Mục lục
Nhãn hiệu có tính mô tả là gì?
Nhãn hiệu có tính mô tả được hiểu là nhãn hiệu không có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu đó là dấu hiệu thuộc một trong các trường hợp sau đây:- Nhãn hiệu chỉ thời gian, địa điểm, chủng loại, số lượng, chất lượng, phương pháp sản xuất, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mang tính mô tả hàng hoá hay dịch vụ, trừ các trường hợp dấu hiệu đó đã đạt được khả năng phân biệt thông qua quá trình sử dụng trước khi thời điểm nộp đơn đăng ký nhãn hiệu;
- Dấu hiệu mô tả hình thức, lĩnh vực kinh doanh của chủ thể kinh doanh.
- Một từ hoặc một tập hợp từ mang nội dung mô tả chính hàng hoá/dịch vụ mang nhãn hiệu như dấu hiệu chỉ dẫn về thời gian, địa điểm, nguồn gốc địa lý (trừ trường hợp nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của hàng hoá hoặc nhãn hiệu tập thể, ví dụ: Đào Nhật Tân, Xoài cát Hòa Lộc,…), phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất (trừ trường hợp nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của hàng hoá, dịch vụ, ví dụ: Hàng Việt Nam chất lượng cao, nhãn hiệu chứng nhận rau Đà Lạt,…), công dụng, thành phần, giá trị của hàng hoá, dịch vụ;
- Một từ hoặc một tập hợp từ có ý nghĩa mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh của chủ nhãn hiệu;
* Trường hợp ngoại lệ – nhãn hiệu mang tính mô tả nhưng vẫn được bảo hộ:
Mặc dù đã quy định rõ tại Điều 74 Luật sở hữu trí tuệ về các trường hợp bị coi là không có tính phân biệt, nhưng nhãn hiệu mang tính mô tả vẫn có thể được bảo hộ nếu “dấu hiệu đó đã đạt được khả năng phân biệt thông qua quá trình sử dụng trước thời điểm nộp đơn đăng ký nhãn hiệu” nhờ sự đầu tư tiếp thị và truyền thông của doanh nghiệp. Để được áp dụng ngoại lệ này, người nộp đơn phải cung cấp hai loại bằng chứng:- Bằng chứng về việc sử dụng một cách rộng rãi nhãn hiệu đó (thời gian bắt đầu sử dụng, phạm vi, mức độ sử dụng hiện nay…, trong đó nhãn hiệu chỉ được coi là “được sử dụng” khi việc sử dụng đó được tiến hành trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại, quảng cáo, tiếp thị hợp pháp)
- Bằng chứng về khả năng phân biệt của nhãn hiệu đối với hàng hoá, dịch vụ liên quan của chủ nhãn hiệu. Trong trường hợp này, nhãn hiệu đó chỉ được thừa nhận là có khả năng phân biệt khi được thể hiện ở dạng đúng như dạng mà nó được sử dụng liên tục và phổ biến trong thực tế.
- Hình vẽ, hình ảnh mang tính mô tả chính hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu; địa điểm, phương pháp sản xuất, nguồn gốc địa lý, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.