Đóng

Tiếng Việt   /   English

Đóng
Tìm kiếm Menu

LUẬT SƯ TƯ VẤN LI HÔN VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LI HÔN

  27/07/2020

  1,672 lượt xem

 

  1. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn
  • Vợ hoặc chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết cho ly hôn.
  • Cha, mẹ hoặc người thân thích của người vợ hoặc chồng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn trong trường hợp người vợ hoặc chồng không đủ khả năng để thực hiện quyền yêu cầu của mình như: một bên vợ hoặc chồng do bị các bệnh về tâm thần hoặc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình (có giấy xác nhận của cơ sở y tế), đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng hoặc vợ của họ gây ra, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ mà xét thấy nếu không có sự can thiệp của người thân thì họ sẽ không thể tự nộp đơn yêu cầu.

Lưu ý: Người chồng không được quyền nộp đơn yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Trường hợp muốn li hôn phải là ly hôn thuận tình.

  1. Nộp đơn khởi kiện/ đơn yêu cầu
  • Nếu là thuận tình ly hôn, thì có thể nộp tại Tòa án nhân dân nơi người vợ hoặc người chồng cư trú.
  • Nếu là đơn phương ly hôn thì người khởi kiện nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân nơi bị đơn hiện đang cư trú.
  • Đa số các trường hợp đều thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ trường hợp sau (thuộc thẩm quyền của TAND cấp tỉnh): Nguyên đơn/bị đơn hoặc tài sản ở nước ngoài.

Lưu ý: Trừ trường hợp ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài là nước láng giềng với Việt Nam thì vẫn do TAND cấp huyện giải quyết.

  1. Căn cứ ly hôn
    • Thuận tình ly hôn

Vợ và chồng cùng yêu cầu ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, nợ chung và nuôi con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.

  • Ly hôn đơn phương

Vợ hoặc chồng đơn phương khởi kiện yêu cầu ly hôn mà hòa giải đoàn tụ không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ chứng minh việc vợ hoặc chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho đời sống chung không thể kéo dài, hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, mục đích của hôn nhân không đạt được hoặc trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích.

  1. Chứng cứ và chứng minh

Việc áp dụng các quy định về chứng cứ và chứng minh trong vụ án ly hôn được quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự. Cụ thể:

  • Nghĩa vụ chứng minh:
  • Đương sự (người nộp đơn yêu cầu đơn phương ly hôn) phải đưa ra chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.
  • Đương sự (người còn lại) phản đối yêu cầu của người khác đối với mình phải chứng minh sự phản đối đó là có căn cứ và phải đưa ra chứng cứ để chứng minh.
  1. Giải quyết các tài sản của vợ chồng khi ly hôn 
    • Nguyên tắc phân chia
  • Việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; trường hợp không thể tự thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa án phân chia;
  • Tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia đôi nhưng sẽ có tính đến các yếu tố sau đây:
  • Hoàn cảnh vợ hoặc chồng;
  • Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập khối tài sản chung. Lưu ý: Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập, trường hợp vợ hoặc chồng ở nhà nội trợ vẫn tính là lao động có thu nhập bình thường;
  • Bảo vệ lợi ích của mỗi bên nếu có sản xuất, kinh doanh tiếp tục và căn cứ vào nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
  • Ngoài ra, còn căn cứ vào lỗi của các bên trong việc vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
  • Tài sản chung của vợ chồng có thể chia bằng bằng hiện vật hoặc chia theo giá trị; bên nhận tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần được hưởng có nghĩa vụ thanh toán phần chênh lệch cho bên còn lại.
  • Đối với tài sản riêng của vợ, chồng thì không phân chia mà vẫn thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định chung.
    • Chia tài sản trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình
  • Trong trường hợp vợ, chồng sống chung với gia đình thì nếu ly hôn mà có thể xác định được giá trị phần tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình thì phần tài sản của vợ chồng được trích ra từ khối tài sản chung đó để chia theo quy định.
  • Trong trường hợp vợ, chồng chung sống với gia đình thì nếu ly hôn mà không xác định được giá trị phần tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình thì vợ hoặc chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình dựa trên công sức đóng góp vào việc tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản chung đó.
    • Quyền lưu cư của vợ hoặc chồng khi ly hôn

Nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng đã đưa vào sử dụng chung thì khi ly hôn vẫn thuộc sở hữu riêng của người đó; trường hợp vợ hoặc chồng có khó khăn về chỗ ở thì được quyền lưu cư trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày quan hệ hôn nhân chấm dứt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

  • Chia tài sản chung của vợ chồng đưa vào kinh doanh

Vợ hoặc chồng đang thực hiện hoạt động kinh doanh liên quan đến tài sản chung có quyền được nhận tài sản đó và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản mà họ được hưởng.

 

Li hôn là một thủ tục khá phức tạp, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích rõ rệt của các chủ thể tham gia. Trường hợp bạn đọc không nắm chắc được quy định của pháp luật cũng như quy trình thực hiện, nên nhờ Luật sư tư vấn để có hiệu quả tốt nhất.

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

KHÁCH HÀNG TIÊU BIỂU

 
  • Client 10
  • Client 9
  • Client 8
  • Client 7
  • Client 6
  • Client 5
  • Client 4
  • Client 3
  • Client 2
  • Client 1

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

 

Để lại địa chỉ email của bạn để nhận những tin tức cập nhật về luật mới nhất

Đóng

  ĐẶT HẸN TƯ VẤN

NVCS

© Copyright 2013 by NGUYEN VA CONG SU | All rights reserved.

BCT
  GỌI NGAY 09.16.30.36.56