Những vấn đề cần biết về Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
Những vấn đề cần biết về Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
- Văn bằng bảo hộ là gì?
Theo định nghĩa tại điều 2 của luật sở hữu trí tuệ năm 2019 : “
Văn bằng bảo hộ là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức hay cá nhân xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý; quyền đối với giống cây trồng”.
Nội dung của văn bằng bảo hộ sẽ bao gồm:
- Ghi nhận chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu (chủ văn bằng bảo hộ);
- Tác giả kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, sáng chế
- Phạm vi, đối tượng và thời hạn bảo hộ của văn bằng.
- Các tổ chức và cá nhân có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ, tính đặc thù của các sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó, tính chất đặc thù về điều kiện địa lý mang chỉ dẫn địa lý.
- Các loại văn bằng bảo hộ
Theo quy định tại Điều 92 của luật sở hữu trí tuệ thì văn bằng bảo hộ bao gồm:
- Bằng độc quyền sáng chế.
- Bằng độc quyền giải pháp hữu ích.
- Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp.
- Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn.
- Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
- Giấy chứng nhận đăng ký về chỉ dẫn địa lý.
- Hiệu lực của văn bằng bảo hộ
Văn bằng bảo hộ sẽ có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Hiệu lực của văn bằng bảo hộ được trình bày cụ thể tại như sau:
- Văn bằng độc quyền sáng chế sẽ có hiệu lực 20 năm kể từ ngày nộp đơn và không được gia hạn.
- Văn bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp sẽ có hiệu lực 5 năm tính từ ngày nộp đơn và có thể gia hạn 2 lần liên tiếp, mỗi lần 5 năm.
- Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn có hiệu lực Từ ngày cấp và chấm dứt vào ngày sớm nhất trong số những ngày sau đây
- Thời hạn 10 năm kể từ ngày nộp đơn.
- Kéo dài 10 năm kể từ ngày thiết kế bố trí được người có quyền đăng ký hoặc người được cho phép khai thác thương mại lần đầu tiên tại bất kỳ đâu.
- Thời hạn 15 năm kể từ ngày tạo ra thiết kế bố trí.
- Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sẽ có hiệu lực 10 năm kể từ ngày nộp đơn.
- Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý có hiệu lực vô thời hạn kể từ ngày cập.
Duy trì và gia hạn văn bằng bảo hộ:
- Để duy trì văn bằng độc quyền sáng chế, văn bằng độc quyền giải pháp hữu ích thì chủ Văn bằng bảo hộ phải nộp Tờ khai theo mẫu 02-GH/DTVB, giấy ủy quyền theo quy định (trong trường hợp yêu cầu nộp thông qua đại diện) vad đóng các phí về việc duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ trong vòng sáu tháng tính đến ngày kết thúc kỳ hạn hiệu lực.
- Để gia hạn văn bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp hay giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu, trong vòng sáu tháng tính đến ngày văn bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hết hiệu lực, chủ Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu phải nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ đơn yêu cầu gia hạn và phí thẩm định yêu cầu gia hạn, lệ phí gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ, phí sử dụng văn bằng bảo hộ, phí đăng bạ và phí công bố quyết định gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ.
Mức lệ phí duy trì hoặc gia hạn hiệu lực các loại văn bằng bảo hộ và các khoản phí, lệ phí khác được quy định tại Thông tư 263/2016/TT-BTC.
Lưu ý: Thủ tục duy trì hay gia hạn văn bằng có thể được thực hiện muộn hơn thời hạn quy định trên đây, nhưng không được vượt quá 06 tháng kể từ ngày kết thúc kỳ hạn hiệu lực (đối với thủ tục duy trì); không được quá 06 tháng kể từ ngày Văn bằng bảo hộ hết hiệu lực (đối với thủ tục gia hạn) và chủ văn bằng bảo hộ phải nộp thêm 10% lệ phí duy trì hiệu lực muộn cho mỗi tháng nộp muộn.