Họ tên: NGUYỄN THÀNH TỰU
Chức danh: Thạc sĩ - Luật sư - Trọng Tài Thương Mại - CEO
Điện thoại: +84 09.19.19.59.39
Email: tuulawyer@nvcs.vn
Lĩnh vực tư vấn: Đầu Tư Nước ngoài- Sở hữu Trí tuệ -M&A- Tranh chấp tại tòa.
Ngôn ngữ: Tiếng Việt - tiếng Anh
THỦ TỤC KINH DOANH CÁC DỊCH VỤ GIÁM ĐỊNH THƯƠNG MẠI CHO DOANH NGHIỆP MỚI NHẤT 2024
DỊCH VỤ GIÁM ĐỊNH THƯƠNG MẠI LÀ GÌ?
Dịch vụ giám định thương mại là một ngành nghề kinh doanh đặc thù, theo đó một thương nhân thực hiện những công việc cần thiết để xác định thực trạng của hàng hóa, kết quả của cung ứng dịch vụ và những nội dung khác theo yêu cầu của người sử dụng dịch vụ. Đồng thời, giám định thương mại cũng là hoạt động của bên thứ ba nhằm đánh giá thực tế của đối tượng giám định dựa trên yêu cầu của cơ quan, tổ chức cá nhân. Theo quy định của pháp luật thì chỉ các thương nhân có đủ điều kiện mới được phép thực hiện dịch vụ giám định và cấp chứng thư giám định. Dịch vụ giám định cũng được coi là một hành vi thương mại độc lập. Thương nhân sẽ được trả thù lao qua thực hiện giám định theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
Về chủ thể tham gia quan hệ giám định gồm người thực hiện việc giám định hàng hóa và người yêu cầu giám định hàng hóa.
Cơ sở pháp lý: Điều 254 Luật Thương mại 2005
NỘI DUNG CHÍNH CỦA GIÁM ĐỊNH THƯƠNG MẠI GỒM NHỮNG GÌ?
Giám định thương mại có một hoặc một vài nội dung như sau:
- Số lượng, chất lượng, bao bì và giá trị hàng hóa;
- Xuất xứ của hàng hóa;
- Những tổn thất của hàng hóa;
- Độ an toàn, tiêu chuẩn vệ sinh, phòng dịch của hàng hóa;
- Các kết quả khi thực hiện dịch vụ;
- Phương pháp cung ứng dịch vụ;
- Các nội dung khác theo yêu cầu của người sử dụng dịch vụ.
Cơ sở pháp lý: Điều 255 Luật Thương mại 2005
noi-dung-giam-dinh-thuong-mai
DOANH NGHIỆP CẦN ĐÁP ỨNG CÁC ĐIỀU KIỆN GÌ TRONG KINH DOANH DỊCH VỤ GIÁM ĐỊNH THƯƠNG MẠI?
Theo quy định tại Điều 256 và Điều 257 Luật Thương mại 2005, để có thể kinh doanh hoạt động giám định thương mại, công ty kinh doanh giám định thương mại phải đáp ứng theo các điều kiện sau:
Một là điều kiện về chủ thể. Căn cứ khoản 1 Điều 257 Luật Thương mại 2005, chủ thể kinh doanh dịch vụ giám định thương mại phải là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật. Giám định thương mại là hoạt động luôn đòi hỏi một sự đầu tư khá lớn về chất lượng của nhân lực và cơ sở vật chất. Quy trình làm việc của công tác giasmn định phải đáp ứng đủ các yêu cầu cao về trình độ chuyên môn, năng lực và kỹ năng hành nghề của người giám định, đồng thời phải có cơ sở trang thiết bị phù hợp. Qua đó mới phát huy được vai trò và tính chuyên nghiệp của hoạt động giám định thương mại đối với các chủ thể liên quan.
Hai là về trình độ chuyên môn của đội ngũ giám định viên phải đáp ứng các tiêu chuẩn về mặt cấp độ chuyên môn, cấp bậc và thâm niên công tác. Giám định viên phải đủ tiêu chuẩn theo quy định như:
- Có đầy đủ trình độ đại học hoặc cao đẳng phù hộp với tiêu chí, yêu cầu trong lĩnh vực giám định;
- Có chứng chỉ chuyên môn về lĩnh vực giám định;
- Có ít nhất ba năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giám định hàng hóa, dịch vụ;
Lưu ý:
Giám đốc doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giám định công nhận giám định viên và chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
Giám định viên không cần xin cấp giấy chứng chỉ hành nghề. Trường hợp làm trong một số lĩnh vực đặc thù thì phải có chứng chỉ hành nghề.
Ví dụ: Giám định viên sở hữu công nghiệp thì bắt buộc phải có thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp.
Ba là khả năng tiến hành đúng các quy trình, phương pháp giám định hàng hóa, dịch vụ theo quy định cúa pháp luật và theo tiêu chuẩn quốc tế hoặc đã được các nước khác áp dụng giám định hàng hóa, dịch vụ một cách phổ biến rộng rãi. Đây là điều kiện cần thiết vì hoạt động giám định thương mại cần có kỹ thuật cao, đòi hỏi giám định viên có chuyên môn chắc, kỹ năng thành thạo để có thể góp phần tăng tính chính xác trong kết quả giám định cũng như tăng chất lượng của dịch vụ, bảo vệ lợi ích cho khách hàng sử dụng diojch vụ này.
Ví dụ: Giám định viên X của đơn vị doanh nghiệp A cố tình “du di” trong quá trình giám định hàng hóa, cố tình làm sai lệch đánh giá để có kết quả đánh giá tốt hơn theo yêu cầu của khách hàng khiến cho nhiều người tiêu dùng nghi ngờ về chất lượng của hàng hóa. Vậy nên, điều này dẫn đến việc các doanh nghiệp khác trung thực hơn không thể cạnh tranh với đối thủ gian dối này.
Cơ sở pháp lý: Khoản 3 Điều 257; Điều 259 Luật Thương mại 1005.
Bốn là kinh doanh dịch vụ giám định thương mại đối với doanh nghiệp nước ngoài. Doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh dịch vụ này phải tuân theo pháp luật đầu tư tại Việt Nam, phù hợp với cam kết tại các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên được thực hiện giám định và cấp Chứng thư giám định theo ngành nghề đã ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương. Việc thực hiện dịch vụ giám định thương mại theo ủy quyền của doanh nghiệp nước ngoài quy định tại Điều 267 Luật Thương mại 2005, tiến hành theo quy định tại Mục 3 Chương II Nghị định số 20/2006/NĐ-CP.
dieu-kien-kinh-doanh-giam-dinh-thuong-mai
VỀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC KINH DOANH DỊCH VỤ GIÁM ĐỊNH THƯƠNG MẠI CHO DOANH NGHIỆP
Bước 1: Doanh nghiệp muốn đăng ký dịch vụ giám định thương mại cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký nộp đến Trung tâm Phục vụ hành chính, gồm:
- Bản chính Đơn đăng ký dấu nghiệp vụ thực hiện theo mẫu tại Phục lục ban hành kèm theo Thông tư;
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư;
- Các mẫu dấu nghiệp vụ hoặc bản thiết kế các mẫu dấu nghiệp vụ mà thương nhân đăng ký.
Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ.
- Đối với trường hợp nếu hồ sơ hợp lệ thì giao phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.
- Đối với trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ thì trả lại hồ sơ. Cơ quan đăng ký dấu nghiệp vụ có trách nhiệm phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp để yêu cầu bổ sung và hoàn thiện hồ sơ.
Thời gian giải quyết: Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.
Lưu ý: Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ theo quy định, cơ quan đăng ký dấu nghiệp vụ có trách nhiệm đăng ký dấu nghiệp vụ sử dụng trong chứng thư giám định của doanh nghiệp vào Sổ đăng ký dấu nghiệp vụ và thông báo đăng ký dấu nghiệp vụ cho doanh nghiệp bằng văn bản.
Tham khảo bài viết về Danh mục các ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Dịch vụ luật sư tư vấn về Thủ tục đăng ký kinh doanh các dịch vụ giám định thương mại cho doanh nghiệp tại Công ty Luật TNHH Nguyễn và Cộng sự
Công ty Luật TNHH Quốc tế Nguyễn và Cộng sự luôn đặt sự chuyên nghiệp và lòng tận tâm lên hàng đầu. Cùng với đội ngũ NVCS, luật sư và chuyên viên pháp lý có trình độ và nghiệp vụ cao, chúng tôi luôn hỗ trợ quý khách giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến thương mại, các hợp đồng thương mại và các vấn đề pháp lý có liên quan khác như giám định thương mại.
thac-si-trong-tai-luat-su-nguyen-thanh-tuu
Luật sư: NGUYỄN THÀNH TỰU
Điện thoại: 09.19.19.59.39
Email: tuulawyer@nvcs.vn