Thư viện pháp luật
NHÃN HIỆU ĐĂNG KÝ BỊ TỪ CHỐI DO TRÙNG LẶP GÂY HIỀU NHẦM
LÍ DO NHÃN HIỆU ĐĂNG KÝ NHƯNG LẠI BỊ TỪ CHỐI CẤP VĂN BẰNG VÌ TRÙNG, TƯƠNG TỰ GÂY NHẦM LẪN   Đăng ký nhãn hiệu là một thủ tục nhằm xác lập quyền sở hữu trí tuệ của cá nhân, tổ chức đối với nhãn hiệu của mình.

Mục đích của việc đăng ký nhãn hiệu:

  • Ngăn chặn, cấm đối thủ cạnh tranh sao chép lại nhãn hiệu của mình để sử dụng làm mẫu nhãn bao bì sản phẩm/dịch vụ, hoặc sử dụng để đăng ký tại Cục SHTT.
  • Giúp người tiêu dùng nhận diện được thương hiệu của chủ sở hữu nhãn hiệu do các chủ thể đó cung cấp;
  • Đem lại lợi nhuận cho chủ sở hữu khi cho phép cá nhân, tổ chức khác sử dụng nhãn hiệu (li xăng hoặc chuyển nhượng).
Hàng năm, Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam (Cục SHTT) nhận được khoảng 40.000 – 50.000 đăng ký nhãn hiệu từ các chủ đơn trong và ngoài nước. Tuy nhiên, không phải tất cả các đơn đăng ký nhãn hiệu đều được Cục SHTT đương nhiên chấp nhận bảo hộ. Một trong những lý do phổ biến nhất được Cục SHTT đưa ra để từ chối bảo hộ nhãn hiệu là thành phần dấu hiệu trong nhãn hiệu bị trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu có trước, đã được đăng ký trước ngày mà chủ đơn thực hiện việc đăng ký tại Cục SHTT (sau đây gọi là đối chứng). Nhãn hiệu đối chứng có thể được hiểu là các nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ hoặc được thừa nhận bảo hộ tại Việt Nam (kể cả nhãn hiệu nổi tiếng); hoặc các đơn đăng ký nhãn hiệu đã nộp sớm hơn hoặc có ngày ưu tiên sớm hơn; hoặc các đơn đăng ký nhãn hiệu đã hết hiệu lực nhưng chưa quá năm năm (trừ trường hợp bị chấm dứt hiệu lực vì không sử dụng theo quy định của Luật SHTT).
  1. DẤU HIỆU TRÙNG VỚI NHÃN HIỆU ĐỐI CHỨNG

  • Dấu hiệu trùng với nhãn hiệu đối chứng: dấu hiệu bị coi là trùng với nhãn hiệu đối chứng nếu dấu hiệu đó giống hệtnhãn hiệu đối chứng về cả cấu trúc, nội dung, ý nghĩa và hình thức thể hiện và cùng đăng ký cho các sản hàng hóa/dịch vụ trùng. (Theo Điểm b Khoản 39.8 Điều 39 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN)
  • Cục SHTT sẽ nêu rõ lý do từ chối, đối chứng cụ thể tại Dự định từ chối sau khi có kết quả thẩm định nội dung.
Ví dụ: Nhãn hiệu “NVCS” đã được Công ty TNHH Luật Quốc tế Nguyễn và cộng sự, nộp đơn vào ngày 24/08/2016 để đăng ký bảo hộ cho nhóm 35: Dịch vụ kế toán; dịch vụ hỗ trợ quản lý kinh doanh và nhóm 45: Dịch vụ pháp lý, và được Cục SHTT cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu ngày 02/07/2019 với số bằng “323356”. Nếu sau ngày 24/08/2016 mà một chủ thể khác nộp đơn để đăng ký một nhãn hiệu “NVCS” thì sẽ bị từ chối do trùng với nhãn hiệu đối chứng của Công ty TNHH Luật Quốc tế Nguyễn và cộng sự đã đăng ký trước đó.  
  1. DẤU HIỆU TƯƠNG TỰ ĐẾN MỨC GÂY NHẦM LẪN

  • Dấu hiệu bị coi là tương tự đến mức gây nhầm lẫnvới nhãn hiệu đối chứng khi và chỉ khi đáp ứng đủ hai điều kiện sau:
    • Thứ nhất, dấu hiệu đó gần giống với nhãn hiệu đối chứng về mặt: cấu trúchoặc/và nội dung hoặc/và cách phát âm hoặc/và ý nghĩa hoặc/và hình thức thể hiện; đồng thời sản phẩm, dịch vụ phải tương tự sản phẩm, dịch vụ đối chứng.
    • Thứ hai, dấu hiệu phải gần giống đến mứclàm cho người tiêu dùng lầm tưởng rằng hai đối tượng đó là một hoặc đối tượng này là biến thể của đối tượng kia hoặc hai đối tượng đó có cùng một nguồn gốc (Theo Điểm c, Khoản 39.8 Thông tư 01/2007/TT-CP, sửa đổi bổ sung 2016)
Đối với nhãn hiệu nổi tiếng (Nhãn hiệu có uy tín, được sử dụng rộng rãi, lâu dài, được người tiêu dùng biết đến trên toàn lãnh thổ Việt Nam và đáp ứng đủ các tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ) quy định có phần đặc biệt hơn, theo đó dấu hiệu là bản phiên âm hoặc dịch nghĩa từ nhãn hiệu nổi tiếng vẫn có thể được xem là dấu hiệu tương tự.
  • Một vài ví dụ sau đây sẽ giúp làm rõ hơn về dấu hiệu tương tự đến mức gây nhầm lẫn:
    • Tương tự về mặt cấu trúc

  • “SUPER MAXILITE”, sau đó công ty NPVN đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm sơn “SUPER MAXILITEX”.
  • Có thể nhận thấy giữa hai nhãn hiệu có sự tương tự về cấu trúc, các chữ cái được sắp xếp theo đúng thứ tự, điểm khác nhau giữa hai nhãn hiệu là chữ “X”. Vì vậy nhãn hiệu “SUPER MAXILITEX” có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.
    • Tương tự về mặt phát âm

Hai nhãn hiệu: “cotex” và “kotex” cùng đăng ký cho sản phẩm “băng vệ sinh”. Nhận thấy hai nhãn hiệu có cách viết khác nhau nhưng phát âm giống nhau nên có thể được xem là tương tự về phát âm làm cho người tiêu dùng nhẫm lẫn.
  • Tương tự về ý nghĩa

  • Hai nhãn hiệu: “The Sun” và “Ông mặt trời” đều đăng kí cho sản phẩm “bánh mỳ” thì bị xem là tương tự gây nhầm lẫn vì giống nhau về mặt ý nghĩa. “The Sun” đã được cấp văn bằng bảo hộ vào 2018 còn “Ông mặt trời” đăng kí sau và đã bị từ chối cấp văn bằng vào năm 2019.
    • Tương tự về hình thức thể hiện

  Nhãn hiệu “ARAVINA” đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền nhãn hiệu cho sản phẩm “cà phê” thuộc nhóm 30 vào năm 2014, sau đó nhãn hiệu “Hưng Thủy coffee” được công ty X nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm “cà phê” thuộc nhóm 30. Nhận thấy hai nhãn hiệu trên tuy có phần chữ khác nhau nhưng phần hình có sự tương tự về hình thức thể hiện. Phần hình cùng là hình ảnh một người đàn ông đang đội nón, trên tay cần một nhánh cây, trước mặt là rất nhiều hạt cà phê. Phần hình kết hợp phần chữ trên nền màu tối. Nhãn hiệu “ARAVINA” có thể gây nhẫm lẫn với nhãn hiệu “Hưng Thủy coffee” do tượng tự về hình thức thể hiện.   Trên đây là những ví dụ mang tính chất minh họa để giúp bạn đọc có góc nhìn tổng quan về dấu hiệu trùng, tương tự gây nhẫm lẫn. Và việc nhãn hiệu có tương tự gây nhẫm lẫn hay không và có chấp nhận bảo hộ nhãn hiệu hay không còn tùy thuộc vào ý chí của thẩm định viên, quyết định của cơ nhà nước có thẩm quyền. Bạn đọc đang muốn đăng ký thành công một nhãn hiệu cho chính mình, bạn đang gặp khó khăn về việc hoàn thành hồ sơ và lo lắng liệu rằng sau khi nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu thì có được bảo hộ hay không. Để giúp cho hồ sơ đăng ký nhãn hiệu của bạn có tỉ lệ thành công cao hơn, hãy liên hệ với những tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp để được tư vấn và đưa ra giải pháp cho những khó khăn mà hồ sơ đăng ký nhãn hiệu của bạn mắc phải
BẠN NÊN XEM THÊM

LIÊN HỆ

Hotline: 0916.303.656 (Gọi​ ngay đ​ể​ đ​ư​ợc​ tư​ vấ​n miễn​ phí)

Email: luatsu@nvcs.vn 

Website: https://nvcs.vn/

0916.303.656

 
KHÁCH HÀNG TIÊU BIỂU
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Để lại địa chỉ email của bạn để nhận những tin tức cập nhật về luật mới nhất

Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay cho chúng tôi