Họ tên: NGUYỄN THÀNH TỰU
Chức danh: Thạc sĩ - Luật sư - Trọng Tài Thương Mại - CEO
Điện thoại: +84 09.19.19.59.39
Email: tuulawyer@nvcs.vn
Lĩnh vực tư vấn: Đầu Tư Nước ngoài- Sở hữu Trí tuệ -M&A- Tranh chấp tại tòa.
Ngôn ngữ: Tiếng Việt - tiếng Anh
Theo số liệu thống kê hiện nay thì những vụ việc ly hôn ở Việt Nam ngày càng gia tăng hơn so với những giai đoạn trước. Nguyên nhân có thể do những lí do chủ quan hoặc khách quan nhưng không giải quyết được nên họ đành phải tiến tới việc ly hôn.
Thế nào là hòa giải khi ly hôn?
- Khái niệm
Hòa giải khi ly hôn được hiểu là một giai đoạn, thủ tục mà cơ quan có thẩm quyền sẽ chịu trách nhiệm nói chuyện, khuyên nhủ cặp vợ chồng sẽ suy nghĩ kĩ cũng như với hi vọng rằng cả 02 có thể hàn gắn lại và không tiến tới ly hôn. Bên cạnh đó, thủ tục hòa giải này cũng giúp đôi bên tiết kiệm được thời gian, chi phí, công sức hơn so với việc họ phải đưa nhau ra Tòa.
Khi nào diễn ra việc hòa giải?
Có 2 giai đoạn diễn ra việc hòa giải:
- Thứ nhất, hòa giải tại cơ sở sẽ diễn ra khi vợ chồng có yêu cầu ly hôn mà đơn ly hôn chưa được thụ lý tại Tòa án
- Thứ hai, hòa giải tại Tòa án sẽ diễn ra khi chờ đưa vụ án ra xét xử sau khi yêu cầu đưa vụ án ra xét xử đã được thụ lý
THAM KHẢO: DỊCH VỤ TƯ VẤN HÔN NHÂN GIA ĐÌNH
Thủ tục hòa giải khi ly hôn như thế nào?
Hòa giải trước khi nộp đơn ly hôn
- Cơ quan tiến hành hòa giải cơ sở
Tại Điều 52 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 quy định “Nhà nước và xã hội khuyến khích hòa giải ở cơ sở khi vợ chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hòa giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở”
Như vậy, với quy định của pháp luật thì hòa giải tại cấp cơ sở không phải là thủ tục bắt buộc phải thực hiện trước khi nộp đơn ly hôn yêu cầu Tòa án giải quyết. Do đó, hòa giải tại cấp cơ sở chỉ là một hình thức mang tính chất khuyến khích với hi vọng có thể hàn gắn đôi vợ chồng.
Vậy thì hòa giải cơ sở sẽ được tiến hành ở đâu? Hiện nay, hòa giải tại cơ sở có thể được tiến hành trong phạm vi từ gia đình cho đến Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; Các tổ chức như: Chi hội phụ nữ, Chi đoàn thanh niên, Chi hội cựu chiến binh,.. và thậm chí có thể được tiến hành ngay tại cơ quan, cơ sở làm việc của vợ chồng. Không những vậy, hòa giải viên tại cấp cơ sở cũng là người có mối quan hệ thân thiết, gần gũi với vợ chồng nên họ là những người có thể hiểu rõ được và đưa ra những lời khuyên đúng đắn và khách quan nhất.
- Nguyên tắc hòa giải tại cơ sở
- Dựa trên sự tự nguyện của các bên; không bắt ép hòa giải ở cơ sở
- Đảm bảo sự phù hợp về chính sách, pháp luật của Nhà nước cũng như đạo đức xã hội, phong tục tập quán tốt đẹp của nhân dân; phát huy tinh thần đoàn kết, tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau, quan tâm đến lợi ích của trẻ em, phụ nữ, người khuyết tật và người cao tuổi
- Tiến hành hòa giải một cách khách quan, công bằng, kịp thời nhưng bên cạnh đó phải có lý có tình, tôn trọng sự riêng tư của các bên
- Bình đẳng giới trong tổ chức và hoạt động hòa giải tại cơ sở
- Không lợi dụng việc hòa giải để ngăn các bên bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính, hình sự
Hòa giải sau khi Tòa thụ lý
- Hòa giải Tòa án
Không giống với hòa giải ở cơ sở là một hình thức tự nguyện, không ép buộc thì hòa giải tại Tòa án là một hình thức bắt buộc được áp dụng khi giải quyết vụ án ly hôn. Thủ tục hòa giải tại Tòa án được thực hiện trong giai đoạn chờ đưa vụ án ly hôn ra xét xử sau khi vụ án đã được thụ lý tại Tòa. Giai đoạn này được đánh giá là một giai đoạn mang tính nhân văn, giúp cho cơ quan có thẩm quyền có cơ hội được hàn gắn lại cặp vợ chồng. Vì thủ tục này mang tính chất bắt buộc cho nên dù kết quả hòa giải không thành công nhưng vẫn phải được tiến hành.
- Nguyên tắc hòa giải tại Tòa án
- Tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các bên, không được dùng vũ lực đe dọa bắt ép các bên thực hiện những việc trái với mong muốn của họ
- Nội dung thỏa thuận giữa các bên không được vi phạm điều cấm của luật và cũng như không trái đạo đức xã hội
Sau khi tiến hành thủ tục hòa giải
Hòa giải thành công
Khi tiến hành hòa giải thành công thì Tòa án sẽ tiến hành lập biên bản hòa giải thành công hoặc được ghi rõ vào biên bản phiên tòa sơ thẩm/ phúc thẩm. Sau đó Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc ly hôn sẽ ra quyết định công nhận.
Hòa giải không thành công
Trường hợp hòa giải không thành công thì Tòa án sẽ tiếp tục đưa vụ án ra xét xử theo quy định của pháp luật.
XEM THÊM: THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VỤ ÁN LY HÔN