Thư viện pháp luật
ĐẶT CỌC
Đặt cọc là một biện pháp bảo đảm mà theo đó một bên (gọi là bên đặt cọc) giao cho một bên khác (gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng. Như vậy cũng giống như cầm cố, đặt cọc có điểm chung với mua bán, tặng cho hay cho thuê, cho mượn, gửi giữ tài sản  là đều có việc “giao tài sản”. Do vậy để hiểu cụ thể về chế định đặt cọc là như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu các vấn đề sau:
  1. Tài sản sử dụng để đặt cọc
Căn cứ vào các tài sản được liệt kê tại điều 328 BLDS 2015 thì Tài sản đặt cọc không chỉ là tiền mà còn có thể là những tài sản có giá trị khác, tài sản phải đăng ký quyền sở hữu như ô tô, mô tô, tàu bay, tàu biển…Do đây là những tài sản có giá trị lớn nên khi dùng để đặt cọc cần thiết phải bằng văn bản có công chứng, chứng thực của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc phải được đăng ký giao dịch bảo đảm nếu các đối tượng bảo đảm bắt buộc phải được đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên không phải tài sản nào cũng có thể được sử dụng để đặt cọc, theo quy định bộ luật dân sự thì quyền tài sản và giấy tờ có giá không thuộc đối tượng của đặt cọc
  1. Mục đích của việc giao tài sản
Đặt cọc có điểm chung với mua bán, tặng cho, cho thuê, cho mượn tài sản là đều có việc “giao tài sản” từ người này sang người khác. Tuy nhiên đặt cọc khác với các giao dịch trên ở chỗ “việc giao tài sản” trong đặt cọc có mục đích là để bảo đảm giao kết thực hiện hợp đồng dân sự, còn việc giao tài sản trong các giao dịch nêu trên không có mục đích bảo đảm cho một giao dịch nào mà là để thực hiện giao dịch đó. Do đó, đặt cọc được thiết lập để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của hợp đồng dân sự. Nó tồn tại bên cạch một hợp đồng (như hợp đồng mua bán, dịch vụ hay cho thuê tài sản); Có “tính độc lập tương đối” và “không thể coi đặt cọc là một phụ lục của hợp đồng” được bảo đảm giao kết hay thực hiện.
  1. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong đặt cọc
  • Đối với bên đặt cọc:
  • Bên đặt cọc có quyền yêu cầu bên nhận cọc ngừng việc sử dụng tài sản đặt cọc nếu việc sử dụng tài sản khiến tài sản có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị.
  • Thanh toán cho bên nhận cọc, bên nhận ký cược một khoản chi phí hợp lý để bảo quản, giữ gìn tài sản đặt cọc, tài sản ký cược, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
  • Thực hiện việc đăng ký quyền sở hữu tài sản đặt cọc cho bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cược đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu trong trường hợp tài sản đó được chuyển quyền sở hữu cho bên nhận đặt cọc cược theo quy định của pháp luật hoặc theo thoả thuận.
 
  • Đối với bên nhận đặt cọc:
  • Bên nhận đặt cọc có quyền sở hữu tài sản đặt cọc, nếu bên đặt cọc từ chối giao kết, thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
  • Bảo quản, giữ gìn tài sản đặt cọc; không được khai thác, sử dụng tài sản đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
  • Không được xác lập giao dịch đối với tài sản đặt cọc, trừ trường hợp bên đặt cọc, bên ký cược đồng ý.
 
  1. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng
  • Điều kiện về hình thức:
Trước đây việc đặt cọc theo quy định của Bộ luật dân sự 2005 bắt buộc lập thành văn bản tuy nhiên Bộ luật dân sự 2015 thì không bắt buộc. Nếu đặt cọc bằng văn bản cũng không bắt buộc phải công chứng. Tuy nhiên việc xác lập bằng văn bản và công chứng sẽ có ý quan trọng trong việc giải quyết khi xảy ra tranh chấp.
  • Điều kiện về nội dung:
  • Người tham gia đặt cọc có năng lực hành vi dân sự;
  • Người tham gia giao dịch với ý chí tự nguyện;
  • Tài sản đặt cọc là loại tài sản theo quy định của pháp luật được phép lưu thông trên lãnh thổ Việt Nam;
  • Nội dung giao dịch không trái quy định của pháp luật.
  1. Xử lý tài sản đặt cọc
Trong trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đã đặt cọc trả lại cho bên đặt cọc hoặc trừ vào phần nghĩa vụ của chủ tài sản đặt cọc. Nếu bên đặt cọc từ chối giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; còn nếu bên nhận đặt cọc từ chối giao kết, thực hiên hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. (Khoản 2 Điều 328 Bộ luật dân sự 2015)  
  1. Phạt cọc
Được hiểu là bên nhận đặt cọc vi phạm cam kết, không thực hiện hợp đồng đã xác lập thì ngoài việc phải trả lại tài sản đặt cọc cho bên đặt cọc còn bị phạt một khoản tiền do vi phạm thỏa thuận đặt cọc, khoản tiền này do các bên tự thống nhất trong Hợp đồng.
BẠN NÊN XEM THÊM

LIÊN HỆ

Hotline: 0916.303.656 (Gọi​ ngay đ​ể​ đ​ư​ợc​ tư​ vấ​n miễn​ phí)

Email: luatsu@nvcs.vn 

Website: https://nvcs.vn/

 https://www.linkedin.com/company/nvcs-firm/

KHÁCH HÀNG TIÊU BIỂU
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Để lại địa chỉ email của bạn để nhận những tin tức cập nhật về luật mới nhất

Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay cho chúng tôi