Họ tên: NGUYỄN THÀNH TỰU
Chức danh: Thạc sĩ - Luật sư - Trọng Tài Thương Mại - CEO
Điện thoại: +84 09.19.19.59.39
Email: tuulawyer@nvcs.vn
Lĩnh vực tư vấn: Đầu Tư Nước ngoài- Sở hữu Trí tuệ -M&A- Tranh chấp tại tòa.
Ngôn ngữ: Tiếng Việt - tiếng Anh
- 1. THỦ TỤC XIN GIẤY PHÉP DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
- 1.1. I. Các đối tượng được cấp phép hoạt động dạy nghề sơ cấpTrường cao đẳng, trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp (sau đây gọi là cơ sở giáo dục nghề nghiệp) và doanh nghiệp có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp.
- 1.2. II. Thành phần hồ sơ
- 1.2.1. 1. Đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập và tư thục, hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp, gồm:a) Văn bản đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp (theo mẫu);b) Bản sao quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp;c) Báo cáo các điều kiện bảo đảm cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp kèm theo các minh chứng (theo mẫu);d) Bản sao quy chế tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
- 1.2.2. 2. Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp được làm bằng tiếng Việt hoặc tiếng Việt và tiếng Anh, gồm:a) Văn bản đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp (theo mẫu);b) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và quyết định cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp;c) Báo cáo các điều kiện bảo đảm cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp kèm theo các minh chứng (theo mẫu);d) Bản sao quy chế tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
- 1.3. Hồ sơ làm thủ tục xin giấy phép hoạt động nghề sơ cấp
- 1.4. ** Hồ sơ minh chứng, bao gồm:
- 1.5. III. Cơ quan cấp phép
- 1.6. IV. Trình tự - thời gian: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Đoàn xuống cơ sở thẩm định, nếu đạt thì cấp phép
- 1.7. V. Các điều kiện lưu ý:
- 1.8. VI. Cơ sở pháp lý
Thủ tục xin giấy phép hoạt dộng cơ sở dạy nghề
THỦ TỤC XIN GIẤY PHÉP DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
Nhu cầu học nghề và dạy nghề hiện nay rất nhiều, nếu tổ chức, doanh nghiệp bạn đang phân vân không biết cần phải thực hiện các thủ tục như thế nào để nhanh chóng thực hiện hoạt động dạy nghề để cấp các giấy chứng nhận, chứng chỉ một cách hợp pháp? NGUYỄN VÀ CỘNG SỰ sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn hỗ trợ xin giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề để giúp bạn nhanh chóng giải quyết vấn đề này.
I. Các đối tượng được cấp phép hoạt động dạy nghề sơ cấpTrường cao đẳng, trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp (sau đây gọi là cơ sở giáo dục nghề nghiệp) và doanh nghiệp có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp.
II. Thành phần hồ sơ
1. Đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập và tư thục, hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp, gồm:a) Văn bản đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp (theo mẫu);
b) Bản sao quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
c) Báo cáo các điều kiện bảo đảm cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp kèm theo các minh chứng (theo mẫu);
d) Bản sao quy chế tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
2. Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp được làm bằng tiếng Việt hoặc tiếng Việt và tiếng Anh, gồm:a) Văn bản đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp (theo mẫu);
b) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và quyết định cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
c) Báo cáo các điều kiện bảo đảm cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp kèm theo các minh chứng (theo mẫu);
d) Bản sao quy chế tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Hồ sơ làm thủ tục xin giấy phép hoạt động nghề sơ cấp
3. Đối với doanh nghiệp doanh nghiệp có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp,, hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, gồm:a) Văn bản đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp (theo mẫu);
b) Bản sao quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
c) Báo cáo các điều kiện bảo đảm cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp kèm theo các minh chứng (theo mẫu);
d) Bản sao điều lệ hoặc quy chế tổ chức, hoạt động.
** Hồ sơ minh chứng, bao gồm:
Hồ sơ minh chứng về cơ sở vật chất:
Hồ sơ minh chứng về cơ sở vật chất là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê, mua, chuyển nhượng địa điểm đào tạo. Nếu là hợp đồng thuê địa điểm, cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo phải còn thời hạn ít nhất là 5 năm (nêu rõ mục đích dùng làm cơ sở dạy nghề và được công chứng)
Hồ sơ minh chứng giáo viên:
Mỗi giáo viên phải có các minh chứng sau (bản photo không cần công chứng):
- Quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động (đối với giáo viên cơ hữu); hợp đồng thỉnh giảng (nếu là giáo viên thỉnh giảng);
- Văn bằng đào tạo chuyên môn: Giáo viên có trình độ trung cấp trở lên về chuyên ngành mà giáo viên đào tạo;
- Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm nếu không có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm, đại học sư phạm kỹ thuật hoặc cao đẳng sư phạm, cao đẳng sư phạm kỹ thuật (chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm bao gồm: Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm; chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm bậc 1; chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm bậc 2; chứng chỉ sư phạm dạy nghề; chứng chỉ môn học nghiệp vụ sư phạm; chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trong các cơ sở giáo dục đại học);
Chương trình đào tạo chi tiết
kèm theo. Một chương trình bao gồm:
- Quyết định ban hành chương trình của người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp;
- Chương trình đào tạo chi tiết.
III. Cơ quan cấp phép
1. Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp đối với trường cao đẳng.
2. Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp đối với trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp.
IV. Trình tự - thời gian: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Đoàn xuống cơ sở thẩm định, nếu đạt thì cấp phép
a) Nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi có trụ sở chính của đơn vị. Trường hợp đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp tại phân hiệu/cơ sở đào tạo khác có địa điểm không cùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với trụ sở chính thì nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi có phân hiệu/cơ sở đào tạo khác của đơn vị;
b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức kiểm tra các điều kiện đảm bảo cho hoạt động đào tạo và cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp; trường hợp không cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp thì trong thời hạn 05 ngày làm việc phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội gửi bản sao giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp về Tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để thực hiện quản lý chung.
V. Các điều kiện lưu ý:
1. Có cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo phù hợp với nghề, quy mô, trình độ đào tạo sơ cấp. Diện tích phòng học lý thuyết, phòng thực hành dùng cho học tập, giảng dạy đảm bảo ở mức bình quân ít nhất là 04 m²/người học.
2. Có đội ngũ giáo viên đạt tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm theo quy định của pháp luật; đảm bảo tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên quy đổi tối đa là 20 học sinh trên 01 giáo viên; đối với các nghề yêu cầu về năng khiếu, đảm bảo tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên quy đổi tối đa là 15 học sinh trên 01 giáo viên; có giáo viên cơ hữu cho từng nghề được tổ chức đào tạo.
3. Có đủ chương trình, giáo trình, học liệu đào tạo theo quy định.
4. Đối với các nghề trình độ sơ cấp của cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục và cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ngoài các điều kiện quy định tại trên, cơ sở giáo dục nghề nghiệp đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp còn phải có đủ nguồn lực tài chính để bảo đảm và duy trì hoạt động của các nghề đăng ký hoạt động.
VI. Cơ sở pháp lý
- Thông Tư 25/2015/TT-BLĐTBXH quy định về đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp và đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp;
- Thông Tư 30/2010/TT-BLĐTBXH quy định chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề;
- Thông tư 40/2015/TT-BLĐTBXH quy định chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ và chế độ làm việc của nhà giáo dạy trình độ sơ cấp.
- BẠN NÊN XEM THÊM
- Luật sư riêng
- Thủ tục thành lập doanh nghiệp- công ty :
- Thành lập công ty theo luật doanh nghiệp 2020 có gì mới
- Dịch vụ kế toán thuế :
- Quy trình đăng ký Nhãn hiệu, lô gô độc quyền:
- Luật sư tranh tụng tại toà án các cấp
- Công bố thực phẩm thông thường, thực phẩm chức năng
- Công bố mỹ phẩm nhập khẩu
- Thủ tục đầu tư ra nước ngoài
- Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
- Thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện
- Xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
- Giấy phép con:
- Visa cho người nước ngoài:
- Xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam: