Họ tên: NGUYỄN THÀNH TỰU
Chức danh: Thạc sĩ - Luật sư - Trọng Tài Thương Mại - CEO
Điện thoại: +84 09.19.19.59.39
Email: tuulawyer@nvcs.vn
Lĩnh vực tư vấn: Đầu Tư Nước ngoài- Sở hữu Trí tuệ -M&A- Tranh chấp tại tòa.
Ngôn ngữ: Tiếng Việt - tiếng Anh
I. Ly hôn với người nước ngoài
1. Kết hôn với người nước ngoài
a. Kết hôn có yếu tố nước ngoài
Quy định tại Điều 126 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì kết việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài thì mỗi bên cần phải đủ điều kiện cũng như tuân thủ theo pháp luật của nước mình về việc kết hôn; còn nếu việc kết hôn được thực hiện và tiến hành tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thì người người nước ngoài còn phải tuân thủ các quy định của Luật này tức là Luật hôn nhân và gia đình về điều kiện kết hôn
XEM THÊM: KẾT HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
b.Thẩm quyền đăng kí kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam
Tại Điều 37 Luật Hộ tịch 2014 quy định về cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc đăng kí kết hôn với người nước ngoài chính là Ủy ban nhân dân cấp huyện.
2. Ly hôn với người nước ngoài
a. Ly hôn có yếu tố nước ngoài
Sau khi kết hôn có yếu tố nước ngoài nhưng cả vợ hoặc chồng hoặc một trong 2 bên cảm thấy mục đích hôn nhân không đạt được thì có quyền ly hôn. Ly hôn sẽ là việc chấm dứt một mối quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp lực của Tòa. Vì vậy, nếu một đôi vợ chồng có vợ hay chồng là người nước ngoài dù không liên lạc, không sống chung với nhau nhưng không nộp đơn lên Tòa án để Tòa công nhận ly hôn thì trên giấy tờ về mặt pháp luật họ vẫn còn là vợ chồng và còn trong quan hệ hôn nhân.
b.Thẩm quyền giải quyết ly hôn với người nước ngoài tại Việt Nam
Trường hợp 1: Việc ly hôn đối với công dân Việt Nam đang cư trú ở khu vực biên giới công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam thì khi đó Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam sẽ là cơ quan có thẩm quyền giải quyết ly hôn.
Trường hợp 2: Những trường hợp không thuộc trường hợp 1 thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền giải quyết những vụ việc ly hôn.
Nguồn: Internet
XEM THÊM: LY HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
II. Chia tài sản khi ly hôn với người nước ngoài
- Chia tài sản khi ly hôn với người nước ngoài theo thỏa thuận
Trường hợp này vợ chồng sẽ được tự thỏa thuận phân chia tài sản như hôn nhân không có yếu tố nước ngoài (vợ chồng đều là công dân Việt Nam). Nhưng nếu thỏa thuận phân chia tài sản của cặp vợ chồng không rõ ràng thì sẽ phải phân chia tài sản theo pháp luật quy định; việc phân chia tài sản này cũng phải phù hợp và đúng với quy định của pháp luật mà không ảnh hưởng đến lợi ích hay phúc lợi của bên thứ ba.
- Chia tài sản khi ly hôn với người nước ngoài theo quy định của pháp luật
Nguyên tắc phân chia tài sản theo quy định của pháp luật phải tính đến các yếu tố như sau:
- Hoàn cảnh chung của gia đình cũng như của vợ chồng
- Công sức đóng góp của vợ chồng trong việc tạo lập, hình thành cũng như duy trì tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập
- Bảo vệ lợi ích chính đáng và hợp pháp của các bên trong quá trình sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để đôi bên có điều kiện tạo ra thu nhập
- Lỗi của các bên trong phạm vi quyền, nghĩa vụ của vợ chồng
- Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc giá trị (trường hợp có một bên nhận phần tài sản có giá trị lớn hơn phần mình nhận được thì phải thanh toán chi trả phần chênh lệch cho bên kia)
- Tài sản riêng của vợ chồng sẽ vẫn thuộc quyền sở hữu của người đó trừ trường hợp tài sản đó đã được nhập thành tài sản chung.
- Nếu vợ chồng vẫn còn quyền và nghĩa vụ tài sản với bên thứ ba thì quyền và nghĩa vụ đó vẫn tiếp tục được thực hiện.
- Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình, nếu tài sản của vợ chồng nằm trong tài sản chung của gia đình mà không xác định được thì vợ hoặc chồng phải được chia một phần trong khối tài sản đó phụ thuộc vào công sức đóng góp của họ
Nguồn: Tạp chí luật sư
XEM THÊM: PHÂN CHIA TÀI SẢN KHI LY HÔN
III. Thẩm quyền giải quyết chia tài sản khi ly hôn với người nước ngoài
Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi người bị kiện cư trú hoặc làm việc; nơi người khởi kiện cư trú hoặc làm việc nếu hai bên có thỏa thuận là nơi có thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài.
Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi có bất động sản bị tranh chấp
THAM KHẢO: TƯ VẤN THỦ TỤC LY HÔN