- Đa số các gia đình và công ty bị ảnh hưởng của khủng hoảng và bị rơi vào các loại khủng hoảng sau.
[I] CÁC LOẠI KHỦNG HOẢNG
-1. Khủng hoảng 1: Biến cố ( có thể dự đoán được): Biến cố xảy ra trong khả năng dự đoán trước được như những rủi ro thông thường có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong cuộc sống cũng như trong sản xuất kinh doanh: VD: Tai nạn, ốm đau, gia đình tan vỡ, đó là các biến cố đối với cá nhân, còn đối với công ty như là: Xu hướng thị trường với sản phẩm/DV không còn, mất thị trường, thay đổi pháp luật....
+ Giải pháp:
Luôn có dự phòng rủi ro tài chính( Tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng) ít nhất 20% trên tổng giá trị tài sản hiện có.
Luôn luôn có sp thay thế, sản phẩm liên quan, và đa dạng hoá thị trường mục tiêu.(Với gia đình không khuyến khích có người yêu và vợ bé dự phòng).
-2. Khủng hoảng 2: là những rủi ro xảy ra bất ngờ mà không thể dự báo được trong cuộc sống và sản xuất kinh doanh: Như chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh (COVID 19),
[caption id="attachment_1733" align="alignnone" width="650"]
nguồn: internet[/caption]
[II] GIẢI PHÁP
- [1] ĐÁNH GIÁ TOÀN BỘ CÔNG TY TRÊN MỌI MẶT TRẬN
- Tiền mặt và tiền gửi ngân hàng bao gồm cả tiền dự phòng rủi ro tài chính kể trên.
- Năng lực quản trị của BOD
- Nhân sự
- Khách hàng- thị trường
- Sản phẩm dịch vụ
- Chiến lựơc Marketing
-[2] Liệt kê/ chỉ điểm các khó khăn cụ thể tại thời điểm khủng hoảng mà công ty đang phải đương đầu, cần đối phó ngay, từ đó lên kế hoạch hành động để đối phó các khó khăn như sau:
[III] CHIẾN THUẬT CỤ THỂ:
-1. Giải pháp tài chính:
+ Ưu tiên xử lý khó khăn về tài chính cụ thể : Xử lý dòng tiền như sau: Đánh giá toàn bộ công nợ phải thu, khả năng thu hồi nợ trên tổng số công nợ hiện có, đánh giá toàn bộ nợ phải trả cho nhà cung cấp/ đối tác/ người lao động, nghĩa vụ tài chính..., khoản nào khoanh vùng nợ được, khoản nào xin miễn giảm được, khoản nào xin giãn nợ được.
+ Đánh giá toàn bộ tài sản cố định hiện có, tài sản nào có thể bán được(có thể bán rồi thuê lại chính tài sản đó), để tạo ra dòng tiền trong thời gian khủng hoảng.
+ Kiểm soát chi tiêu, cắt toàn bộ các chi phí không cần thiết, tìm mọi cách cắt giảm các định phí xuống mức thấp nhất có thể.
[caption id="attachment_1734" align="alignnone" width="600"]
nguồn : internet[/caption]
- Tổ chức lại sản xuất kinh doanh để giảm tối đa chi phí, nhưng không giảm chất lượng sản phẩm dịch vụ như:
+ Làm việc tại nhà
+ Giảm giời gian làm việc, giảm lương nhân viên ( Phải đạt được thoả thuận tự nguyện với nhân viên);
+ Nghỉ việc không lương(Leave unpaid), phải đạt được thoả thuận với nhân sự;
+ Tạm dừng thực hiện hợp đồng lao động với các vị trí không có đơn hàng ( Phải đạt được thoả thuận với người lao động);
+ Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động( Phải đảm bảo thời hạn báo trước vào thực hiện đầy đủ trợ cấp mất việc làm);
+ Mạnh dạn tái cấu trúc nhân sự theo công thức : TUYỂN - ĐÀO TẠO- DÙNG (GIỮ)- TÁI ĐÀO TẠO - ĐUỔI
- 2. Tập trung vào việc xây dựng hình ảnh công ty/ hình ảnh cá nhân BOD. Lưu ý : (Mọi chi phí khác có thể cắt nhưng không thể cắt chi phí MARKETING(chỉ có thể giảm chi phí bằng cách tập trung vào một số SP/DV và lựa chọn kênh và thị trường mục tiêu phù hợp trong thời gian khủng hoảng).
- 3. Khuyến khích toàn bộ nhân sự tạo ra các sáng kiến khác biệt đối với sản phần dịch vụ của công ty trong thời gian khủng hoảng, tập trung nguồn lực hiện tại nghiên cứu ý kiến của chuyên gia, tổ chức thế giới, công ty đối thủ để đưa ra các dự đoán về thời điểm chấm dứt hay khiểm soát khủng hoảng, từ đó có các phương án, kế hoạch, nguồn lực chuẩn bị để đẩy mạnh sản xuất kinh doanh sau khi khủng hoảng kết thúc hoặc được kiểm soát.
- 4. BOD, đặt biệt là CEO phải làm việc cật lực, làm việc gấp đôi so với thời bình thường để tìm ra phương thức khắc phục khó khăn, nâng cao kiến thức chuyên môn, khả năng ngoại ngữ, năng lực quản lý và khả năng làm việc trong thời gian khủng hoảng và phải cực kỳ bình tĩnh với mọi quyết định đưa ra của mình trong thời kỳ khủng hoảng này.
Chia sẽ một số kinh nghiệm vượt khủng hoảng của NVCS.