Thư viện pháp luật
QUY ĐỊNH  VỀ ĐÓNG TIỀN KINH PHÍ CÔNG ĐOÀN VÀ ĐOÀN PHÍ
 
  1. Kinh phí công đoàn.

    • Kinh phí công đoàn là gì?
Kinh phí công đoàn là nguồn tài trợ cho hoạt động đoàn ở các cấp. Do người sử dụng lao động đóng theo quy định của pháp luật.
  • Đối tượng đóng phí.

  • Cơ quan nhà nước đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.
  • Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, nghề nghiệp.
  • Tổ chức đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập
  • Doanh nghiệp đơn vị thuộc các thành phần kinh tế thành lập, hoạt động theo luật Doanh nghiệp hay luật đầu tư.
  • Liên hiệp hợp tác xã thành lập, hợp tác xã,hoạt động theo Luật hợp tác xã.
  • Cơ quan, tổ chức nước ngoài, quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có liên quan đến công đoàn, văn phòng điều hành nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh ở Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam.
  • Các tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Luật công Đoàn và Điều 4 Nghị định 191/2013/NĐ-CP Lưu ý: không phân biệt cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó đã có hay chưa có công đoàn cơ sở.
  • Mức đóng.

Kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng bằng 2% quỹ tiền lương của người lao động. Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 191/2013/NĐ-CP
  • Phương thức đóng

    .
  • Đóng theo tháng, mỗi tháng một lần cùng lúc với đóng BHXH bắt buộc cho người lao động;
  • Tổ chức, doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp: Đóng theo tháng hoặc theo quý một lần cùng với thời điểm đóng BHXH bắt buộc cho người lao động;
  • Doanh nghiệp cập nhật thông tin của mình gửi lên Liên Đoàn lao động cấp huyện nơi đơn vị đặt trụ sơ. Sau khi thông tin được cập nhật, hàng tháng Doanh nghiệp chuyển khoản vào số tài khoản ngân hàng của Tổng Liên Đoàn lao động Việt Nam
  Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 191/2013/NĐ-CP

 

  • Các trường hợp phạt vi phạm hành chính.

  • Phạt tiền từ 12% đến dưới 15% tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn nhưng tối đa không qua 75 triệu đồng đối với người sử dụng lao động trong các trường hợp sau:
+  Chậm đóng kinh phí công đoàn. +  Đóng kinh phí công đoàn không đúng mức đã quy định. +  Đóng kinh phí công đoàn không đủ số lượng người thuộc đối tượng phải đóng.
  • Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% trong tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính và tối đa không quá 75 triệu đồng đối với người sử dụng lao động không đóng kinh phí công đoàn cho toàn bộ người lao động thuộc đối tượng phải đóng.
  • Chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày có quyết định xử phạt, người sử dụng lao động phải nộp toàn bộ số tiền chậm đóng, đóng chưa đủ hoặc chưa đóng và tiền lãi.
Theo Điều 37 của Nghị định 28/2020/NĐ-CP
  1. Đoàn phí công đoàn.

    • Đoàn phí công đoàn là gì?
  • Đoàn phí công đoàn là khoản tiền mà người lao động đóng cho tổ chức công đoàn mà mình tham gia.
    • Đối tượng đóng.
  • Những người lao động tham gia tổ chức công đoàn. Trường hợp công ty không có Công đoàn cơ sở hoặc công ty có công đoàn cơ sở nhưng người lao động không tham gia để trở thành đoàn viên thì không phải đóng đoàn phí.
    • Mức đóng.
  • Đóng 1% tiền lương làm căn cứ đóng BHXH nhưng mức đóng đoàn phí hằng tháng tối đa chỉ bằng 10% mức lương cơ sở.
Lưu ý: + Từ 01/07/2019,hạn mức lương cơ sở sẽ tăng lên 1,49 triệu đồng/tháng; do đó, mức đoàn phí tối đa là 149.000 đồng. + Từ 01/07/2020, mức lương cơ sở sẽ tăng lên 1,60 triệu đồng/tháng; do đó, mức đoàn phí tối đa là 160.000 đồng.  
  • Phương thức đóng.
  • Đoàn phí do đoàn viên đóng hàng tháng trực tiếp cho tổ công đoàn, công đoàn bộ phận, công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn.
  • Người sử dụng lao động trích từ tiền lương hàng tháng của người lao động để chuyển sau khi có thỏa thuận từ các đoàn viên công đoàn.
Theo quy định tại điều I.1 hướng dẫn số  258/HD-TLĐ về việc đóng đoàn phí công đoàn.
  • Xử lý hành vi vi phạm.
  • Không đóng đóng phí công đoàn liên tục 06 tháng mà không có lý do chính đáng sẽ bị kỷ luật.
  1. Quy định mức phân bổ kinh phí công đoàn và đoàn phí

    • Quy định trích nộp kinh phí công đoàn
Doanh nghiệp 100% trên tổng số tiền phải nộp kinh phí Công đoàn vào tài khoản Tổng Liên Đoàn lao động Việt Nam. + Trường hợp doanh nghiệp có thành lập Công đoàn cơ sở thì Tổng Liên Đoàn sẽ tự trích 70% (tăng 1% so với năm 2019) trên tổng số thu kinh phí công đoàn và chuyển vào tài khoản Công Đoàn cơ sở của Doanh nghiệp – tài khoản đã đăng ký thông tin tại Liên Đoàn lao động Quận để phục vụ cho các hoạt động chăm lo đời sống cho người lao động. + Trường hợp lao động không thành lập Công Đoàn cơ sở thì vẫn được sử dụng 70% trên tổng số thu kinh phí công đoàn nhưng phải lập hồ sơ yêu cầu Liên Đoàn lao động Quận cấp kinh phí để sử dụng vào cuối năm.
  • Còn lại 30% tổng số thu kinh phí công đoàn phải nộp công đoàn cấp trên.
 
  • Quy định trích nộp đoàn phí
  • Doanh nghiệp tự giữ lại 60% tổng số thu đoàn phí công đoàn do công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp sử dụng;
  • 40% tổng số thu đoàn phí nộp công đoàn cấp trên
BẠN NÊN XEM THÊM

LIÊN HỆ

Hotline: 0916.303.656 (Gọi​ ngay đ​ể​ đ​ư​ợc​ tư​ vấ​n miễn​ phí)

Email: luatsu@nvcs.vn 

Website: https://nvcs.vn/

 https://www.linkedin.com/company/nvcs-firm/

KHÁCH HÀNG TIÊU BIỂU
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Để lại địa chỉ email của bạn để nhận những tin tức cập nhật về luật mới nhất

Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay cho chúng tôi