Họ tên: NGUYỄN THÀNH TỰU
Chức danh: Thạc sĩ - Luật sư - Trọng Tài Thương Mại - CEO
Điện thoại: +84 09.19.19.59.39
Email: tuulawyer@nvcs.vn
Lĩnh vực tư vấn: Đầu Tư Nước ngoài- Sở hữu Trí tuệ -M&A- Tranh chấp tại tòa.
Ngôn ngữ: Tiếng Việt - tiếng Anh
Xã hội ngày càng có xu hướng hội nhập hóa, toàn cầu hóa nên việc kết hôn giữa một công dân quốc gia này với công dân của quốc gia khác đã không còn quá xa lạ. Nhưng đối với mỗi pháp luật của các quốc gia sẽ có những yêu cầu về quy trình, thủ tục khác nhau của hôn nhân mang yếu tố nước ngoài này. Sau đây, NVCS sẽ hướng dẫn tới mọi người những quy trình để đăng kết hôn có yếu tố nước ngoài do pháp luật Việt Nam quy định.
- 1. Khái quát về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài
- 2. Các trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài
- 3. Nguyên tắc thi hành pháp luật trong quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài
- 4. Cần chuẩn bị giấy tờ gì để thực hiện đăng ký kết hôn yếu tố nước ngoài ?
- 5. Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết về thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài?
- 6. Thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài mới nhất
- 7. Lệ phí đăng ký kết hôn với người nước ngoài mới nhất
- 8. Những lưu ý khi đăng ký kết hôn với người nước ngoài
quy-trinh-dang-ky-ket-hon-co-yeu-to-nuoc-ngoai-nvcs
Khái quát về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài
Căn cứ theo Khoản 25 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:
“Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình mà ít nhất một bên tham gia là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; quan hệ hôn nhân và gia đình giữa các bên tham gia là công dân Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài”.
Trong quan hệ hôn nhân và gia đình có liên quan tới yếu tố nước ngoài sẽ được xác định dựa vào các dấu hiệu sau:
- Chủ thể tham gia quan hệ ít nhất một bên là người nước ngoài hoặc một bên là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;
- Có xảy ra sự kiện pháp lý để phát sinh mối quan hệ hôn nhân ở nước ngoài;
- Và phải có tài sản ở nước ngoài.
Các trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài
- Kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài
Điều kiện xác định đây là hôn nhân có yếu tố nước ngoài thì sẽ căn cứ thông qua quốc tịch của hai bên nam nữ khi tham gia vào quan hệ hôn nhân vì nó sẽ được xem như là mối liên hệ pháp lý ràng buộc giữa công dân với quốc gia của họ, việc sử dụng quốc tịch là một yếu tố giúp xác định quan hệ hôn nhân nước ngoài trở nên dễ dàng nhưng vẫn mang tính chặt chẽ.
Trong quan hệ hôn nhân này, nếu một bên công dân là người Việt Nam, một bên là công dân của quốc gia khác thì khi tham gia quan hệ có yếu tố nước ngoài phải đáp ứng và tuân thủ theo các quy định pháp luật nước mình về các điều kiện kết hôn. Còn nếu đăng ký kết hôn ở cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại Việt Nam thì người nước ngoài sẽ phải tuân thủ theo các quy định pháp luật về hôn nhân và gia đình Việt Nam về các điều kiện, nguyên tắc kết hôn.
- Kết hôn của công dân Việt Nam ở ngoài lãnh thổ Việt Nam
Trong trường hợp này nếu hai bên tham gia vào quan hệ hôn nhân đều cùng là người mang quốc tịch Việt Nam và xảy ra sự kiện pháp lý đăng ký kết hôn làm phát sinh quan hệ giữa hai công dân Việt Nam được xác lập ở nước ngoài.
- Kết hôn giữa hai người nước ngoài cư trú và đăng ký kết hôn tại Việt Nam
Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam được hiểu giống như là người không mang quốc tịch Việt Nam, mà mang quốc tịch của quốc gia mình hoặc người không có quốc tịch hiện đang sinh sống, cư trú, làm việc trên lãnh thổ Việt Nam. Trường hợp này dựa trên yếu tố quốc tịch thì hai bên tham gia quan hệ hôn nhân là công dân nước ngoài nhưng sự kiện pháp lý làm phát sinh mối quan hệ hôn nhân lại xảy ra tại Việt Nam.
Nguyên tắc thi hành pháp luật trong quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài
Về các nguyên tắc chung trong việc thực thi pháp luật gồm:
- Tôn trọng và bảo vệ quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam phù hợp với pháp luật Việt Nam cùng với các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã cùng ký kết hoặc gia nhập.
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam tại nước ngoài phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật nước sở tại cùng với pháp luật và tập quán quốc tế.
- Áp dụng pháp luật nước ngoài đối với quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài không trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam về hôn nhân và gia đình.
- Áp dụng pháp luật về hôn nhân và gia đình của Việt Nam đối với quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài.
Ngoài ra, theo Khoản 1 Điều 126 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định nguyên tắc áp dụng pháp luật trong quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài như sau:
“ Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn; nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài còn phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn.”
Như vậy, cơ quan nhà nước Việt Nam kết hợp thực thi các nguyên tắc về quốc tịch và cư trú của người đăng ký kết hôn về các điều kiện kết hôn, thêm vào đó, việc người nước ngoài khi có ý định muốn kết hôn tại Việt Nam thì cũng phải đáp ứng đầy đủ về điều kiện kết hôn mà quốc gia này quy định ví dụ như về độ tuổi, các nguyên tắc kết hôn,… và khi tiến hành đăng ký kết hôn tại Việt Nam thì phải đáp ứng thêm các điều kiện theo pháp luật về hôn nhân và gia đình Việt Nam quy định.
Điều kiện đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài mới nhất:
Căn cứ theo Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cùng với Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP về quy định độ tuổi kết hôn thì:
- Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
- Việc kết hôn do nam và nữ dựa trên tinh thần tự nguyện quyết định;
- Hai bên vẫn đầy đủ năng lực hành vi dân sự ( Điều 22 BLDS 2015);
- Công dân Việt Nam khi cư trú ở nước ngoài phải có giấy tờ cho phép cư trú do cơ quan có thẩm quyền ở quốc gia mà mình sinh sống, làm việc cấp.
Và việc kết hôn nếu không thuộc một trong một số các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định.
Cần chuẩn bị giấy tờ gì để thực hiện đăng ký kết hôn yếu tố nước ngoài ?
Để tránh việc mất thời gian, tiền của giữa hai bên khi có yêu cầu đi đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam thì sau đây NVCS sẽ tổng hợp nhóm hồ sơ phải nộp và xuất trình khi đăng ký tại cơ quan Việt Nam:
Giấy tờ phải xuất trình:
Giấy tờ tùy thân hoặc các giấy tờ khác có liên quan chứng minh nhân thân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh nhân thân của công dân Việt Nam (nếu thông tin được có trên Cơ sở dữ liệu dân cư hoặc Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử thì không cần phải xuất trình);
Giấy tờ tùy thân của người nước ngoài, nếu trường hợp không có thì thay thế bằng thẻ đi lại quốc tế hoặc thẻ cư trú;
Giấy tờ chứng minh nơi cư trú của công dân Việt Nam để xác định thẩm quyền nơi đăng ký kết hôn (nếu có trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì không cần xuất trình).
Giấy tờ phải nộp:
- Mẫu đơn đăng ký kết hôn của hai bên:
- Nếu nộp trực tiếp thì có thể tải mẫu đơn về viết thông tin cá nhân và nộp cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn;
- Nếu theo trực tuyến thì có thể khai thông tin trên Biểu mẫu điện tử có sẵn và sau đó nộp.
- Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền không quá 6 tháng kể từ ngày nhận hồ sơ để xác minh hai bên vẫn đầy đủ năng lực hành vi dân sự, không mắc các bệnh liên quan về tâm thần;
- Giấy tờ xác minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền cấp cho họ không quá 6 tháng tính đến ngày nhận hồ sơ để xác nhận tình trạng hôn nhân của người nước ngoài này không có vợ hoặc chồng, nếu như người nước ngoài không được cấp giấy này thì có thể xác định thông qua tuyên thệ độc thân mà phải được Lãnh sự hợp pháp hóa;
- Giấy xác nhân độc thân của công dân Việt Nam cư trú trong nước (nếu có trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hay Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử thì không cần phải nộp trực tiếp hay tải lên theo trực tuyến);
Ngoài các giấy tờ được chỉ định, công dân Việt Nam và người nước ngoài còn phải nộp các loại giấy tờ khác tùy từng trường hợp:
- Công dân Việt Nam đã ly hôn hoặc hủy bỏ kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thì cần phải nộp bổ sung bản sao trích lục hộ tịch theo khoản 2 điều 36 Nghị định 123/2015/NĐ-CP;
- Đối với công chức, viên chức hoặc công dân mang quốc tịch Việt Nam hiện đang làm việc, phục vụ trong lực lượng vũ trang thì phải nộp văn bản của cơ quan, đơn vị quản lý xác nhận việc kết hôn với người nước ngoài là không trái với quy định ngành;
Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết về thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài?
Căn cứ theo Điều 37 Luật Hộ tịch 2014 quy định các thủ tục liên quan tới đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài sẽ thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân cấp huyện. Được quy định cụ thể:
“1. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài.
2. Trường hợp người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có yêu cầu đăng ký kết hôn tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của một trong hai bên thực hiện đăng ký kết hôn.”
Ngoài ra, cơ quan thực hiện thủ tục hành chính sẽ do Phòng Tư pháp cấp huyện tiếp nhận hồ sơ và tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định.
Thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài mới nhất
thu-tuc-dang-ky-ket-hon-co-yeu-to-nuoc-ngoai-nvcs
Bước 1:
- Có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận một cửa hoặc Trung tâm hành chính công của Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã và nộp lệ phí nếu có yêu cầu;
- Ngoài hình thức nộp trực tiếp này, thì bây giờ người có yêu cầu đăng ký kết hôn có thể nộp hồ sơ bằng hình thức trực tuyến tại Cổng dịch vụ Công Quốc gia hoặc Cổng dịch vụ Công cấp tỉnh/ huyện, đính kèm các bản chụp sao các giấy tờ theo quy định; nộp lệ phí thông qua chức năng thanh toán trực tuyến hoặc bằng cách khác theo quy định pháp luật, hoàn tất việc nộp hồ sơ ( Một trong hai bên có thể tự nộp hồ sơ đăng ký mà không cần bên còn lại ủy quyền)
Bước 2:
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra tính chính xác, đầy đủ, thống nhất, hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ.
Nếu hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ:
- Sẽ tiếp nhận hồ sơ, có Phiếu hẹn và trả kết quả cho người yêu cầu nếu người yêu cầu nộp theo hình thức trực tiếp hoặc gửi ngay Phiếu hẹn, trả kết quả qua thư điện tử hoặc gửi trả qua tin nhắn từ số điện thoại nếu người yêu cầu nộp theo hình thức trực tuyến, sau đó chuyển hồ sơ để cán bộ công chức bên công tác hộ tịch thụ lý hồ sơ.
- Cán bộ tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận một cửa sẽ thực hiện số hóa sau khi tiếp nhận hồ sơ theo hình thức trực tiếp và ký số vào tài liệu, hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính đã được số hóa theo quy định.
Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận sẽ thông báo cho người yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ, nêu rõ các loại giấy tờ cần bổ sung để họ có thể bổ sung, hoàn thiện đầy đủ, hợp lệ hồ sơ. Khi đã hoàn thiện hồ sơ sẽ quay lại việc số hóa hồ sơ theo quy định.
Người yêu cầu đăng ký kết hôn không muốn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ thì sẽ báo cáo cho Trưởng bộ phận một cửa có thông báo từ chối giải quyết yêu cầu đăng ký kết hôn.
Bước 3:
- Cán bộ về công tác hộ tịch sẽ là người thẩm tra hồ sơ về các giấy tờ mà người yêu cầu đăng ký kết hôn đã nộp (thẩm tra về tính hợp lệ, thống nhất của hồ sơ, các giấy tờ pháp lý liên quan được xuất trình, đính kèm)
- Nếu hồ sơ cần bổ sung, hoàn thiện mà không đủ điều kiện giải quyết thì phải từ chối và gửi thông báo về tình trạng hồ sơ tới Bộ phận một cửa để người có yêu cầu đăng ký kết hôn hoàn thiện hồ sơ;
- Nếu việc kiểm tra, xác minh hồ sơ hoặc nguyên do khác khiến việc gửi trả hồ sơ không đúng thời hạn thì cán bộ làm công tác hộ tịch phải lập Phiếu xin lỗi và hẹn ngày trả kết quả, trong đó phải nêu lý do trả chậm kết quả hơn trong Phiếu hẹn, sau đó chuyển qua cho Bộ phận một cửa để trả cho người có yêu cầu nếu họ nộp theo hình thức trực tiếp hoặc gửi Phiếu xin lỗi qua thư điện tử hoặc gửi tin nhắn qua số điện thoại nếu họ nộp theo hình thức trực tuyến.
Bước 4:
- Cán bộ về công tác hộ tịch sẽ gửi biểu mẫu Giấy chứng nhận kết hôn điện tử với thông tin đầy đủ của người yêu cầu qua thư điện tử hoặc thiết bị số. Người yêu cầu đăng ký có trách nhiệm kiểm tra thông tin trên biểu mẫu có chính xác, đầy đủ và xác nhận trong vòng một ngày. Sau khi xác nhận tính thống nhất, đầy đủ và không có phản hồi thì bên công tác hộ tịch ghi nội dung vào Sổ đăng ký kết hôn, cập nhật thông tin đăng ký kết hôn và lưu chính thức trên Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.
- Nếu theo hình thức trực tiếp: Công chức làm công tác hộ tịch in Giấy chứng nhận kết hôn, trình Lãnh đạo UBND ký, chuyển tới Bộ phận một cửa để trả kết quả cho người có yêu cầu. Hai bên có yêu cầu đăng ký kết hôn (phải có mặt, xuất trình giấy tờ tuỳ thân để đối chiếu) kiểm tra thông tin trên Giấy chứng nhận kết hôn, trong Sổ đăng ký kết hôn, khẳng định sự tự nguyện kết hôn và ký tên vào Sổ đăng ký kết hôn, ký tên vào Giấy chứng nhận kết hôn, mỗi bên nam, nữ nhận 01 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.(Theo Điều 38 Luật Hộ tịch 2014)
Lệ phí đăng ký kết hôn với người nước ngoài mới nhất
le-phi-dang-ky-ket-hon-nguoi-nuoc-ngoai-nvcs
Mức lệ phí đăng ký kết hôn này sẽ không cố định, tuỳ thuộc vào Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định nên sẽ có những mức phí khác nhau. NVCS sẽ chỉ đề cập đến mức lệ phí của 2 thành phố lớn nhất Việt Nam sau đây:
- Tại Hà Nội: Quy định mức lệ phí đăng ký kết hôn là 1.000.000 đ/trường hợp được căn cứ theo Nghị quyết 06/2020/NQ-HĐND.
- Tại TP. HCM: Mức lệ phí cũng được quy định là 1.000.000 đ/trường hợp căn cứ theo Nghị quyết 124/2016/NQ-HĐND.
Sẽ miễn lệ phí đối các trường hợp cho người thuộc gia đình có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo và người khuyết tật.
Những lưu ý khi đăng ký kết hôn với người nước ngoài
Có một số lưu ý nhỏ mà người có nhu cầu đăng ký kết hôn với người nước ngoài không thể không quan tâm. Đó là:
- Tất cả các giấy tờ của người nước ngoài mang từ nước ngoài về phải được Hợp pháp hoá lãnh sự và dịch thuật ra tiếng Việt.
- Giấy chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài không ghi rõ hạn sử dụng thì giấy đó chỉ có giá trị trong vòng 6 tháng kể từ ngày cấp (Theo Điều 38 Luật Hộ tịch 2014).
- Nếu 1 trong 2 bên không có mặt để nhận giấy chứng nhận kết hôn thì có thể gia hạn.Thời gian để có thể gia hạn tối đa là 60 ngày. Nếu trường hợp mà quá 60 ngày so với luật định 2 bên vẫn không đến nhận thì giấy chứng nhận kết hôn đó mặc nhiên sẽ bị huỷ bỏ và nếu muốn kết hôn với nhau thì phải tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn từ đầu.
Căn cứ pháp lý:
- Luật Hôn nhân và gia đình 2014;
- Luật Hộ tịch 2014;
- Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật hộ tịch và nghị định số 123/2015/nđ-cp ngày 15 tháng 11 năm 2015 của chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật hộ tịch;
- Nghị quyết 06/2020/NQ-HĐND về việc ban hành một số quy định thu phí, lệ phí trên địa bàn thành phố hà nội thuộc thẩm quyền quyết định của hội đồng nhân dân thành phố;
- Nghị quyết 124/2016/NQ- HĐND về ban hành các loại phí, lệ phí thuộc thẩm quyền của hội đồng nhân dân thành phố;
- Quyết định 2228/QĐ-BTP về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành; thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực hộ tịch thực hiện tại cơ quan đăng ký hộ tịch thuộc phạm vi chức năng quản lý của bộ tư pháp;
- Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn thi hành một số quy định của luật hôn nhân và gia đình;
- Các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Tại sao nên chọn dịch vụ tư vấn về đăng ký thủ tục kết hôn có yếu tố nước ngoài tại công ty Luật Quốc tế Nguyễn và Cộng sự - NVCS?
Cùng với sự tận tâm, cống hiến, kinh nghiệm song song việc xây dựng hình ảnh thương hiệu trong nhiều lĩnh vực với gần hơn 10 năm qua. Công ty Luật NVCS vẫn luôn sẽ là đối tác đáng tin cậy, cung cấp những dịch vụ tư vấn về thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài giúp khách hàng gỡ bỏ những vướng mắc, bất cập trong quá trình đăng ký kết hôn. Đồng thời đảm bảo đội ngũ chuyên gia tư vấn sẽ mang đến cho khách hàng những giải pháp hữu hiệu, nhanh chóng, thuận tiện hơn mà vẫn tuân thủ đầy đủ các quy định về thủ tục của pháp luật về hôn nhân và gia đình.
dich-vu-luat-su-tu-van-hon-nhan-va-gia-dinh-nvcs
Luật sư: NGUYỄN THÀNH TỰU
Điện thoại: 09.19.19.59.39
Email: tuulawyer@nvcs.vn