Đóng

Tiếng Việt   /   English

Đóng
Tìm kiếm Menu

GIAO DỊCH/HỢP ĐỒNG CẦN PHẢI CÔNG CHỨNG, CHỨNG THỰC

  26/05/2020

  2,147 lượt xem

 

  1. Giao dịch dân sự là gì?

Giao dịch dân sự bao gồm hợp đồng và hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Hợp đồng: Là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự  thể hiện ý chí của hai hay nhiều chủ thể trên sơ sở đề cao sự thỏa thuận, coi thỏa thuận là một nguyên tắc cơ bản nhất trong việc thực hiện giao dịch.

Hành vi pháp lý đơn phương: là giao dịch dân sự khác, trong đó thể hiện ý chí của một bên nhằm làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình hoặc bên còn lại trong quan hệ.

  1. Công chứng, chứng thực là gì?

Công chứng: là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng để chứng nhận về:

  • Tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản.
  • Tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội, của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc ngược lại.

 (Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật công chứng 2014)

Việc công chứng được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng, gồm Phòng công chứng và Văn phòng công chứng;

 

Chứng thực: là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính (sao y bản chính), hoặc chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người yêu cầu chứng thực hoặc chứng thực về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch; hoặc chứng thực về năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.

 

(Theo quy định tại Khoản 2,3,4 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP)

Việc chứng thực đối với các giao dịch liên quan đến bất động sản phải được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản.(theo  khoản 4 Điều 122 Luật Nhà ở, điểm d khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013)

 

Phòng Tư pháp cấp huyện, Phòng/ Văn phòng công chứng, Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài có thẩm quyền chứng thực các văn bản được quy định tại Điều 5 Nghị định 23/2015

  1. Vì sao cần phản công chứng, chứng thực?

    • Ý nghĩa của việc công chứng?
  • Văn bản công chứng có giá trị thi hành đối với các bên có liên quan, có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch; trường hợp các bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền khởi kiện và văn bản công chứng này là sẽ là một chứng cứ chứng minh quan trọng, hợp pháp để Tòa án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật có thể căn cứ khi ra phán quyết.

Công chứng trong một số trường hợp là điều kiện bắt buộc để hợp đồng có hiệụ lực.

 

 

  • Ý nghĩa của việc chứng thực?
  • Bản sao được chứng thực từ bản chính sẽ có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch.
  • Chứng thực trong một số trường hợp là điều kiện bắt buộc để hợp đồng có hiệụ lực.
  • Văn bản được chứng thực có giá trị thi hành đối với các bên có liên quan, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ, văn bản, trường hợp các bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền khởi kiện và văn bản công chứng này là sẽ là một chứng cứ chứng minh quan trọng, hợp pháp để Tòa án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật có thể căn cứ khi ra phán quyết.
  1. Các giao dịch/hợp đồng cần phải công chứng, chứng thực.

    • Hợp đồng về nhà ở phải được công chứng/ chứng thực.
  • Hợp đồng mua bán nhà ở;
  • Hợp đồng tặng cho nhà ở, bất động sản trừ trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương;
  • Hợp đồng đổi nhà ở;
  • Hợp đồng góp vốn bằng nhà ở;
  • Hợp đồng thế chấp nhà ở;
  • Hợp đồng chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại;

 ( Theo Khoản 1 Điều 122 Luật nhà ở 2014)

  • Hợp đồng về quyền sử dụng đất phải được công chứng/ chứng thực.
  • Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất trừ trường hợp một bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên là tổ chức kinh doanh bất động sản;

(Theo Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013)

 

  • Các văn bản khác phải được công chứng/ chứng thực.
  • Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ, được người làm chứng lập thành văn bản và phải đáp ứng thêm điều kiện là có công chứng hoặc chứng thực (Khoản 3 Điều 630 BLDS 2015)
  • Di chúc được lập bằng tiếng nước ngoài sau khi được dịch sang tiếng Việt thì phải thực hiện công chứng/ chứng thực (Khoản 5 Điều 647 BLDS 2015)
  • Văn bản lựa chọn về người giám hộ (Khoản 2 Điều 48 BLDS 2015)

 

Lưu ý: Đối với trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở và các giao dịch khác không được nêu trên thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, các bên có nhu cầu có thể thực hiện việc công chứng để nâng cao tính pháp lý của giao dịch.

 

 

  1. Hệ quả của việc không công chứng, chứng thực đối với các loại giao dịch/ hợp đồng bắt buộc công chứng, chứng thực.

Đối với những hợp đồng bắt buộc phải công chứng mà lại không công chứng thì giao dịch/ hợp đồng đó có thể sẽ bị Tòa án tuyên vô hiệu do không tuân thủ về hình thức (theo quy định tại  Điều 129 BLDS 2015). Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, ai có lỗi gây ra thiệt hại thì phải bồi thường (theo khoản 2 Điều 131 Bộ luật dân sự 2015).

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

KHÁCH HÀNG TIÊU BIỂU

 
  • Client 10
  • Client 9
  • Client 8
  • Client 7
  • Client 6
  • Client 5
  • Client 4
  • Client 3
  • Client 2
  • Client 1

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

 

Để lại địa chỉ email của bạn để nhận những tin tức cập nhật về luật mới nhất

Đóng

  ĐẶT HẸN TƯ VẤN

NVCS

© Copyright 2013 by NGUYEN VA CONG SU | All rights reserved.

BCT
  GỌI NGAY 09.16.30.36.56