TRỐN TRÁNH ĐỐI VỚI NGHĨA VỤ CẤP DƯỠNG SAU LY HÔN XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO ?

+84 09.19.19.59.39

Họ tên: NGUYỄN THÀNH TỰU

Chức danh: Thạc sĩ - Luật sư - Trọng Tài Thương Mại - CEO

Điện thoại: +84 09.19.19.59.39

Email: tuulawyer@nvcs.vn

Lĩnh vực tư vấn: Đầu Tư Nước ngoài- Sở hữu Trí tuệ -M&A- Tranh chấp tại tòa.

Ngôn ngữ: Tiếng Việt - tiếng Anh

 

 

 Sau khi ly hôn tranh chấp về tài sản và con cái luôn là vấn đề thường xuyên xảy ra. Nếu ly hôn, ai là người sẽ có quyền nuôi con và nghĩa vụ cấp dưỡng của người không trực tiếp nuôi con được thực hiện ra sao ? Chúng ta hãy theo dõi bài viết sau để biết pháp luật quy định như thế nào về cấp dưỡng sau ly hôn nhé. 

Cấp dưỡng là gì ?

 Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình nhưng có quan hệ huyết thống, hôn nhân hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật HN&GĐ. 

Nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn

Cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con phải có nghĩa vụ chia sẻ một phần đối với người trực tiếp nuôi con. Nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn theo quy định tại Điều 107 Luật Hôn nhân gia đình 2014:

Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con;

Giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu;

Giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột;

Giữa vợ và chồng theo quy định 

  Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.

 

Phương thức và mức cấp dưỡng 

Người cấp dưỡng có thể thực hiện nghĩa vụ của mình định kỳ vào hằng tháng, hằng quý, nửa năm hoặc một lần 

Hai bên có thể thỏa thuận về phương thức cấp dưỡng nếu trong trường hợp người có nghĩa vụ lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không còn khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng ; nếu không được thì yêu cầu Tòa án giải quyết căn cứ vào Điều 117 Luật HN&GĐ 2014

 Hiện chưa có quy định giới hạn về hạn mức cấp dưỡng là bao nhiêu mà hoàn toàn phụ thuộc vào sự thảo thuận của các bên dựa trên thu nhập, điều kiện sống.

Theo Điều 116 Luật HN & GĐ2014:

“1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.”

Hành vi trốn tránh cấp dưỡng sau khi ly hôn

 Hành vi không cấp dưỡng sau ly hôn là hành vi của người có nghĩa vụ cấp dưỡng sau ly hôn nhưng không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng đối với đối tượng được cấp dưỡng theo quy định của Luật này.

Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quyết định của Tòa án mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 380 Bộ luật hình sự năm 2015 thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.

Cụ thể phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

1. Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau ly hôn; từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa anh, chị, em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu theo quy định của pháp luật

2. Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng cha, mẹ; nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật

 

LIÊN HỆ

Hotline: 0916.303.656 (Gọi​ ngay đ​ể​ đ​ư​ợc​ tư​ vấ​n miễn​ phí)

Email: luatsu@nvcs.vn 

Website: https://nvcs.vn/

 https://www.linkedin.com/company/nvcs-firm/

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY
DỊCH VỤ LIÊN QUAN
Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp về cấp dưỡng tại Kiên Giang - Phú Quốc

Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp về cấp dưỡng tại Kiên Giang - Phú Quốc

NVCS cung cấp dịch vụ luật sư chuyên nghiệp tại Kiên Giang và Phú Quốc, hỗ trợ giải quyết tranh chấp về cấp dưỡng một cách hiệu quả và công bằng. Đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm sẽ tư vấn và bảo vệ quyền lợi của bạn trong suốt quá trình pháp lý
Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp tài sản ly hôn tại Kiên Giang - Phú Quốc

Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp tài sản ly hôn tại Kiên Giang - Phú Quốc

NVCS cung cấp dịch vụ luật sư chuyên nghiệp tại Kiên Giang và Phú Quốc, hỗ trợ giải quyết tranh chấp tài sản ly hôn một cách hiệu quả và công bằng. Đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm sẽ tư vấn và bảo vệ quyền lợi của bạn trong suốt quá trình pháp lý.
Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp quyền nuôi con tại Kiên Giang - Phú Quốc

Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp quyền nuôi con tại Kiên Giang - Phú Quốc

NVCS cung cấp dịch vụ luật sư chuyên nghiệp tại Kiên Giang và Phú Quốc, hỗ trợ giải quyết tranh chấp quyền nuôi con một cách hiệu quả và bảo vệ lợi ích tốt nhất cho con trẻ.
Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp hôn nhân gia đình tại Kiên Giang - Phú Quốc

Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp hôn nhân gia đình tại Kiên Giang - Phú Quốc

Tìm kiếm dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp hôn nhân gia đình tại Kiên Giang - Phú Quốc? NVCS cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp, tư vấn ly hôn, phân chia tài sản, quyền nuôi con và bạo lực gia đình. Liên hệ ngay để được hỗ trợ tận tâm và hiệu quả
NGHĨA VỤ CẤP DƯỠNG LÀ GÌ NĂM 2024?

NGHĨA VỤ CẤP DƯỠNG LÀ GÌ NĂM 2024?

Theo quy định tại Khoản 24 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, cấp dưỡng là hành vi của một cá nhân có nghĩa vụ cung cấp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân hoặc quan hệ huyết thống. Ngoài ra, cấp dưỡng cũng áp dụng trong các trường hợp sau:
THỜI KỲ HÔN NH N LÀ GÌ NĂM 2024?

THỜI KỲ HÔN NH N LÀ GÌ NĂM 2024?

Theo quy định này, ngày đăng ký kết hôn là điểm khởi đầu để tính thời kỳ hôn nhân, trong khi ngày chấm dứt hôn nhân là điểm kết thúc. Sự rõ ràng của quy định này giúp tránh những hiểu lầm khi áp dụng luật.
KHÁCH HÀNG TIÊU BIỂU
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Để lại địa chỉ email của bạn để nhận những tin tức cập nhật về luật mới nhất

Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay cho chúng tôi