Họ tên: NGUYỄN THÀNH TỰU
Chức danh: Thạc sĩ - Luật sư - Trọng Tài Thương Mại - CEO
Điện thoại: +84 09.19.19.59.39
Email: tuulawyer@nvcs.vn
Lĩnh vực tư vấn: Đầu Tư Nước ngoài- Sở hữu Trí tuệ -M&A- Tranh chấp tại tòa.
Ngôn ngữ: Tiếng Việt - tiếng Anh
Hành vi ngoại tình tại Việt Nam
Ngoại tình được hiểu đơn là hành vi của người đã có vợ hoặc có chồng nhưng có quan hệ tình cảm với người khác và đi ngược lại hoàn toàn với nguyên tắc của Luật Hôn nhân và gia đình.
Trong pháp luật hiện hành tại Việt Nam hiện nay không có khái niệm hay định nghĩa cụ thể nào về ngoại tình. Thuật ngữ “ngoại tình” chỉ là một từ mà mọi người trong đời sống hay dùng để nói về một mối quan hệ khi mà người vợ/chồng còn trong hôn nhân nhưng lại sống chung như vợ chồng với một người khác. Tuy nhiên tại điểm c khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân gia đình 2014 có nghiêm cấm rằng “Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;”
Vì vậy, bản chất của ngoại tình là khi người đã có vợ hoặc chồng theo quy định của quy định của pháp luật nhưng lại đi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác.
XEM THÊM: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ KẾT HÔN
Giải quyết hôn nhân khi có hành vi ngoại tình tại Việt Nam
Hai bên có thể tự thương lượng cũng như thỏa thuận về việc giải quyết mối quan hệ vợ chồng với nhau. Nhưng trong trường hợp không thể tự thỏa thuận mà xảy ra vấn đề cần phải ly hôn thì phải tiến hành thủ tục ly hôn theo quy định của pháp luật. Để giải quyết vấn đề ly hôn vì lý do ngoại tình thì trước hết cần thu thập và có bằng chứng chứng minh rằng bên còn lại ngoại tình trong thời gian hôn nhân. Tuy nhiên không phải mọi bằng chứng chứng minh việc ngoại tình đều hợp pháp và được sử dụng mà nó phải tuân thủ theo Điều 93 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 “Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp”.
Vì vậy có thể nói rằng, tin nhắn từ internet vẫn có thể được xem là bằng chứng nếu như được thu thập một cách hợp pháp và đoạn tin nhắn phản ánh đúng chính xác mối quan hệ tình cảm ngoại tình với nhau.