
Họ tên: NGUYỄN THÀNH TỰU
Chức danh: Thạc sĩ - Luật sư - Trọng Tài Thương Mại - CEO
Điện thoại: +84 09.19.19.59.39
Email: tuulawyer@nvcs.vn
Lĩnh vực tư vấn: Đầu Tư Nước ngoài- Sở hữu Trí tuệ -M&A- Tranh chấp tại tòa.
Ngôn ngữ: Tiếng Việt - tiếng Anh
- 1. QUY TRÌNH TIẾP CẬN, LƯU TRỮ THÔNG TIN KHÁCH HÀNG VÀ HỒ SƠ VỤ ÁN
- 2. NHẬP KHÁCH HÀNG
- 3. NHẬP NỘI DUNG CÔNG VIỆC
- 4. NHẬP BÁO GIÁ
- 5. NHẬP ĐƠN HÀNG
- 6. Trường hợp 1: Tạo đơn hàng khi chưa có báo giá
- 7. Trường hợp 2: Tạo đơn hàng từ báo giá
- 8. THEO DÕI ĐƠN HÀNG – KHÁCH HÀNG
- 9. Cập nhật quá trình thanh toán:
- 9.1. B/ TẠO FILE KHÁCH HÀNGVÀO DATA TỔNG (SERVER) – MỤC CHUNG ĐỂ NHÂN SỰ LIÊN QUAN TRUY CẬP
- 9.2. I. QUY ĐỊNH CHUNG VỀ CÔNG NHẬN VÀ CHO THI HÀNH PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
- 9.3. II. TÀI LIỆU YÊU CẦU CÔNG NHẬN VÀ CHO THI HÀNH PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
- 9.4. III. THỜI HẠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN VÀ CHO THI HÀNH PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
- 9.5. IV. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC YÊU CẦU CÔNG NHẬN VÀ CHO THI HÀNH PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
QUY TRÌNH TIẾP CẬN, LƯU TRỮ THÔNG TIN KHÁCH HÀNG VÀ HỒ SƠ VỤ ÁN
GIAI ĐOẠN I
Tại Giai đoạn I, tiến hành lấy thông tin khách hàng từ Team tư vấn hoặc trực tiếp từ khách hàng để lên công nợ và cập nhật trên hệ thống dữ liệu Getfly.
Nhân viên pháp lý cần thu thập thông tin bao gồm: Số lượng dịch vụ pháp lý cần thực hiện; họ và tên; số điện thoại hoặc mã số thuế; địa chỉ email; nguồn khách hàng, người liên hệ và thông tin liên lạc, tổng quát nội dung vụ việc.
A/ LÊN ĐƠN HÀNG TRÊN HỆ THỐNG DỮ LIỆU GETFLY:
Bước 1:Truy cập Getfly tại link: https://nvcs-legal.getflycrm.com/
Bước 2: Nhập thông tin đăng nhập:
Tại màn hình đăng nhập, nhập thông tin tên đăng nhập và mật khẩu để truy cập
NHẬP KHÁCH HÀNG
Để có thể nhập nội dung công việc, đơn hàng hoặc các thông tin khác liên quan ở các bước tiếp theo, người dùng cần nhập thông tin khách hàng.
Bước 1:
Truy cập biểu tượng khách hàng => Thêm khách hàng
Bước 2:
- Nhập thông tin khách hàng vào các trường, các trường có đánh dấu (*) là trường bắt buộc.
- Sau khi nhập thông tin, bấm lưu và thêm mới. Khi đó thông tin khách hàng sẽ được lưu lại tại mục khách hàng
Chú ý: Trường hợp khách hàng cũ, đã có thông tin trên hệ thống thì không nhập lại thông tin khách hàng mà tiếp tục ở bước Nhập báo giá. Sau khi nhập Báo giá, Email sẽ được gửi đến khách hàng, lúc này nhân viên pháp lý có thể kiểm tra khách hàng đã đọc hay chưa đọc Email và tiếp tục thực hiện các công việc tiếp theo.
NHẬP NỘI DUNG CÔNG VIỆC
Sau khi đã có thông tin khách hàng, tiến hành nhập công việc liên quan đến khách hàng như sau:
Bước 1:
- Vào biểu tượng khách hàng => vào khách hàng cần nhập công việc
- Tiếp tục vào lịch hẹn => Thêm công việc
Bước 2:
- Nhập nội dung công việc cần thực hiện vào các trường, các trường có đánh dấu (*) là trường bắt buộc.
- Sau khi nhập xong thì bấm thêm mới để lưu lại.
- Sau khi lưu lại, các công việc liên quan đến khách hàng sẽ hiển thị tại mục lịch hẹn
- Trường hợp công việc đã tạo, có các công việc liên quan phụ trợ, thì có thể tạo công việc liên quan.
Ví dụ: Liên quan đến công việc tư vấn nhãn hiệu, có các công việc phụ trợ bên trong như Tra cứu, soạn thảo hồ sơ. Khi đó người vào mục tạo công việc liên quan và nhập nội dung công việc này, sau đó thêm mới để ưu lại.
- Bạn có thể là người thực hiện công việc liên quan đó, hoặc giao cho người khác thực hiện và có thể thêm người tham gia khác để họ biết đến công việc này
NHẬP BÁO GIÁ
Sau khi đã có thông tin khách hàng, thực hiện báo giá cho khách hàng như sau:
Bước 1:
- Vào biểu tượng khách hàng => vào khách hàng cần tạo báo giá => vào giao dịch => Báo giá => Thêm báo giá
Bước 2:
- Nhập các thông tin liên quan đến dịch vụ cần báo giá => cập nhật
- Nhập nội dung nếu cần diễn giải thêm chi tiết cho báo giá, hoặc đính kèm file nếu cần
Bước 3: Gửi báo giá cho khách qua email
- Sau khi đã tạo được báo giá, người dùng gửi báo giá qua email cho khách hàng
- Cần kiểm tra lại các thông tin của báo giá trước khi gửi mail
- Sau khi đã kiểm tra xong => chọn Thêm mới.
- Sau khi đã gửi báo giá qua email, người dùng có thể kiểm tra tình trạng khách hàng đã nhận được/ đã đọc email hay chưa tại mục email marketing
NHẬP ĐƠN HÀNG
Sau khi đã có thông tin khách hàng và khách hàng đồng ý thực hiện dịch vụ, người dùng tiến hành nhập đơn hàng như sau:
-
Trường hợp 1: Tạo đơn hàng khi chưa có báo giá
Bước 1:
- Vào biểu tượng khách hàng => vào khách hàng cần nhập đơn hàng
- Tiếp tục vào giao dịch => Đơn hàng => Thêm đơn hàng
Bước 2:
- Nhập các thông tin liên quan đến đơn hàng, các trường có đánh dấu (*) là trường bắt buộc sau đó thêm mới đơn hàng.
- Ví dụ: Đơn hàng Nhãn hiệu Test có tổng phí là 5.250.000đ, trong đó: phí dịch vụ NVCS 3.000.000đ, lệ phí 1.000.000đ, hoa hồng 1.000.000đ, VAT 250.000đ.
-
Trường hợp 2: Tạo đơn hàng từ báo giá
- Vào Báo giá cần tạo đơn hàng => bấm tạo đơn hàng
- Nhập/chỉnh sửa lại các thông tin cho đơn hàng tương tự như trường hợp 1
THEO DÕI ĐƠN HÀNG – KHÁCH HÀNG
-
Cập nhật quá trình thanh toán:
Sau khi tạo đơn hàng, nếu khách hàng thanh toán cho đơn hàng thì tiến hành cập nhật thông tin
Ví dụ: Trong trường hợp ví dụ tại phần nhập đơn hàng nêu trên, Khách hàng thanh toán thành 2 đợt: đợt 1 là 3.500.000đ bằng tiền mặt, đợt 2 1.750.000đ bằng chuyển khoản, người dùng nhập như sau:
Nhập tương tự cho lần 2
Sau khi đã nhập thông tin các đợt thanh toán thì người dùng có thể xem lại lịch sử thanh toán, các thông tin liên quan đến đơn hàng
Hoàn tất việc nhập thông tin và lưu trữ dữ liệu thông tin khách hàng trên hệ thống.
B/ TẠO FILE KHÁCH HÀNGVÀO DATA TỔNG (SERVER) – MỤC CHUNG ĐỂ NHÂN SỰ LIÊN QUAN TRUY CẬP
Bước 1: Vào Data Công ty
Bước 2: Vào mục Công ty Luật – NVCS
Bước 3: Vào mục Tranh tụng
Bước 4: Vào mục Tranh chấp trọng tài
Bước 5: Nếu khách hàng là CÁ NHÂN, chọn mục Cá nhân ⇒ tiếp theo chọn mục Công nhận và cho thi hành PQTTNN ⇒ tạo Folder mới để lưu trữ hồ sơ
* Nếu khách hàng là DOANH NGHIỆP, chọn mục Doanh nghiệp ⇒ tiếp theo chọn mục Công nhận và cho thi hành PQTTNN ⇒ tạo Folder mới để lưu trữ hồ sơ
Bước 6: Lưu hồ sơ khách hàng cung cấp vào folder vừa tạo
2. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VÀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC YÊU CẦU CÔNG NHẬN VÀ CHO THI HÀNH PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
I. QUY ĐỊNH CHUNG VỀ CÔNG NHẬN VÀ CHO THI HÀNH PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
Điều 424. Phán quyết của Trọng tài nước ngoài được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam
1. Phán quyết của Trọng tài nước ngoài sau đây được xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam:
a) Phán quyết của Trọng tài nước ngoài mà nước đó và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cùng là thành viên của điều ước quốc tế về công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài;
b) Phán quyết của Trọng tài nước ngoài không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại.
2. Phán quyết của Trọng tài nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều này được xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam là phán quyết cuối cùng của Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp, chấm dứt tố tụng trọng tài và có hiệu lực thi hành.
3. Trọng tài nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều này được xác định theo quy định của Luật trọng tài thương mại của Việt Nam.
Cơ sở pháp lý: Điều 424 Luật Trọng tài thương mại 2010
- Điều kiện để thực hiện quyền yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài tại việt nam:
- Cá nhân phải thi hành cư trú, làm việc tại Việt Nam; hoặc
- Cơ quan, tổ chức phải thi hành có trụ sở chính tại Việt Nam; hoặc
- Tài sản liên quan đến việc thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài có tại Việt Nam vào thời điểm yêu cầu.
Cơ sở pháp lý: Điều 425 Luật Trọng tài thương mại 2010
- Về việc xác định quốc tịch của phán quyết trọng tài: Tòa án sẽ xem xét quốc tịch của trọng tài để xác định quốc tịch của phán quyết chứ không căn cứ vào địa điểm ban hành phán quyết trọng tài nước ngoài.
II. TÀI LIỆU YÊU CẦU CÔNG NHẬN VÀ CHO THI HÀNH PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
- Đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài tại Việt Nam. Nội dung đơn phải đảm bảo các nội dung sau:
+ Họ, tên, địa chỉ nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người được thi hành, người đại diện hợp pháp tại Việt Nam của người đó; nếu người được thi hành án là cơ quan, tổ chức thì phải ghi đầy đủ tên và địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó;
+ Họ, tên, địa chỉ nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người phải thi hành; nếu người phải thi hành là cơ quan, tổ chức thì ghi đầy đủ tên và địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó; trường hợp người phải thi hành là cá nhân không có nơi cư trú hoặc nơi làm việc tại Việt Nam, người phải thi hành là cơ quan, tổ chức không có trụ sở chính tại Việt Nam thì trong đơn yêu cầu phải ghi rõ địa chỉ nơi có tài sản và các loại tài sản liên quan đến việc thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam;
+Yêu cầu của người được thi hành.
Lưu ý: Đơn yêu cầu bằng tiếng nước ngoài phải được gửi kèm theo bản dịch ra tiếng Việt, được công chứng, chứng thực hợp pháp.(hình thức đơn yêu cầu phải đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 452 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015)
- Tài liệu đính kèm (quy định tại Điều 453 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015): Trong trường hợp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên ký kết điều ước quốc tế liên quan đến vấn đề này, tài liệu đính kèm theo đơn khởi kiện sẽ áp dụng theo quy định tại điều ước quốc tế đó (thông thường sẽ viện dẫn quy định tại Công ước New York 1958). Trong trường hợp không có điều ước quốc tế hoặc điều ước quốc tế không quy định thì kèm theo đơn yêu cầu phải có giấy tờ, tài liệu sau đây:
+ Bản chính hoặc bản sao có chứng thực phán quyết Trọng tài nước ngoài;
+ Bản chính hoặc bản sao có chứng thực thỏa thuận trọng tài giữa các bên
Lưu ý: Giấy tờ, tài liệu kèm theo đơn yêu cầu bằng tiếng nước ngoài thì phải được gửi kèm theo bản dịch ra tiếng Việt, được công chứng, chứng thực hợp pháp.
III. THỜI HẠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN VÀ CHO THI HÀNH PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
Trong thời hạn 03 (ba) năm kể từ ngày phán quyết trọng tài được ban hành có hiệu lực pháp luật, trừ trường hợp có sự kiện bất khả kháng. Khi có sự kiện bất khả kháng xảy ra làm ảnh hưởng đến thời hạn nộp đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài tại Việt Nam, thời hạn xảy ra sự kiện bất khả kháng sẽ không được tính vào thời hạn nộp đơn (Điều 451Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015).
IV. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC YÊU CẦU CÔNG NHẬN VÀ CHO THI HÀNH PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
Bước 1: Nộp đơn yêu cầu
Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày phán quyết ban hành có hiệu lực, người được thi hành, người có quyền, lợi ích hợp pháp liên quan hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền gửi đơn đến Bộ Tư pháp Việt Nam theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc Tòa án có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Bộ luật này trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên không quy định hoặc không có điều ước quốc tế liên quan để yêu cầu Tòa án công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết đó (khoản 1 Điều 451 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015).
Mẫu đơn:
Bước 2: Xử lý đơn
- Trong thời hạn 05 (năm) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài tại Việt Nam, Bộ Tư pháp Việt Nam sẽ chuyển hồ sơ đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền để giải quyết. Thẩm quyền Tòa án giải quyết là Tòa kinh tế Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi:
+ Cá nhân phải thi hành án cư trú hoặc làm việc;
+ Cơ quan hoặc tổ chức phải thi hành án có trụ sở;
+ Có tài sản liên quan đến việc thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài.
- Sau khi Tòa án nhân dân có thẩm quyền nhận được hồ sơ từ Bộ Tư pháp, Tòa án phải xem xét các vấn đề liên quan đến phán quyết bao gồm:
+ Phán quyết đó phải giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp;
+ Phán quyết đó là phán quyết cuối cùng của Hội đồng trọng tài;
+ Phán quyết đó sẽ đưa đến việc chấm dứt tố tụng trọng tài;
+ Phán quyết đó có hiệu lực thi hành.
Tuy nhiên, phán quyết từng phần cũng có thể được thụ lý xem xét nếu các phán quyết từng phần đó được phán quyết cuối cùng ghi nhận là bộ phận của phán quyết cuối cùng.
- Sau đó, Tòa án vào sổ nhận đơn; cấp giấy nhận đơn cho người nộp đơn nếu đơn nộp trực tiếp, gửi thông báo nhận đơn nếu nhận đơn qua đường bưu điện trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày nhận đơn; thông báo ngay qua cổng thông tin điện tử của Tòa án nếu đơn gửi trực tuyến.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu (khoản 1 Điều 363 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn, Thẩm phán phải xem xét đơn yêu cầu (khoản 3 Điều 191 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015) và có một trong các quyết định sau:
+ Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu;
+ Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn;
+ Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người yêu cầu nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;
+ Trả lại đơn cho người yêu cầ nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
- Sau khi xem xét hồ sơ đã đủ điều kiện thụ lý, Thẩm phán sẽ ban hành thông báo thụ lý yêu cầu. Trong thời hạn 02 tháng, kể từ ngày thụ lý, tùy từng trường hợp mà Tòa án ra một trong các quyết định sau đây (khoản 1 Điều 457 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015):
+ Tạm đình chỉ việc xét đơn yêu cầu;
+ Đình chỉ việc xét đơn yêu cầu;
+ Mở phiên họp xét đơn yêu cầu.
Bước 3: Phiên họp xét đơn yêu cầu
Điều 458. Phiên họp xét đơn yêu cầu
1. Việc xét đơn yêu cầu được tiến hành tại phiên họp do Hội đồng xét đơn yêu cầu gồm ba Thẩm phán thực hiện, trong đó một Thẩm phán làm chủ tọa theo sự phân công của Chánh án Tòa án.
2. Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp phải tham gia phiên họp; trường hợp Kiểm sát viên vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành phiên họp.
3. Phiên họp được tiến hành với sự có mặt của người được thi hành, người phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ, nếu một trong những người này vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng thì phải hoãn phiên họp.
Việc xét đơn yêu cầu vẫn được tiến hành nếu người được thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ, người phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ yêu cầu Tòa án xét đơn vắng mặt họ hoặc người phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt.
Hội đồng xét đơn ra quyết định đình chỉ việc giải quyết đơn nếu người được thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt hoặc khi có một trong các căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 457 của Bộ luật này.
4. Khi xem xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành, Hội đồng không được xét xử lại tranh chấp đã được Trọng tài nước ngoài ra phán quyết. Tòa án chỉ được kiểm tra, đối chiếu phán quyết của Trọng tài nước ngoài, giấy tờ, tài liệu kèm theo đơn yêu cầu với các quy định tại Chương XXXV và Chương XXXVII của Bộ luật này, các quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên để làm cơ sở cho việc ra quyết định công nhận hoặc không công nhận phán quyết đó.
5. Sau khi xem xét đơn yêu cầu, giấy tờ, tài liệu kèm theo, nghe ý kiến của người được triệu tập, của Kiểm sát viên, Hội đồng thảo luận và quyết định theo đa số.
Hội đồng có quyền ra quyết định công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài hoặc quyết định không công nhận phán quyết của Trọng tài nước ngoài.
Cơ sở pháp lý: Điều 458 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015
Bước 4: Xem xét và ra quyết định công nhận phán quyết trọng tài nước ngoài tại Việt Nam
Khi xem xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành, Hội đồng không được xét xử lại tranh chấp đã được Trọng tài nước ngoài ra phán quyết (khoản 4 Điều 458 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015).
Sau khi xem xét đơn yêu cầu, giấy tờ, tài liệu kèm theo, nghe ý kiến của người được triệu tập, của Kiểm sát viên, Hội đồng thảo luận và quyết định theo đa số. Hội đồng có quyền ra quyết định công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài hoặc quyết định không công nhận phán quyết của Trọng tài nước ngoài (khoản 5 Điều 458 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015).
Lưu ý: Quyết định về việc công nhận hoặc không công nhận phán quyết trọng tài tại Việt Nam có thể bị kháng cáo, kháng nghị.