LẠI CÂU CHUYỆN CŨ CỦA VẤN ĐỀ “TÀI SẢN SỞ HỮU TRÍ TUỆ CỦA DOANH NGHIỆP”
Theo một nghiên cứu mới của Tổ chức Sở hữu thế giới (WIPO) thì giá trị “vốn vô hình” trong chuỗi giá trị toàn cầu chiếm 1/3 giá trị sản phẩm chế tạo được bán ra trên toàn thế giới thông qua việc
bảo hộ sở hữu trí tuệ, thương hiệu, công nghệ và thiết kế.
Cũng theo WIPO, tài sản vô hình ngày càng quyết định vận mệnh của các công ty. Loại tài sản này ẩn chứa đằng sau hình thức, cảm giác, tính năng và sức hấp dẫn nói chung của các sản phẩm và quyết định sự thành công của sản phẩm đó trên thị trường. Trong khi đó, tài sản trí tuệ của công ty là công cụ đảm bảo lợi ích cạnh tranh từ loại vốn vô hình này.
Việc bảo vệ
quyền sở hữu trí tuệ là vô cùng cần thiết và cấp bách bởi giá trị tài sản sở hữu trí tuệ ngày càng có giá trị và là chìa khóa để phát triển doanh nghiệp trong kỷ nguyên Cách mạng công nghiệp 4.0. Chính vì tầm quan trọng đó mà từ năm 2018 đến nay Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ, Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cũng đã tổ chức rất nhiều Hội thảo, các khóa đào tạo và cuộc thi về sở hữu trí tuệ và khai thác tài sản sở hữu trí tuệ.
Các nhà
đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam thì vấn đề đầu tiên họ quan tâm đó là đăng ký bảo hộ các tài sản sở hữu trí tuệ của họ. Họ sẽ thông qua những tổ chức đại diện SHCN, Công ty Luật hay Văn phòng Luật sư để tư vấn và đăng ký bảo hộ các tài sản đó theo pháp luật Việt Nam, trước cả khi thành lập Công ty hay Văn phòng đại diện. Trong khi đó, ở Việt Nam, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là các doanh nghiệp startup vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ và khai thác tài sản sở hữu trí tuệ. Nếu có, thì cũng chỉ là hiểu biết ở tầng nổi chứ chưa hiểu một cách đầy đủ, sâu và rộng về quyền lợi và nghĩa vụ của mình đối với những tài sản đó.
Theo một số Tổ chức đại diện SHCN, rất nhiều doanh nghiệp trong nước khi tìm đến họ để được hỗ trợ trong vấn đề xác lập quyền SHCN thì rơi vào tình trạng các
đối tượng sở hữu trí tuệ (chủ yếu là nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp) đã bị chủ đơn khác đăng ký. Có những trường hợp, đầu năm doanh nghiệp gửi nhãn hiệu đến để được tư vấn đăng ký xác lập quyền, cuối năm mới liên hệ lại để tiến hành các thủ tục nhưng trong khoảng thời gian doanh nghiệp lo đầu tư và phát triển cho thương hiệu của mình thì một đơn vị khác đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với một nhãn hiệu khác trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu của doanh nghiệp mình. Lúc này, thì doanh nghiệp chỉ biết đứng nhìn chứ còn làm sao được nữa. Nếu tiếp tục sử dụng nhãn hiệu mà họ đã gây dựng lâu nay thì lại bị vi phạm với đơn vị bên kia. Bỏ đi để gây dựng và phát triển một nhãn hiệu mới thì lại phải làm lại tất cả và liệu có được như cái cũ nếu như cái cũ đã có chỗ đứng và đông đảo người tiêu dùng biết đến.
Trong chương trình “Shark Tank Việt Nam” nếu bạn có chú ý, bạn sẽ thấy các Shark hầu như đều hỏi các Startup về các tài sản sở hữu trí tuệ mà họ đang sở hữu. Khi họ đầu tư cho bạn là vì họ thấy
tài sản sở hữu trí tuệ mà bạn đang sở hữu và tiềm năng của tài sản sở hữu trí tuệ đó có thể khai thác trong tương lai như thế nào. Đó mới là yếu tố quyết định, còn những cái khác chỉ là yếu tố phụ.
Ngày 30/09/2019 Việt Nam đã trao Văn kiện gia nhập Thỏa ước La-hay về đăng ký quốc tế Kiểu dáng công nghiệp (theo Văn kiện Geneva 1999) cho Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) tại Thụy Sỹ. Thỏa ước này sẽ có hiệu lực với Việt Nam từ ngày 31/12/2019.
Việc gia nhập Thỏa ước La-hay sẽ giúp các
doanh nghiệp Việt Nam dễ dàng đăng ký và bảo hộ Kiểu dáng công nghiệp ở gần 70 nước cũng như các doanh nghiệp nước ngoài dễ dàng đăng ký và bảo hộ Kiểu dáng công nghiệp ở Việt Nam.
Trong kỷ nguyên mới, hi vọng các doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt là các doanh nghiệp starup, doanh nghiệp vừa và nhỏ biết bảo vệ và khai thác một cách có hiệu quả các tài sản SHTT mà mình sở hữu để nâng cao khả năng cạnh tranh, thu hút nguồn vốn đầu tư và phát triển bền vững.
Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu, Đăng ký sở hữu trí tuệ tại công ty Luật Nguyễn Và Cộng Sự
Quý doanh nghiệp đang lo lắng gì về quyền sở hữu công nghiệp khi mở rộng thị trường sản phẩm, dịch vụ của mình ra thế giới. Hay đang lo lắng làm cách nào để đăng ký nhãn hiệu độc quyền quốc tế từ Việt Nam ?
hãy đến với dịch vụ đăng ký thương hiệu Việt Nam và đăng ký thương hiệu quốc tế tại công ty Luật NVCS của chúng tôi.
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ NGUYỄN VÀ CỘNG SỰ (NVCS), một công ty có chức năng đại diện sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xác lập quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam và quốc tế.
Với đội ngủ hơn 60 nhân sự bao gồm:
Luật sư, chuyên viên pháp lý, được đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ sở hữu trí tuệ sẽ giúp quý khách tư vấn, tra cứu,đăng ký xác lập quyền nhãn hiệu quốc tế, ước tính lệ phí cho quý khách khi tiến hành đăng ký nhãn hiệu độc quyền quốc tế tại Việt Nam.
Mọi thắc mắc hay cần tư vấn thêm quý khách xin liên hệ với chúng tôi theo thông tin:
Hotline: 0916 303 656 (
Gọi ngay cho Ls để được tư vấn miễn phí)
Email: Luatsu@nvcs.vn (
Chỉ cần
CLICK vào Email và để lại thông tin cá nhân, quý khách sẽ hoàn thành tòan bộ thủ tục pháp lý thành lập công ty trong vòng 3 ngày)