NHẬN NUÔI CON NUÔI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

+84 09.19.19.59.39

Họ tên: NGUYỄN THÀNH TỰU

Chức danh: Thạc sĩ - Luật sư - Trọng Tài Thương Mại - CEO

Điện thoại: +84 09.19.19.59.39

Email: tuulawyer@nvcs.vn

Lĩnh vực tư vấn: Đầu Tư Nước ngoài- Sở hữu Trí tuệ -M&A- Tranh chấp tại tòa.

Ngôn ngữ: Tiếng Việt - tiếng Anh

 

Nhận nuôi con nuôi là gì ?

Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi lâu dài, bền vững, vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình. (Khoản 1 Điều 3 và Điều 2 Luật nuôi con nuôi )

 

Điều kiện nhận nuôi con nuôi

2.1/ Đối với người được nhận nuôi

  • Là trẻ em dưới 16 tuổi
  • Là người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
  • Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;
  • Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.
  • Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.

Bên cạnh đó, Nhà nước khuyến khích việc nhận trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác làm con nuôi.

2.2/ Đối với người nhận nuôi con nuôi

Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:

  • Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
  • Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
  • Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
  • Có tư cách đạo đức tốt.

Những người sau đây không được nhận con nuôi:

  • Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
  • Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;
  • Đang chấp hành hình phạt tù;
  • Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

 

 

Lưu ý: Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng quy định: (1)  Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên; (2) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi.

 

Trình tự, thủ tục nhận nuôi con nuôi

Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký nhận con nuôi

  • Người nhận con nuôi phải nộp hồ sơ của mình và hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi tại UBND cấp xã nơi người được giới thiệu làm con nuôi thường trú hoặc nơi người nhận con nuôi thường trú.

Lưu ý: Thời hạn giải quyết việc nhận con nuôi là 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Bước 2: Kiểm tra hồ sơ, lấy ý kiến của những người liên quan

  • UBND cấp xã nơi nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ;
  • Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, tiến hành xong việc lập ý kiến của những người liên quan được quy định tại Điều 21 Luật nuôi con nuôi.
  • Việc lấy ý kiến phải lập thành văn bản và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người được lấy ý kiến.

Bước 3: Cấp giấy chứng nhận nhận nuôi con nuôi

  • UBND xét thấy người nhận con nuôi và người được giới thiệu làm con nuôi có đủ điều kiện theo quy định UBND cấp xã tổ chức đăng ký nuôi con nuôi.
  • UBND trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng, tổ chức giao nhận con nuôi;

Lưu ý: Ghi vào sổ hộ tịch trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày có ý kiến đồng ý của những người được quy định tại Điều 21 Luật nuôi con nuôi.

  • Trường hợp UBND cấp xã từ chối đăng ký, trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có ý kiến của những người quy định tại mục 4, UBND cấp xã phải trả lời bằng văn bản cho người nhận con nuôi, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng và nêu rõ lý do.
  • Giấy chứng nhận nuôi con nuôi được gửi UBND cấp xã nơi thường trú của người nhận con nuôi hoặc của người được nhận làm con nuôi.

Ngoài ra, Điều 23 Luật nuôi con nuôi 2010 cũng quy định, 06 tháng/lần trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ nuôi có trách nhiệm thông báo cho UBND cấp xã nơi họ thường trú về tình trạng sức khỏe, thể chất, tinh thần, sự hòa nhập của con nuôi với cha mẹ nuôi, gia đình, cộng đồng.

UBND cấp xã nơi cha mẹ nuôi thường trú có trách nhiệm kiểm tra, theo dõi tình hình thực hiện việc nuôi con nuôi.

 

LIÊN HỆ

Hotline: 0916.303.656 (Gọi​ ngay đ​ể​ đ​ư​ợc​ tư​ vấ​n miễn​ phí)

Email: luatsu@nvcs.vn 

Website: https://nvcs.vn/

0916.303.656

 
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY
DỊCH VỤ LIÊN QUAN
Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp về cấp dưỡng tại Kiên Giang - Phú Quốc

Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp về cấp dưỡng tại Kiên Giang - Phú Quốc

NVCS cung cấp dịch vụ luật sư chuyên nghiệp tại Kiên Giang và Phú Quốc, hỗ trợ giải quyết tranh chấp về cấp dưỡng một cách hiệu quả và công bằng. Đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm sẽ tư vấn và bảo vệ quyền lợi của bạn trong suốt quá trình pháp lý
Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp tài sản ly hôn tại Kiên Giang - Phú Quốc

Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp tài sản ly hôn tại Kiên Giang - Phú Quốc

NVCS cung cấp dịch vụ luật sư chuyên nghiệp tại Kiên Giang và Phú Quốc, hỗ trợ giải quyết tranh chấp tài sản ly hôn một cách hiệu quả và công bằng. Đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm sẽ tư vấn và bảo vệ quyền lợi của bạn trong suốt quá trình pháp lý.
Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp quyền nuôi con tại Kiên Giang - Phú Quốc

Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp quyền nuôi con tại Kiên Giang - Phú Quốc

NVCS cung cấp dịch vụ luật sư chuyên nghiệp tại Kiên Giang và Phú Quốc, hỗ trợ giải quyết tranh chấp quyền nuôi con một cách hiệu quả và bảo vệ lợi ích tốt nhất cho con trẻ.
Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp hôn nhân gia đình tại Kiên Giang - Phú Quốc

Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp hôn nhân gia đình tại Kiên Giang - Phú Quốc

Tìm kiếm dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp hôn nhân gia đình tại Kiên Giang - Phú Quốc? NVCS cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp, tư vấn ly hôn, phân chia tài sản, quyền nuôi con và bạo lực gia đình. Liên hệ ngay để được hỗ trợ tận tâm và hiệu quả
NGHĨA VỤ CẤP DƯỠNG LÀ GÌ NĂM 2024?

NGHĨA VỤ CẤP DƯỠNG LÀ GÌ NĂM 2024?

Theo quy định tại Khoản 24 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, cấp dưỡng là hành vi của một cá nhân có nghĩa vụ cung cấp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân hoặc quan hệ huyết thống. Ngoài ra, cấp dưỡng cũng áp dụng trong các trường hợp sau:
THỜI KỲ HÔN NH N LÀ GÌ NĂM 2024?

THỜI KỲ HÔN NH N LÀ GÌ NĂM 2024?

Theo quy định này, ngày đăng ký kết hôn là điểm khởi đầu để tính thời kỳ hôn nhân, trong khi ngày chấm dứt hôn nhân là điểm kết thúc. Sự rõ ràng của quy định này giúp tránh những hiểu lầm khi áp dụng luật.
KHÁCH HÀNG TIÊU BIỂU
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Để lại địa chỉ email của bạn để nhận những tin tức cập nhật về luật mới nhất

Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay cho chúng tôi