cần phải liên hệ các Ngân hàng thương mại hoặc Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam để tiến  hành mở tài khoản ngân hàng cho Doanh nghiệp.

 

Các giấy tờ cần chuẩn bị:

+ 1 bản công chứng Chứng minh nhân dân hoặc Công cước công dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của người đâị diện theo pháp luật ghi trên giấy phép;

+ 1 bản sao điều lệ Công ty kèm theo;

+ 1 bản công chứng “Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp” đã được cấp trước đó;

+ Con dấu của Công ty (dùng đến khi thực hiện thủ tục);

 

Quý khách hàng cũng có thể ủy quyền cho NVCS đại diện thực hiện các thủ tục trên một cách nhanh gọn và chính xác nhất.

 

  •  

    Đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế GTGT:

     

Theo hướng dẫn tại Khoản 3 Điều 3 Thông tư 119/2014/TT-BTC, các doanh nghiệp mới thành lập thuộc một trong các lĩnh vực sau đây thì được áp dụng phương pháp thuế khấu trừ:

 

  • Doanh nghiệp mới thành lập từ dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh đang hoạt động nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
  • Doanh nghiệp mới thành lập có thực hiện đầu tư theo dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt thuộc trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế.
  • Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập có dự án đầu tư không thuộc đối tượng được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về đầu tư nhưng có phương án về đầu tưu được người có thẩm quyền của Doanh nghiệp ra quyết định đầu tư phê duyệt thuộc đối tượng đăng ký áp dụng phương pháp khấu trừ thuế.
  • Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập có thực hiện đầu tưu, mua sắm, nhận vốn góp bằng tài sản cố định, máy móc, thiết bị, công cụ, dụng cụ, hoặc có hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh.

Thủ tục đăng ký:

Kể từ ngày 5/11/2017 Thông tư 93/2017/TT-BTC có hiệu lực, doanh nghiệp mới thành lập thuộc các trường hợp nêu trên sẽ không còn phải nộp Mẫu 06/GTGT (mẫu 06/GTGT ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC thường hay được gọi là mẫu 06/GTGT) đến Cơ quan thuế quản lý trực tiếp để đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ nữa. Mà thay vào đó, cơ quan thếu sẽ căn cứ vào loại tờ khai thuế GTGT mà doanh nghiệp nộp ở kỳ khai thuế GTGT quý đầu tiên để xác định doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính thuế nào.

Có 2 phương pháp cụ thể sau:

 

  • Áp dụng phương pháp khấu trừ thuế thì doanh nghiệp sử dụng tờ khai thuế GTGT số 01/GTGT; hoặc Tờ khai thuế số 02/GTGT nếu có dự án đầu tư.
  • Áp dụng phương pháp tính trực trực tiếp thì Doanh nghiệp sử dụng Tờ khai thuế số 04/GTGT; hoặc; Tờ khai thuế số 03/GTGT nếu có hoạt động mua, bán, chế tác vàng, bạc, đá quý.

Lưu ý đối với các Doanh nghiệp:

+ Doanh nghiệp không phải nộp kèm các hồ sơ, giấy tờ chứng minh bên mình thuộc các đối tượng được đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế mà phải lưu giữ và xuất trình cho cơ quan thuế khi có yêu cầu.

 

  •  

    Thông báo đến cơ quan thuế về việc đặt in hóa đơn lần đầu:

     

Để tiến hành đặt in hóa đơn lần đầu, doanh nghiệp cần phải gửi văn bản “Đề nghị sử dụng hóa đơn đặt in” (Mẫu số 3.14 thuộc Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT-BTC) đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp của mình

Trong thời hạn 2 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị, cơ quan thuế sẽ có văn bản Thông báo về việc sử dụng hóa đơn đặt in đến Doanh nghiệp, nếu cơ quan thuế không có ý kiến bằng văn bản thì Doanh nghiệp vẫn được sử dụng hóa đơn đặt in – Thủ trưởng cơ quan thuế sẽ là người chịu trách nhiệm về việc không có ý kiến bằng văn bản trả lời Doanh nghiệp.

Doanh nghiệp được tạo hóa đơn đặt in có thể tự quyết định mẫu hóa đơn đặt in. Tuy nhiên, hóa đơn đặt in được in ra dưới dạng mẫu in sẵn phải có các tiêu thức đảm bảo khi lập hóa đơn có đầy đủ nội dung bắt buộc theo quy định ví dụ như tên loại hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn và ký hiệu hóa đơn, tên liên hóa đơn, số thứ tự hóa đơn,…

Doanh nghiệp có thể ủy quyền cho Công ty Luật Nguyễn và Cộng sự thực hiện công việc với cơ quan thuế, nhưng phải có Văn bản ủy quyền thực hiện thủ tục và xuất trình khi thực hiện công việc, để có thể đạt hiệu quả tốt nhất (trong 3 ngày).

 

  •  

    Đề nghị phát hành hóa đơn điện tử theo Thông tư mới nhất số 68/2019/TT-BTC:

     

Theo đó, thay vì quy định cũ về việc phát hành hóa đơn điện tử thì hiện nay chỉ cần nộp các hồ sơ như sau:

+ Tờ khai đăng ký hoặc thay đổi thông tin sử dụng hóa đơn điện tử theo mẫu số 01 ban hành theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP để đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử với cơ quan thuế

+ So với 2 ngày làm việc trước kia, thời gian đã rút ngắn xuống còn 1 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, Cơ quan thuế sẽ trả kết quả Thông báo đến Doanh nghiệp về việc có chấp nhạn hay không chấp nhận đề nghị qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.

+ Quý khách hàng sẽ được hỗ trợ chi tiết trong quá trình hoàn thành đăng ký thành lập Doanh nghiệp.

 

  •  

    Treo biển hiệu tại trụ sở của Doanh nghiệp:

     

Sau khi hoàn tất các thủ tục thành lập Doanh nghiệp, Doanh nghiệp phải thực hiện treo biển hiệu Doanh nghiệp tại cổng chính hoặc mặt trước của trụ sở Công ty.

Các thông tin buộc phải có trên biển hiệu của Doanh nghiệp bao gồm:

+Tên Doanh nghiệp theo đúng tên trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

+ Tên cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có)

+ Địa chỉ Công ty;

+ Số điện thoại Công ty

Yêu cầu về chữ viết trên Biển hiệu:

+ Phải là Tiếng Việt;

+ Trường hợp cả Tiếng Việt và tiếng nước ngoài thì khổ chữ nước ngoài không được lớn quá ba phần tư khổ chữ Tiếng Việt và phải được đặt bên dưới chữ Tiếng Việt;

+ Có thể làm biển hiệu ngang hoặc dọc nhưng với giới hạn về kích thước được quy định như sau:

 

  • Đối với biển hiệu ngang thì chiều cao tối đa là 02 mét (m), chiều dài không vượt quá chiều ngang mặt tiền nhà;
  • Đối với biển hiệu dọc thì chiều ngang tối đa là 01 mét (m), chiều cao tối đa không vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi đặt biển hiệu;

Lưu ý: Biển hiệu không được phép che chắn không gian thoát hiểm, cứu hỏa; không được lấn ra vỉa hè, lòng đường, ảnh hưởng đến giao thông công cộng và phải đạt quy chuẩn theo quy định của các cơ quan có thẩm quyền ban hành.

+ Trường hợp có logo trên bản hiệu phải là logo đã đăng ký với cơ quan thẩm quyền, trong trường hợp quý khách sử dụng dịch vụ tại NVCS, ngoài đăng ký thành lập Doanh nghiệp chuyên nghiệp uy tín, NVCS còn cung cấp dịch vụ về kiểu dáng công nghiệp cũng như nhãn hiệu, sẵn sàng hỗ trợ quý khách tốt nhất trong suốt quá trình hoàn thiện Doanh nghiệp.

+ Diện tích logo không quá 20% diện tích biển hiệu, không được thể hiện thông tin hay hình ảnh quảng cáo bất kỳ loại hàng hóa, dịch vụ nào.

Quý khách hàng có thể liên hệ NVCS để nhận được sự hỗ trợ pháp lý nhằm đảm bảo tính hợp pháp về nhãn hiệu trong trường hợp bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu hoặc xem xét về việc có bị trùng lặp hay nhầm lẫn đối với nhãn hiệu hay không.

 

  •  

    Mua chữ ký số (Token):

     

Dù không phải mọi giao dịch đều cần có chữ ký số, nhưng việc đăng ký chữ ký số là một việc vô cùng cần thiết để Doanh nghiệp kê khai và nộp thuế cho Cơ quan Thuế do Luật Quản lý thuế 2019 đã quy định Doanh nghiệp phải kê khai, nộp thuế và thực hiện các giao dịch với cơ quan quản lý thuế bằng giao dịch điện tử. Vậy nên chữ ký thuế buộc phải có chữ ký số để thực hiện yêu cầu này.

Hiện nay, đối với các Doanh nghiệp thành lập sau 01/11//2018 đều bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử theo quy đibnh của pháp luật và phải có chữ ký số của người bán.

 

NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

 

 

  1.  

    NGÀNH NGHỀ KINH DOANH

     

Hiện nay, với mô hình kinh doanh linh hoạt cùng các lĩnh vực đa dạng, thị trường kinh tế vô cùng nổi bật có sức đầu tư rất lớn với các nhà đầu tư, đặc biệt là những khách hàng có giấc mơ làm chủ. Song, mặc dù đa dạng ngành nghề nhưng không phải tất cả các ngành đều được cho phép kinh doanh tại Việt Nam.

Để hiểu rõ hơn về vấn đề này ngoài việc ban hành các qui định về quyền của Doanh nghiệp theo Khoản 1 Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2020, cho phép các Doanh nghiệp được tự do kinh doanh các ngành, nghề mà pháp luật không cấm. Tuy nhiên, đó là các ngành nghề nào lại không được nêu rõ trong Luật này. Theo đó, nhằm làm rõ vấn đề về “các ngành nghề mà pháp luật không cấm” thì tại Điều 6 Luật Đầu tư 2020 đã đưa ra các ngành nghề bị cấm đầu tư kinh doanh tại Việt Nam nhằm rút gọn phạm vi của “các ngành nghề mà pháp luật không cấm”.

Trong đó, các hoạt động đầu tư kinh doanh sau đây sẽ bị cấm:

 

 

  1. Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật Đầu tư Doanh nghiệp 2020.
  2. Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật này;

 

  • Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thá từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật Đầu tư 2020;

 

 

  1. Kinh doanh mại dâm;
  2. Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;
  3. Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;

 

  • Kinh doanh pháo nổ;
  • Kinh doanh dịch vụ đòi nợ;

Lưu ý: Về việc sản xuất, sử dụng Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật Đầu tư Doanh nghiệp 2020; kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật này; kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thá từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật Đầu tư 2020 thì phải được kiểm soát theo quy định của Chính phủ về phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, điều tra tội phạm, bảo vệ quốc phòng, an ninh.

Ngoài ra còn có một số ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện kèm theo như chứng chỉ hành nghề, yêu cầu về vốn pháp định, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh,… quý khách hàng sẽ được hỗ trợ tư vấn bởi các Luật sư pháp lý nếu ngành nghề mà Quý khách hàng muốn đầu tưkinh doanh thuộc trường hợp được nhắc đến trên.

 

 

  1.  

    TÊN DOANH NGHIỆP

     

Việc đặt tên Doanh nghiệp là việc rất quan trọng trong quá trình Thành lập Doanh nghiệp có thương hiệu, bởi đây là bước đầu tạo nên sự ấn tượng cũng như uy tín đối với các khách hàng tiềm năng trong tương lai. Thế nhưng việc đặt một cái tên hay, có ý nghĩa, dễ gây ấn tượng nhưng không thể trùng lặp và gây nhầm lẫn là việc không hề dễ dàng.

Sau đây là một số các quy định của pháp luật về việc đặt tên cho Doanh nghiệp mà các nhà đầu tư, chủ sở hữu cần lưu ý:

+ Không được phép sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã hội-nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của Doanh nghiệp, trừ trường hợp có được sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

+ Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài sẽ được dịch từ Tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài theo hệ chữ La-tinh (tức là tập hợp bao gồm các chữ cái).

+ Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc và một số các quy định được liệt kê tại Điều 41 Luật Doanh nghiệp 2020 về các trường hợp được xem là tên trùng và tên gây nhầm lẫn.

NVCS tự hào là một trong số ít 400 công ty trên tổng số hơn 8000 Công ty Luật khắp cả nước được cấp giấy phép về lĩnh vực Sở hữu trí tuệ. Vì thế Quý khách hàng khi đến với Dịch vụ tại NVCS sẽ không phải lo lắng về sự cố trùng hoặc gây nhầm lẫn đối tên Doanh nghiệp, nhãn hiệu hoặc kiểu dáng công nghiệp (nếu có). Để đảm bảo cho khởi đầu thuận lợi trong việc thành lập Doanh nghiệp uy tín, chúng tôi cung cấp cho quý khách các dịch vụ thẩm định bởi các chuyện viên thẩm định tiềm năng có nhiều năm kinh nghiệm, nhằm tạo ra sự trải nghiệm tốt nhất cho Quý khách hàng tại NVCS – điều đã được chứng minh bởi hơn 1000 Doanh nghiệp đã và đang hợp tác cùng chúng tôi.

 

  •  

    TRỤ SỞ CHÍNH

     

  • Trụ sở chính của Doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam tuy nhiên không thể đặt ở chung cư, nhà ở tập thể bởi pháp luật không cho phép.
  • Vì đây là địa chỉ liên lạc của công ty nên việc có người nhận thư báo và chịu trách nhiệm liên lạc là điều rất cần thiết, bởi Doanh nghiệp có thể bị đóng, khóa mã số thuế vì lý do không kinh doanh tại trụ sở nếu Cơ quan thuế hoặc Cơ quan đăng ký Doanh nghiệp gửi thư phát mà không có người nhận.
  • Đối với trường hợp thuê, mượn nhà làm trụ sở chính thì nên ký hợp đồng và yêu cầu Chủ nhà cung cấp 02 bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy tờ pháp lý có giá trị tương đương nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh khi có sự kiểm tra từ các cơ quan chức năng.

 

 

  1.  

    CHI NHÁNH, VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN VÀ ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

     

 

  • Doanh nghiệp có thể đăng ký thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện trong và ngoài nước mà không giới hạn số lượng tại một địa phương theo địa giới đơn vị hành chính.
  • Để đăng ký thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam, doanh nghiệp cần chuẩn bị các hồ sơ sau gửi đến cơ quan đăng ký kinh doanh nơi chi nhánh, văn phòng đại diện được đăng ký:

+ Thông báo thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện (do người đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp ký)

+ Bản sao nghị quyết, quyết định của từng loại hình doanh nghiệp.

+ Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện

+ Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ Doanh nghiệp sẽ nhận được thông báo kết quả và giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện nếu hồ sơ hợp lệ và sẽ được cập nhật về địa điểm đã đăng ký kinh doanh trên Cơ sở dữ liệu quốc gia.

 

 

  1.  

    ĐIỀU LỆ CÔNG TY

     

Đối với điều lệ công ty bắt buộc phải quy định theo các nội dung sau:

 

  • Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty; tên; địa chỉ chi nhánh và văn phòng đại diện (nếu có);
  • Ngành, nghề kinh doanh;
  • Vốn điều lệ (căn cứ để nộp thuế môn bài khi mới Thành lập Doanh nghiệp); tổng số cổ phần, loại cổ phần và mệnh giá từng loại cổ phần đối với công ty cổ phần;
  • Họ, tên, địa chỉ liên lạc của các thành viên trong công ty, chủ sở hữu, cổ đông sáng lập và một số đối tượng khác thuộc các loại hình Doanh nghiệp;
  • Quyền và nghĩa vụ của thành viên đối với các công ty Trách nhiệm hữu hạn; công ty hợp danh; cổ đông đối với công ty cổ phần;
  • Cơ cấu tổ chức, quản lý;
  • Số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp; phân chia quyền và nghĩa vụ của những người này trong trường hợp có nhiều hơn một;
  • Thể thức thông qua quyết định của công ty; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;
  • Căn cứ và phương pháp xác định tiền lương; thù lao, thưởng của người quản lý và kiểm soát viên;
  • Trường hợp thành viên, cổ đông có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp đối với công ty Trách nhiệm hữu hạn hoặc cổ phần đối với công ty cổ phần;
  • Nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế và xử lý lỗ trong kinh doanh;
  • Trường hợp giải thể, trình tự giải thể và thủ tục thanh lý tài sản công ty;
  • Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công ty;

Đó là một số gợi ý về nội dung Điều lệ cho các Doanh nghiệp tương lai xem xét. Về chi tiết cụ thể hơn kính mời Quý khách hàng cùng Quý bạn đọc xem thêm tại Điều 24 về “Điều lệ Công ty” tại Luật Doanh nghiệp 2020 hoặc liên hệ với NVCS để được tư vấn riêng với Luật sư của chúng tôi.

 

NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

 

 

  1.  

    Nên khởi nghiệp riêng lẻ hay góp vốn với bạn bè, đối tác?

     

Tùy vào điều kiện kinh tế và nhu cầu của mỗi người mà lựa chọn hình thức khởi nghiệp cho riêng mình. Không có hình thức Doanh nghiệp nào là chắc chắn 100% cũng không có hình thức Doanh nghiệp nào là lỗ 100%, chỉ có Doanh nghiệp phù hợp với mình nhất cũng đồng thời phù hợp với lĩnh vực mà mình hướng đến hơn.

Nếu có khả năng tài chính cao, muốn tự mình quyết định mọi việc, lĩnh vực hướng đến cố định và không có ý định mở rộng sang các lĩnh vực khác có thể lựa chọn loại hình Công ty TNHH Một thành viên, còn nếu có khả năng tài chính nhưng muốn tham gia ở nhiều lĩnh vực, quy mô lớn thì nên lựa chọn loại hình Công ty cổ phần để thu hút các nguồn vốn từ bạn bè, đối tác hoặc những nhà đầu tư tiềm năng đồng thời có thể san sẻ ghánh nặng tài chính. Ngoài ra còn rất nhiều loại hình Doanh nghiệp để Quý khách hàng lựa chọn dựa theo nhu cầu của mình.

 

 

  1.  

    Nên lựa chọn lựa chọn loại hình Doanh nghiệp nào để thành lập doanh nghiệp riêng mình?

     

Đây là câu hỏi mà chúng tôi thường xuyên nhận được từ khách hàng đến với NVCS, như những ưu/ nhược điểm mà chúng tôi nêu trên, có thể thấy mỗi loại hình doanh nghiệp đều có những điểm nổi bật và hạn chế khác nhau, tuy nhiên vì nhu cầu là vô hạn nên quý khách hàng có thể trải nghiệm trải nghiệm dịch vụ tư vấn miễn phí của NVCS để tìm ra loại hình Doanh nghiệp phù hợp nhất với mục đích, khả năng hiện tại của mình, Quý khách hàng cũng đừng lo lắng vì nếu Doanh nghiệp sau một thời gian đi vào hoạt động và không còn phù hợp với nhu cầu thì vẫn có thể chuyển đổi loại hình Doanh nghiệp.

 

 

  1.  

    Sự khác nhau về quyền lợi, trách nhiệm của những công ty đó?

     

Đối với vấn đề này, chúng ta đã tìm hiểu thông qua phần những ưu/ nhược điểm của mỗi loại hình Doanh nghiệp khác nhau, tuy nhiên những khác nhau cơ bản được nhiều khách hàng quan tâm nhất vẫn là tư cách pháp nhân của Doanh nghiệp và phạm vi trách nhiệm của từng loại hình.

Trước hết phải nói tới loại hình Công ty TNHH Một thành viên; Công ty Trách nhiệm hữu hạn; Công ty Cổ phần, những công ty này có tư cách pháp nhân song song là “quyền” chịu trách nhiệm đối với phần tài sản của Công ty hoặc phần vốn góp mà mình góp vào; không liên đới chịu trách nhiệm bằng tài sản cá nhân. Cũng vì vậy mà rất nhiều Doanh nghiệp hiện nay lựa chọn loại hình này tuy nhiên thì đổi lại sẽ cạnh tranh kịch liệt hơn và khó nhận được lòng tin từ khách hàng.

Tiếp đó là Doanh nghiệp tư nhân do một người làm chủ sở hữu đồng thời là người đại diện. Đối với loại hình này thì Doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân, chịu trách nhiệm bằng tài sản cá nhân của Chủ sở hữu, rất phù hợp cho những Doanh nghiệp vừa và nhỏ đồng thời dễ nhận được sự tin tưởng từ khách hàng. Cuối cùng là Công ty hợp danh, khác biệt với các loại hình trên, công ty hợp danh có tư cách pháp nhân nhưng các thành viên hợp danh sẽ liên đới chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình  và các thành viên góp vốn sẽ chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn góp của họ.

 

 

  1.  

    Nên đầu tư vốn điều lệ bao nhiêu thì đủ?

     

Luật không quy định về việc đăng ký cụ thể bao nhiêu vốn để thành lập Doanh nghiệp mà là các Doanh nghiệp tựu mình kê khai số vốn Điều lệ của công ty và phải chịu trách nhiệm về thông tin kê khai của mình.

Vốn điều lệ sẽ là căn cứ để tính thuế môn bài khi Doanh nghiệp vừa thành lập, nếu các Doanh nghiệp kinh doanh các ngành nghề có yêu cầu về vốn do pháp luật quy định thì phải đăng ký mức vốn theo quy định của pháp luật

 

 

  1.  

    Tên Doanh nghiệp phải đặt như thế nào mới đúng?

     

Việc đặt tên Doanh nghiệp là việc rất quan trọng trong quá trình Thành lập Doanh nghiệp có thương hiệu, bởi đây là bước đầu tạo nên sự ấn tượng cũng như uy tín đối với các khách hàng tiềm năng trong tương lai. Thế nhưng việc đặt một cái tên hay, có ý nghĩa, dễ gây ấn tượng nhưng không thể trùng lặp và gây nhầm lẫn là việc không hề dễ dàng. Theo đó Luật Doanh nghiệp 2020 quy định chi tiết về “Tên Doanh nghiệp” theo Điều 42 Luật này.

 

 

  1.  

    Tên Doanh nghiệp mình có vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của Doanh nghiệp khác không?

     

NVCS tự hào là một trong số ít 400 công ty trên tổng số hơn 8000 Công ty Luật khắp cả nước được cấp giấy phép về lĩnh

LIÊN HỆ

Hotline: 0916.303.656 (Gọi​ ngay đ​ể​ đ​ư​ợc​ tư​ vấ​n miễn​ phí)

Email: luatsu@nvcs.vn 

Website: https://nvcs.vn/

 https://www.linkedin.com/company/nvcs-firm/

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY
DỊCH VỤ LIÊN QUAN
QUY TRÌNH, THỦ TỤC THÀNH LẬP VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN 

QUY TRÌNH, THỦ TỤC THÀNH LẬP VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN 

Văn phòng đại diện là một đơn vị trực thuộc công ty, cung cấp thông tin nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp tiếp cận với thị trường và các đối tác mới. Có con dấu và tài khoản riêng của mình nhưng không có tư cách pháp nhân
QUY TRÌNH, THỦ TỤC THÀNH LẬP CHI NHÁNH NĂM 2024

QUY TRÌNH, THỦ TỤC THÀNH LẬP CHI NHÁNH NĂM 2024

Chi nhánh là một đơn vị trực thuộc công ty, thực hiện một phần hoặc toàn bộ chức năng của doanh nghiệp. Chi nhánh không có tư cách pháp nhân nhưng có con dấu và tài khoản riêng của mình.
DỊCH VỤ THÀNH LẬP VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN

DỊCH VỤ THÀNH LẬP VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN

 Theo quy định tại Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020, Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của công ty/tổ chức
Thành lập Doanh nghiệp tư nhân

Thành lập Doanh nghiệp tư nhân

HỒ SƠ ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN GỒM: 1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp ; 2. Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu; 3. Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ ;
KHÁCH HÀNG TIÊU BIỂU
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Để lại địa chỉ email của bạn để nhận những tin tức cập nhật về luật mới nhất

Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay cho chúng tôi