Mấy ngày nay Ls tôi nhận khá nhiều thắc mắc từ bạn bè, và đặt biệt là các DOANH NHÂN từ các CLB, Hội Doanh nghiệp, những người chưa được chích VÁC của CHÂU ÂU - Những người có TIỀN, câu hỏi đặt ra là họ CÓ QUYỀN KHÔNG?.
Vậy sau đây tôi xin nêu ra một số căn cứ pháp lý về việc chích Vắc Xin để mọi người được nắm rõ về quy định này.
1 . Theo luật phòng chống Bệnh truyền nhiễm ( Luật 03:2007:QH12), quy định rằng:
****TRÍCH ĐIỀU 27, 28,29 của Luật: Phòng chống Bệnh truyền nhiễm:
Điều 27. Nguyên tắc sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế
- Vắc xin, sinh phẩm y tế được sử dụng phải bảo đảm các điều kiện quy định tại Điều 36 của Luật dược.
- Vắc xin, sinh phẩm y tế được sử dụng theo hình thức tự nguyện hoặc bắt buộc.
- Vắc xin, sinh phẩm y tế phải được sử dụng đúng mục đích, đối tượng, thời gian, chủng loại và quy trình kỹ thuật sử dụng.
- Vắc xin, sinh phẩm y tế phải được sử dụng tại các cơ sở y tế có đủ điều kiện.
Điều 28. Sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế tự nguyện
- Mọi người có quyền sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế để bảo vệ sức khoẻ cho mình và cho cộng đồng.
- Nhà nước hỗ trợ và khuyến khích công dân tự nguyện sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế.
- Thầy thuốc, nhân viên y tế trực tiếp tham gia chăm sóc, điều trị cho người mắc bệnh truyền nhiễm, người làm việc trong phòng xét nghiệm tiếp xúc với tác nhân gây bệnh truyền nhiễm được sử dụng miễn phí vắc xin, sinh phẩm y tế.
Điều 29. Sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc
- Người có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch và đến vùng có dịch bắt buộc phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế đối với các bệnh có vắc xin, sinh phẩm y tế phòng bệnh.
- Trẻ em, phụ nữ có thai phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc đối với các bệnh truyền nhiễm thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng.
- Cha, mẹ hoặc người giám hộ của trẻ em và mọi người dân có trách nhiệm thực hiện yêu cầu của cơ sở y tế có thẩm quyền trong việc sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc.
- Miễn phí sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc trong các trường hợp sau:
- a) Người có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch;
- b) Người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đến vùng có dịch;
- c) Các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này.
- Nghị định : 117/2020/NĐ-CP Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực Y tế:
*****Điều 9. Vi phạm quy định về sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế
- Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
- a) Không thực hiện hoặc cản trở trẻ em, phụ nữ có thai sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc đối với bệnh truyền nhiễm thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng;
- b) Không tư vấn cho người được tiêm chủng, cha, mẹ hoặc gia đình, người giám hộ của trẻ được tiêm chủng trước khi tiêm chủng; không tư vấn về lợi ích và rủi ro có thể gặp khi tiêm chủng;
- c) Không hướng dẫn người được tiêm chủng hoặc gia đình trẻ được tiêm chủng cách theo dõi, xử trí phản ứng sau tiêm chủng;
- d) Không báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ về hoạt động tiêm chủng theo quy định của pháp luật.
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
- a) Không sử dụng hoặc cản trở việc sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế đối với các bệnh có vắc xin, sinh phẩm y tế phòng bệnh trong trường hợp có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch hoặc đến vùng có dịch theo yêu cầu, hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền;
- b) Không cấp và ghi sổ theo dõi tiêm chủng cá nhân hoặc sổ tiêm chủng điện tử cho người đến tiêm tại cơ sở tiêm chủng;
- c) Không thống kê danh sách đối tượng đã tiêm chủng tại cơ sở tiêm chủng;
- d) Không theo dõi người được tiêm chủng ít nhất 30 phút sau tiêm chủng và hướng dẫn gia đình hoặc đối tượng tiêm chủng tiếp tục theo dõi ít nhất 24 giờ sau tiêm chủng;
đ) Không chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, tài liệu có liên quan khi có yêu cầu nhằm phục vụ cho Hội đồng tư vấn chuyên môn cấp tỉnh xác định các trường hợp được bồi thường trong trường hợp xảy ra tai biến nặng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe hoặc gây thiệt hại đến tính mạng của người được tiêm chủng;
- e) Không lưu giữ, quản lý các tài liệu, hồ sơ về tiêm chủng và phản ứng sau tiêm chủng theo quy định của pháp luật.
- Trích Bộ Luật Hình Sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.
**** Điều 240. Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người
- Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
- a) Đưa ra hoặc cho phép đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác có khả năng lây truyền dịch bệnh nguy hiểm cho người, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
- b) Đưa vào hoặc cho phép đưa vào lãnh thổ Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm có khả năng lây truyền cho người;
- c) Hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
- a) Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế;
- b) Làm chết người.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 12 năm:
- a) Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ;
- b) Làm chết 02 người trở lên.
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
VẬY, theo quan điểm cá nhân tôi, chính quyền Tp có thể bắt buộc người dân chích Văc xin (Đã được bộ ý tế và WHO phê duyệt được phép lưu hành), nếu tình hình dịch COVID diễn biến phức tạp và đặc biệt nghiêm trọng ở HCM như hiện nay.
Câu hỏi đặt ra là liệu người dân có quyền từ chối " Loại Vác Xin", (tôi không nói quyền lựa chọn loại Vác Xin) được chỉ định tiêm hay không? Vấn đề này chưa thấy ( Hoặc tôi không tìm thấy) quy định của PL.